Từ sức khỏe NSND Anh Tú, cảnh báo về những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
GiaidnhNet - Thông tin NSND Anh Tú – Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam bị biến chứng tiểu đường gây mờ mắt, gầy mòn, nguy kịch khiến nhiều người lo lắng. Ngoài gây suy giảm thị lực, hao kiệt sức khỏe, tiểu đường còn gây những biến chứng gì?

Điều trị cho bệnh nhân biến chứng bàn chân tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: Q.An
Biến chứng về mắt rất dễ gặp với người tiểu đường
Theo thông tin từ nghệ sĩ Trương Nhuận - nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSND Anh Tú hiện đã bị tiểu đường biến chứng, khiến mắt anh gần như mờ, không nhận ra ai. “Phải cúi rất gần, nghe giọng nói anh mới nhận ra. Lúc tôi đến thăm (NSND Anh Tú - PV), anh còn nói được, cúi gần còn nhận ra tôi. Bây giờ, mọi người vào, anh gần như không nói, không nhận ra nữa”, nghệ sĩ Trương Nhuận cho biết.
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào.
Điều đáng nói là bệnh phát triển khá “thầm lặng” với những dấu hiệu tương đồng nhiều bệnh khác, khiến người mắc phải đôi khi rất khó nhận ra. Các bác sĩ cho biết, với một người đi khám phát hiện mắc tiểu đường, họ đã tăng đường huyết từ 5-7 năm trước mà không hề biết.
Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, bệnh nhân có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, uống rượu nhiều, tập luyện quá sức... Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi, choáng váng, đánh trống ngực.
Nếu hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình có thể chỉ cần cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp hay uống một cốc nước đường và nằm nghỉ ngơi, khi tỉnh táo lại thì cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Nhưng nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng, cần nhanh chóng đưa họ đi cấp cứu. Trường hợp tăng đường huyết quá cao, bệnh nhân có thể hôn mê.
Biến chứng về mắt như trường hợp NSND Anh Tú là một trong số những biến chứng mãn tính thường gặp của bệnh tiểu đường. Theo đó, người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn. Nguyên nhân là lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, 90% người tiểu đường sẽ có biến chứng võng mạc sau 10-15 năm mắc bệnh. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào - Phó Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, ở giai đoạn không tăng sinh, dù võng mạc đã có tình trạng xuất tiết, xuất huyết nhưng người bệnh chưa nhận thấy triệu chứng mà chỉ có các biểu hiện dễ nhầm lẫn với tật khúc xạ như nhìn mờ, khó quan sát vào buổi tối… thường bị bỏ qua. Khi không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh dễ chuyển sang giai đoạn tăng sinh. Lúc này, võng mạc bị tổn thương nặng với các dấu hiệu rõ rệt như ruồi bay, nhìn sai màu, thấy nhiều đốm đen trước mắt… hay đột ngột mất thị lực.
Nhiều biến chứng đáng sợ
Bệnh viện Nội tiết Trung ương và các cơ sở điều trị bệnh tiểu đường thường xuyên tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân có biến chứng mãn tính tiểu đường. Tại khoa Chăm sóc bàn chân của viện có hàng chục bệnh nhân, rất nhiều người bị biến chứng bàn chân – một trong số những biến chứng gặp nhiều nhất ở người tiểu đường.
Tại một hội thảo do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, GS David Campbel, Đại học Havard (Mỹ) cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,6 triệu ca tử vong do tiểu đường, 2/3 trong số này phải cắt cụt chi với chi phí điều trị rất lớn. Đó là do đặc điểm về giải phẫu và sinh lý nên với người bị tiểu đường, chi dưới dễ bị tổn thương hơn. Tổn thương thần kinh, vi mạch ở chi dưới dẫn đến rối loạn cảm giác, ngứa, tê bì, giảm cảm giác đau hay nóng, lạnh vì vậy mà bệnh nhân không phát hiện ra mình bị thương. Chỉ một vết thương nhỏ cũng dẫn đến loét, lâu lành và hoại tử, dễ bị nhiễm khuẩn và dẫn đến nguy cơ cắt cụt nếu không chăm sóc và điều trị đúng. Theo GS David Campbel, rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đã phải cắt cụt chi dưới gối để bảo toàn tính mạng.
Bệnh nhân N.H.C (41 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) có thâm niên mắc tiểu đường 17 năm nhưng trong quá trình điều trị lại không uống thuốc đều đặn và thường tự mua thuốc điều trị tại nhà. Cách đây không lâu, trên chân của anh mọc một vài mụn nước ở ngón chân cái. Anh C nghĩ do nóng hoặc ảnh hưởng của bệnh thận nên bị vậy chứ không mảy may nghĩ là biến chứng của bệnh tiểu đường.
Sau đó 2-3 ngày, mụn nước vỡ ra, ngón chân cái anh C sưng nề, chuyển sang màu đen bầm như tụ máu kèm theo sốt. Ngay ngày hôm sau, anh nhập viện Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong tình trạng tấy đỏ toàn bộ bàn chân phải, loét hoại tử nghiêm trọng. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hoại tử bàn chân do đái tháo đường túyp 1, biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự động.
Các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Chăm sóc bàn chân (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) đã tiến hành cắt lọc phần thịt hoại tử, tháo bỏ ngón cái bàn chân phải của bệnh nhân C.
Được biết, ngoài các vết loét ở chân, bệnh nhân C cũng gặp nhiều biến chứng khác do căn bệnh đái tháo đường gây nên: Sụt cân nghiêm trọng từ 75kg xuống còn 49kg, người gầy yếu, mệt mỏi; biến chứng về thận và các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là do người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao - nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận (có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, phải chạy thận hoặc ghép thận).
Bệnh nhân tiểu đường có thể gặp biến chứng về chuyển hóa, rối loạn Lipid máu. Bệnh nhân còn có thể gặp tổn thương mạch máu lớn, tổn thương mạch máu nhỏ. Trong đó, các bệnh lý thần kinh thực vật, khiến bệnh nhân bị tổn thương thần kinh thực vật điều khiển huyết áp, chi phối hoạt động hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, với các biểu hiện như: Tụt huyết áp, ngất, đổ mồ hôi, nôn, buồn nôn, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện táo hoặc lỏng, lãnh cảm, rối loạn chức năng sinh dục…
Theo thống kê của Chương trình Phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó, khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh bệnh, mọi người cần tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn; đi khám sức khỏe thường xuyên, xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thận trọng với các biện pháp điều trị dân gian, truyền miệng để tránh những biến chứng không đáng có.
Quỳnh An

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 25 phút trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 2 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 3 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 3 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 3 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí
Y tế - 3 ngày trướcTrong 100 phụ nữ đến khám sàng lọc ung thư vú miễn phí 2 ngày đầu tuần này, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 10 ca nghi ngờ.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.