Tư thế Việt Nam đi qua đại dịch
GiadinhNet - Giữa đỉnh của đại dịch COVID-19 lần thứ nhất, tháng 4/2020, gia đình tôi về quê ở, để tự cách ly. Sáng sớm, đi ra đường lớn của xã, thấy biểu ngữ giăng ngang: "Không hoang mang và không chủ quan trước đại dịch COVID-19!". Quanh đấy, có dán những bản hướng dẫn của Trạm Y tế xã về cách tự phòng dịch cho mình và cộng đồng cùng với việc tuân thủ quy định của cơ quan chức năng. Loa truyền thanh xã vang vang phát đi những tin tức, thông tin chỉ dẫn rất chi tiết…
Chiều 7-4-2020, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao vật tư y tế của Chính phủ Việt Nam tặng Chính phủ và nhân dân các nước châu Âu: Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19. Số hàng trao tặng gồm 550 nghìn khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất Ảnh: TTXVN
Đại dịch COVID-19 đã gây nên những lo âu trĩu nặng cấp toàn cầu, chưa từng được chứng kiến, dễ dẫn con người rơi vào hai thái cực: Một là chủ quan, làm gì có thể đến mức ấy; hai là hoang mang, lo sợ như sắp phải đối diện với tận thế. Vậy mà, với một câu khẩu hiệu như thế của ngành Y tế chăng lên ở làng thôn, đã làm cho ta vững tin hơn là sẽ chiến thắng đại dịch, làm an lòng những ai còn đang lo âu thái quá mà tự đảo lộn thêm chính cuộc sống đang đảo lộn của mình…
"Không chủ quan và không hoang mang trước đại dịch" là tâm thế và tư thế chung của người Việt Nam. Dù trước đó, đã có những biểu hiện ở cả dạng chủ quan và hoang mang, hoảng loạn, nhưng đã nhanh chóng được vãn hồi.
Đại dịch ghê gớm này đã làm cho chúng ta có nhiều thay đổi, từ thói quen sinh hoạt, lối sống, vệ sinh, giữ gìn sức khỏe cho đến cách thức làm việc, học tập và cả những phong cách sống mới. Trong tai họa, thử thách, con người Việt Nam càng bản lĩnh để dựng nên một tư thế đẹp đẽ hơn!
***
Có được một tư thế của quốc gia đi qua đại dịch bình tĩnh và vững vàng là kết quả từ những kế hoạch, phương án, hành động rất cụ thể, tập trung, quyết liệt ứng phó của cả hệ thống chính trị và quản lý đất nước. Đó cũng là kết quả của tinh thần đoàn kết quốc gia, đoàn kết dân tộc mà chúng ta đã trải nghiệm… Nhiều nhà lãnh đạo nói đến việc bình tĩnh, tỉnh táo, bản lĩnh để nhìn vượt qua đại dịch mà thấy những cơ hội mới. Nhiều chính sách tài chính, ngân hàng, hỗ trợ kịp thời phát triển kinh tế, xã hội đã được ban hành. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đã có những quyết định chia sẻ, hỗ trợ thiết thực với đối tác để hạn chế thiệt hại. Các tập đoàn kinh tế, các nghệ sỹ, doanh nhân nhanh chóng đóng góp những khoản tiền lớn và kịp thời cho công cuộc chống dịch. Người dân nhanh chóng cầm điện thoại trên tay gửi đi tin nhắn ủng hộ cùng vô vàn những việc làm nghĩa cử, tương thân tương ái trong nỗi lo chung…
Ngay trong thời điểm căng thẳng nhất của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ nhất, ngày 3/4/2020, Tập đoàn Vingroup quyết định cấp tốc triển khai sản xuất máy thở các loại và máy đo thân nhiệt nhằm đáp ứng nhanh chóng cho cuộc chiến đấu chống lại đại dịch ở Việt Nam. Tổng giám đốc Vingroup cho biết: Tập đoàn sẽ chuyển nhanh cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời chống dịch. Tiếp theo, với công suất đã thiết kế, các nhà máy VinFast và VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập, 10.000 máy thở xâm nhập/tháng và hỗ trợ các nhà sản xuất trên thế giới gia công thiết bị, hoặc cung cấp một phần nhu cầu cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác.
Hình ảnh trong khu sản xuất máy thở của Vingroup được phóng viên các hãng thông tấn lớn trên thế giới đưa tin như AFP, Bloomberg và Reuters đưa tin, được truyền thông Mỹ, châu Âu, châu Á dẫn lại, đã tạo nên những cảm xúc rất tích cực trên toàn thế giới. Đây được xem là bước ngoặt công nghệ và là một hoạt động tiêu biểu của Việt Nam trong điều trị và phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Bệnh viện dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn được xây dựng cấp tốc ngay khi bắt đầu đợt bùng phát thứ 2 của dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. Với gần 4 ngày thi công, vượt 2,5 ngày so với dự kiến, 284 giường bệnh tại sàn thi đấu tầng 1 và có khả năng tăng tới 700 đến 1.000 giường bệnh đáp ứng nhu cầu nếu dịch bùng phát mạnh hơn. Dù là bệnh viện dã chiến, được thi công rất nhanh, nhưng bệnh viện này có phương án quản lý, vận hành mang tính chuyên môn cao, chuyên nghiệp, hiện đại, không thua kém các bệnh viện có điều kiện tốt nhất trên địa bàn thành phố, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng chống dịch.
Một lãnh đạo của Bộ Y tế cho biết: "Chúng tôi đã kiểm tra, giám sát và góp ý về các quy trình chuẩn bị của bệnh viện dã chiến này và rất hài lòng về chất lượng bệnh viện. Đây là một trong những bệnh viện dã chiến được lập với thời gian nhanh nhất. Việc xây dựng thực hiện trong tình hình dịch rất khó khăn, việc huy động nhân viên, công nhân, đặc biệt là vận chuyển các nguyên vật liệu, thiết bị để hoàn tất trong thời gian ngắn, nhưng Sun Group đã vào cuộc quyết liệt, hoàn thành đúng tiến độ".
Ngoài Tập đoàn Sun Group tài trợ phần xây dựng và các thiết bị cơ bản cho các buồng bệnh, còn có rất nhiều đơn vị khác cùng đóng góp để bệnh viện này trở thành "bệnh viện thông minh nhất". Có thể kể ra: Máy thở do Tập đoàn Vingroup tài trợ, Tập đoàn FPT thực hiện việc lắp đặt mạng wifi miễn phí, Tập đoàn Viettel phủ sóng 4G, Tập đoàn Ecopark tài trợ hệ thống xử lý nước thải y tế. Các loại máy tính, ga gối và cả suất ăn của bệnh viện cũng đã có các doanh nghiệp đăng ký tài trợ. Bệnh viện dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn đã làm nên một biểu tượng cho công cuộc đương đầu với đại dịch của Việt Nam.
Công cuộc phòng chống đại dịch của Việt Nam được thế giới ghi nhận và đánh giá rất cao. Người Việt Nam đã cảnh giác, đoàn kết và sáng tạo đi qua đại dịch. Và một điều quan trọng nữa, chúng ta nhận ra mình đã có nhiều tiềm năng và sức mạnh mới để vượt qua biến cố.
Sức mạnh quốc gia trong phòng, chống đại dịch bắt nguồn từ chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của hệ thống chính trị, huy động được sức mạnh tiềm ẩn trong nền kinh tế, đặc biệt là từ các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu. Bằng lòng yêu nước, tinh thần xả thân và trách nhiệm cộng đồng, các doanh nhân đã góp nên một nguồn lực mạnh mẽ trong chiến thắng đại dịch ở Việt Nam.
***
Là một nước đang phát triển, các chỉ số về y tế và ứng phó thảm họa y tế chưa đạt tới mức tiên tiến, nhưng chúng ta đã ứng phó tốt, năng lực đã vượt lên trên tình hình thực tế. Qua biến cố này, chúng ta tự tin hơn vào năng lực của y tế Việt Nam trong bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân.
Ngành Y tế đã căng sức và tỉnh táo để đưa ra những tham mưu chính xác cho chính quyền các cấp, từ Trung ương đến địa phương, bình tĩnh và tự tin chỉ đạo cuộc chiến đấu với đại dịch. Giữa bộn bề lo âu, giữa những căng thẳng dồn nén, đây chính là lực lượng cốt lõi nhất trong khối đoàn kết quốc gia, dẫn đường cho những quyết sách chính xác, vượt qua khó khăn, giảm thiểu thiệt hại, đưa công cuộc phòng, chống đại dịch lớn chưa có tiền lệ đi đến thành công.
Y tế Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc qua công cuộc chiến đấu với đại dịch COVID-19, đã tích hợp thêm được rất nhiều kinh nghiệm và những bài học quý giá để sẵn sàng đối phó với những thảm họa y tế mang tính chất toàn cầu trong thời đại ngày nay. Hình ảnh những cán bộ, những y bác sĩ, nhân viên y tế xả thân đến quên mình trong phòng, chống đại dịch đã trở nên đáng tin yêu và mến phục hơn bao giờ hết. Họ sẽ còn được nhân dân ghi nhớ mãi với tình yêu và lòng biết ơn chân thành, sâu sắc.
Nguyễn Thành Phong
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.