Từ trường hợp bé 6 tháng tuổi ngã tụ máu não khi tập đi bằng xe tròn, cha mẹ nên biết để con tránh gặp nguy hiểm
GiadinhNet – Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn khi tập đi. Sự việc đau lòng của bé trai 6 tháng tuổi ngã tụ máu não khi tập đi bằng xe tròn mới đây thêm lần nữa cảnh báo cha mẹ cần biết điều này nếu không muốn con gặp nguy hiểm.

Tai nạn đau lòng khi tập đi bằng xe tròn
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) mới đây tiếp nhận một trường hợp bé trai 6 tháng tuổi tới khám vì khối sưng vùng đầu. Theo chia sẻ của gia đình, trước đó bé được cho tập đi bằng xe tròn. Ngay buổi tập đi đầu tiên, bé trai đã bị ngã đập đầu xuống nền cứng. Bé đã được gia đình đưa vào viện khi thấy vùng thái dương chẩm trái có xuất hiện khối sưng khoảng 1 tuần sau tai nạn.
Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chụp cắt lớp vi tính sọ não, siêu âm phần mềm vùng sưng ở đầu cho bệnh nhi. Kết quả cho thấy hình ảnh ổ tụ máu ngoài màng cứng vùng thái dương chẩm trái.
Thực tế, không hiếm trường hợp trẻ tập đi với xe tròn đã gặp tai nạn. Ngay tại BVĐK tỉnh Phú Thọ trước đó từng tiếp nhận trường hợp bé gái bị lún sọ não. Bé gái khi đang ngồi xe tập đi bị tuột mối dây buộc lao xuống sân ở độ cao khoảng 1m. Ở các bệnh viện Nhi, các bác sĩ đã không ít lần gặp bệnh nhi vào viện chấn thương sọ não, gẫy xương, bỏng… vì xe tập đi. Thậm chí sau tai nạn đáng tiếc, có trường hợp dù may mắn qua nguy kịch vẫn để lại biến chứng như mất đi vận động, tri giác sống đời sống thực vật.

Ảnh minh họa
Đa phần cha mẹ thường nghĩ con sẽ đi nhanh hơn khi được dùng xe tròn tập đi. Tuy nhiên, theo BS Trương Hữu Khanh (BV Nhi đồng I TP HCM), dù vào thời điểm nào dùng xe tròn không hề giúp trẻ biết đi sớm hơn. Trẻ dễ bị hư chân vì khi ngồi trong xe tròn làm phụ huynh có thể bỏ mặc bé tự ngồi, tự đi mà không để mắt đến trẻ. Và tai nạn, cắm đầu xuống đất khi vấp là điều rất dễ xảy ra. Thậm chí việc di chuyển được mà không cần cố gắng sẽ càng khiến trẻ lười tập đi thực sự khi đến lúc.
Chuyên gia cho rằng, hệ xương của trẻ dưới 1 tuổi rất mềm yếu không thể nâng đỡ được phần trên của cơ thể. Việc trẻ đứng trong xe quá lâu có thể dẫn tới biến dạng xương, gây dị tật chân vòng kiềng. Đã có nghiên cứu cho thấy, tốc độ di chuyển của xe tập đi có thể lên đến 91cm/ giây. Với tốc độ này, trẻ mới chỉ 8 – 12 tháng tuổi hay mới tập đi sẽ khó kiểm soát được. Cha mẹ lại lơ là một chút, tai nạn ngoài ý muốn dễ xảy ra.
Trước những nguy cơ từ xe tròn tập đi, một số nước phát triển đã cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng. Như ở Hoa Kỳ từ lâu đã khuyến cáo không nên sử dụng xe tập đi dạng xe tròn và nếu có dùng thì dùng loại bé đi đằng sau. Ngay từ năm 2004, Canada đã cấm sử dụng xe tập đi. Người bán có thể bị phạt đến 100.000 dollar Canada và phạt tù tới 6 tháng.
Lợi bất cập hại khi để trẻ đi quá sớm
Một đứa trẻ biết đi sớm là điều mà rất nhiều cha mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, BS Lý Lan Hương – Khoa Nhi (BVĐK Hùng Vương) đã khuyến cáo rằng, việc cho trẻ tập đi không nên quá sớm. Trẻ tập đi cần theo độ tuổi phù hợp.
Quá trình phát triển sinh lý bình thường của trẻ thường 3 tháng tuổi giữ được cổ, tháng 5 - 6 có thể lật, trườn. Đến tháng thứ 8, trẻ làm chủ được khả năng ngồi, chuyển sang tư thế khác dễ dàng và tới 10 tháng là biết đứng lên, đi. Nhưng việc cho trẻ tập khi mới 6 tháng tuổi là sớm. Khi tập đi quá sớm có thể gây tổn thương cột sống và dị tật ở nhiều xương khác.
Chuyên gia cũng cho rằng, mỗi đứa trẻ lịch sinh trưởng thường khác nhau, có thể sớm, có thể muộn. Chỉ nên khuyến khích trẻ tập đi khi chúng đã thực sự đứng vững. Khi hệ xương của trẻ chưa phát triển đủ để đáp ứng mà bắt trẻ đi, hệ vận động sẽ bị ảnh hưởng xấu, thậm chí biến dạng xương chân.
Để tránh những tai nạn không đáng có khi trẻ tập đi, dù trẻ tập đi bằng cách nào cũng cần sự giám sát của người lớn. Các loại xe tập đi thường thiết kế bánh tròn nhỏ, có lực đẩy là tự lăn. Trẻ dùng xe này có thể di chuyển dễ hơn nhưng cũng làm tăng nguy cơ té ngã của trẻ nên càng cần phải chú ý.
Khi trẻ có khả năng giữ và kiểm soát trọng lượng cơ thể của mình, cha mẹ hãy giúp con học cách giữ thăng bằng bằng cách để trẻ học cách vịn đứng lên từ tư thế ngồi. Hoặc có thể để cho trẻ đứng vịn bàn thấp, sopha, hay tường để lần đi vòng quanh. Đây cũng là cách để trẻ tập đi được tốt.
Phương Thuận

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 51 phút trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 55 phút trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 13 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.