Từ vụ bé 8 tháng tuổi bị ngộ độc orezol, cha mẹ cần ghi nhớ hướng dẫn của bác sĩ dưới đây
GiadinhNet – Rất nhiều trường hợp cha mẹ vì thiếu hiểu biết hoặc không cẩn trọng khi pha orezol (ORS) cho con trẻ đã phải đưa con đi cấp cứu bệnh viện, thậm chí có trường hợp phải trả bằng mạng sống.
Những tai nạn đáng tiếc do cha mẹ pha orezol sai cách
Gần đây nhất là trường hợp cháu bé Nguyễn T.A 8 tháng tuổi ở Hà Nội, do mẹ pha ORS sai cách dẫn đến phải cấp cứu ở BV Nhi Trung ương.
Ngày 3/4, bé A được gia đình đưa vào khoa Cấp cứu Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) với dấu hiệu mất nước nặng, rối loạn ý thức, li bì. BS chẩn đoán cháu bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu (hàm lượng muối trong máu tăng cao).
Ths.BS Ngô Anh Vinh, khoa Cấp cứu – Chống độc BV Nhi TƯ cho biết, tăng natri máu là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não. Ở trường hợp này, tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng về lâu dài bệnh nhi vẫn cần được kiểm tra, đánh giá lại xem có tổn thương thần kinh hay không.
Trước đây, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhi ngộ độc muối do người nhà cho bé uống ORS không đúng quy định. Bệnh nhân tử vong sau 18 giờ dù đã được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Nguyên nhân bệnh nhi bị tiêu chảy và nôn ở nhà từ hôm trước. Người mẹ đã cho bé uống hết hơn 3 gói ORS bằng cách pha từng ít một ra chén và cho trẻ uống liên tục vì thấy cháu vẫn khát. Đây chính là nguyên nhân làm cho cháu tử vong vì tiêu chảy mất nước ưu trương nặng do uống dung dịch ORS pha sai nồng độ. Lượng muối quá đậm đặc làm trẻ tử vong do phù não cấp tính nặng.
Nên làm gì khi nghi trẻ ngộ độc muối?
Khi dùng dung dịch ORS để bù nước và muối cho trẻ tiêu chảy, sốt, nếu thấy các dấu hiệu như khát dữ dội, môi khô, mắt trũng, ngủ gà hoặc sốt, co giật…. cần ngừng không cho trẻ uống thêm dung dịch ORS và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu vì trẻ có thể bị ngộ độc muối do uống dung dịch ORS pha đặc quá. Người nhà của trẻ hoặc cô nuôi dạy trẻ không nên cho trẻ uống tiếp dung dịch ORS khi trẻ khát, đòi uống bởi tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa nếu tiếp tục cho uống ORS pha đặc quá.
Hướng dẫn cách pha ORS đúng chuẩn quy định
ThS.BS. Bùi Mai Hương chia sẻ trên Báo SK&ĐS về cách pha đúng chuẩn dung dịch ORS như sau:
- Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha của gói thuốc về lượng nước phù hợp. Cụ thể, nếu gói ORS hướng dẫn pha với 200ml, cần pha đủ 200ml nước; hướng dẫn pha với 500ml, phải pha đủ với 500ml nước hoặc pha 1.000ml (1 lít) phải đủ 1.000ml mới đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp cho trẻ. Như vậy, để pha đúng tỷ lệ cần phải có dụng cụ đo (cốc thủy tinh 200ml có chia vạch hoặc cốc thuỷ tinh 500ml, có chia vạch, tốt nhất là cốc 1.000ml, có chia vạch).
Nếu pha quá loãng giá trị cung cấp điện giải sẽ kém đi, không có tác dụng bù nước và nuối. Nếu pha đậm đặc với ít nước sẽ khiến trẻ bị ngộ độc muối rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Cần lưu ý là không được chia gói ORS ra làm nhiều phần, làm như vậy sẽ làm sai lệch tỷ lệ các chất có trong gói thuốc ORS và khi uống ORS sẽ không có tác dụng chữa bệnh (bù nước và chất điện giải).
- Cần dùng nước đun sôi để nguội để pha, sau khi khuấy tan hết hoàn toàn thuốc ORS trong nước rồi mới cho trẻ uống.
- Tuyệt đối không được pha thuốc với sữa, nước trái cây, không cho thêm đường hoặc các loại thuốc khác.
- Không pha ORS với nước khoáng, bởi vì trong các loại nước khoáng đã có sẵn các thành phần muối làm sai lệch nồng độ của thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng khả năng ngộ độc muối.
- Không nên dùng các thực phẩm chức năng bù nước điện giải thay thế ORS.
Tùng Anh (th)
Ăn hành tỏi có đốm đen có độc hại không? Nên ăn hay vứt bỏ?
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Việc ăn hành, tỏi có đốm đen có thể không an toàn vì nguy cơ nhiễm nấm. Tuy nhiên, nếu không thể tránh, tốt nhất là cắt bỏ phần có đốm đen và nấu chín trước khi ăn.
Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc tăng cường sức đề kháng cho da, giúp vết thương mau lành, hạ sốt nhanh chóng
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Cây ngải dại thường mọc thành từng đám và có thể dễ dàng nhìn thấy ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên công dụng của loại cây này không phải ai cũng biết.
Bị ngã, chấn thương, bong gân nên xoa dầu, dán cao hay chườm lạnh mới đúng?
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, nhiều người có thói quen khi bị ngã, bong gân, sưng đau lập tức xoa dầu nóng, dán cao, bó thuốc cây cỏ… vào vết thương vì nghĩ rằng cách làm này sẽ giúp hết sưng, giảm đau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về xương khớp, điều này là phản khoa học.
5 không khi dùng mật ong
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcKhông cho mật ong vào nước quá nóng, quá lạnh; không dùng loại có vị đắng… là những điều bạn cần lưu ý.
Các bài tập hạn chế hoa mắt, chóng mặt
Sống khỏe - 11 giờ trướcHoa mắt, chóng mặt, đau đầu là triệu chứng điển hình của thiếu máu não. Thiếu máu lên não là tình trạng máu nuôi lên não không đủ, khiến tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết.
Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcNhiều người sử dụng giấm táo trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng đồng thời giấm táo cùng một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm…
Người mắc bệnh tiền đình cần làm gì để nhanh khỏi, không bị tái phát
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người bị hội chứng rối loạn tiền đình cần được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5 nhóm thực phẩm phổ biến làm lượng đường trong máu tăng nhanh
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcĐường trong máu cao không được kiểm soát trong thời gian dài gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là với người bệnh đái tháo đường. Nắm được danh sách các nhóm thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu là một cách duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn.
45 phút 'gỡ bom hẹn giờ' cho nữ sinh Hà Nội
Y tế - 19 giờ trướcBệnh nhân 15 tuổi bị dị dạng mạch máu não - tình trạng giống như “bom hẹn giờ” có nguy cơ gây đột quỵ.
Từ vụ Hòa Minzy nhập viện vì suy nhược cơ thể, làm gì để bớt gánh nặng cho sức khỏe dịp cuối năm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, áp lực công việc lớn, nhất là vào dịp cuối năm khiến nhiều người dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress, thậm chí suy nhược cơ thể.
Cô gái 26 tuổi qua đời sau 10 năm chống chọi ung thư phổi, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Cô gái qua đời vì ung thư phổi chủ quan không đi khám khi thấy thường xuyên tức ngực. Cô rất hối hận vì đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh.