Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ cô giáo cắt tóc học sinh trên bục giảng: Chuyên gia tiết lộ cách xử lý khiến ai cũng hoan hỷ

Thứ năm, 19:28 23/03/2023 | Giáo dục

GĐXH – Liên quan đến vụ một cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng đang gây xôn xao dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực Thư viện Lưu trú (thuộc Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam).

Trước kì thi chuyển cấp, đau lòng những câu chuyện vì áp lực học tậpTrước kì thi chuyển cấp, đau lòng những câu chuyện vì áp lực học tập

GĐXH - Trước kì thi chuyển cấp, những câu chuyện vì áp lực học tập lại diễn ra. Khi cảm thấy không thể tâm sự được với ai, không ai hiểu mình, "giải pháp" dại dột mà nhiều học sinh lựa chọn đã gây ra những sự việc đau lòng đáng tiếc.

Dư luận hiện nay vẫn đang quan tâm đến sự việc một cô giáo cầm kéo cắt tóc một nữ sinh ngay trên bục giảng trong một clip xuất hiện và lan truyền. Khi bị cô giáo cắt tóc, nữ sinh cùng các học sinh ngồi dưới lớp la ó phản đối.

Nội dung đoạn clip cho biết thêm, nữ sinh nhuộm tóc màu vàng, mặc dù đã được cô giáo nhắc nhở từ trước Tết Nguyên đán nhưng em vẫn không khắc phục. Cô giáo cũng đã từng gọi nữ sinh này ra nói chuyện riêng về việc em nhuộm tóc màu vàng vi phạm quy định của nhà trường.

Từ vụ cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng: Giáo viên gặp phải những trường hợp học sinh "chống đối" phải làm gì? - Ảnh 2.

Một học sinh bị cô giáo cầm kéo cắt tóc trên bục giảng ở Vĩnh Phúc (ảnh cắt từ clip).

Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực Thư viện Lưu trú (thuộc Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam):

PV: Chuyên gia có nhìn nhận thế nào về sự việc cô giáo cắt tóc nữ sinh ngay trên bục giảng?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương:

Xét ở góc độ tâm lý, hành vi của cô giáo là không quản lý được cảm xúc của chính mình. Xét theo góc độ giáo dục là hành vi chưa đúng chuẩn mực của nhà giáo. Hành vi của cô giáo là hành vi xâm hại thân thể, sự riêng tư trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ. Tuy nhiên nếu xét đúng sai, thì cả hai cùng sai và học sinh sai trước (cười).

Phân tích độ tuổi học sinh, thì đây là độ tuổi các em khẳng định bản thân, thể hiện cá tính nên thường có những gu thẩm mỹ theo trào lưu hoặc sự khác lạ. Chính các em biết là chưa đúng với quy định, nhưng vẫn muốn làm theo ý mình. Đến chính gia đình, các bậc cha mẹ cũng nhiều khi thấy bất lực.

Và vì tâm lý lứa tuổi thời kỳ này như vậy nên rất cần các bậc cha mẹ, giáo viên chúng ta quan sát xem cách thức nào phù hợp. Từ đó, để đưa tới hành vi con tự đi vào những kỷ luật, chứ không nên làm những hành vi cưỡng chế như cô giáo làm.

PV: Những ảnh hưởng tiêu cực mà trẻ có thể đối diện?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương:

"Hàm răng mái tóc là góc con người". Mái tóc, hàm răng đem lại cho trẻ hoặc là tự tin hoặc là tự ti rất lớn. Khi mà trẻ chọn để tóc ra sao, dù chúng ta nhìn không ưng mắt thì với trẻ thế mới đẹp; Có ai thấy không đẹp mà để nguyên đâu?

Nhớ rằng độ tuổi này rất nhạy cảm nên các em có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý, thậm chí trầm cảm và nghĩ quẩn. Những bạn cá tính mạnh có thể phản ứng tại chỗ cãi nhau với cô thậm chí có trường hợp tác động vật lý ..

Trong clip, chúng ta đã nhìn thấy trẻ cãi lại, và chắc chắn nếu không được can thiệp tâm lý sẽ sinh thù ghét cô giáo, tư ti, xấu hổ… nhớ cả cuộc đời; một số dần trở nên ngỗ ngược, một số chán nản, lâu ngày có thể thể rơi vào trầm cảm... Tâm lý tiêu cực này không chỉ đến với người bị cắt tóc và với cả các bạn học sinh ngồi xem hành vi này.

PV: Ngành giáo dục và cả giáo viên hiện "lúng túng" trong việc xử lý học sinh vi phạm, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng. Vậy với những học sinh ngỗ ngược, chống đối, làm sai nội quy của nhà trường nên uốn nắn thế nào cho phù hợp, nhất là các em đang ở độ tuổi thanh thiếu niên mà không xâm hại tới quyền của trẻ?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương:

Luôn có nhiều hơn một con đường để đi tới thành "Rome". Cách nhắc nhở mà không hiệu quả ta dùng thêm cách khác. Gặp riêng tâm sự là một cách hiệu quả, vì trẻ độ tuổi này nếu được tôn trọng là trẻ sẽ nghe. Các cô không nên chỉ nhắc chung chung thì 80% nghe, còn 20% chẳng để tâm. Tiếp nữa nếu gặp riêng rồi mà không "ăn thua" thì chúng ta phối hợp với gia đình.

Quan trọng nhất muốn làm được như vậy, cô giáo phải quản lý được cảm xúc của mình; thầy cô cần nhớ vai trò của mình, quyền hạn, trách nhiệm của mình. Và trẻ chỉ cảm nhận được tình yêu thương của cô thông qua sự chân thành trong khi cả hai cùng bình an. Chỉ có "cây cầu bình an" mới kết nối được sự chân thành, điều tốt đẹp mà cô muốn gửi học trò và học trò gửi cô.

Từ vụ cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng: Giáo viên gặp phải những trường hợp học sinh "chống đối" phải làm gì? - Ảnh 3.

PV: Chuyên gia có thể gợi ý gì khi giáo viên gặp phải những trường hợp học sinh "ngỗ ngược", "chống đối"… nhắc mãi trẻ vẫn phớt lờ ?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương:

Thầy cô có thể tham khảo bằng các bước sau:

1. Gặp riêng trẻ, với tâm thái như là đàm phán với đối tác: có nghĩa là đồng thuận với tất cả những cảm xúc của học sinh

2. Tâm sự với trẻ về nỗi lòng cô thầy, khi mà lớp có người không thực hiện nội quy, những khó khăn của cô trong vai trò chủ nhiệm, thể hiện sự đồng cảm, khen mái tóc của học sinh, bày tỏ sự cảm thông khi học sinh phải thay đổi kiểu tóc, giải thích ngắn gọn dưới hai phút về điều tích cực khi học sinh thực hiện nội quy, bước cuối là kêu gọi hành động có kèm thời gian… 

Thường thì trẻ nghe 100% khi cô làm theo bước này với cách thức và thái độ đúng. Giả sử bước này không thành công thì cô trò chuyện với phụ huynh để phối hợp. Mà không được nữa thì báo cáo nhà trường cùng phối hợp, mọi việc đều trên tinh thần tôn trọng.

PV: Có những ý kiến cho rằng, biết là cả hai cùng sai, nhưng bây giờ bắt cô xin lỗi, và lên án cô quá, thì sau này có khiến học sinh trở thành quá trớn, coi thường thầy cô. Theo chuyên gia, trong sự việc này nên xử lý thế nào cho thấu đáo?.

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương:

Ở nhà có cha mẹ, lên lớp thì có thầy cô, thời gian bây giờ học sinh ở trường có khi còn nhiều hơn ở nhà. Mối quan hệ Thầy – Trò cũng thiêng liêng và cao quý. Chúng ta cũng nên có cái nhìn hoan hỉ cho hành vi của cô gió và học trò, chúng ta nên xem xét trên động cơ. Cô không có động cơ xấu, đều xuất phát muốn mọi điều tốt đẹp, muốn lớp tuân thủ nội quy của nhà trường, rồi cũng nhắc nhở nhiều lần…nhưng học sinh chưa nghe

Việc xin lỗi học sinh là việc phải làm, có điều chúng ta chú ý một chút.

Mỗi đất nước, mỗi địa phương đều có một văn hóa riêng. Việt Nam ta là nước tôn sư trọng đạo. Trong trường hợp này, nếu phải xét sai đúng thì học sinh sai trước, xét về văn hóa thì là người nhỏ tuổi, xét về quan hệ là học trò.

Ở tuổi chưa thành niên các em dễ hiểu lệch lạc, chạy theo đám đông. Thấy cô phải xin lỗi mình có khi quên mất là mình cũng có lỗi, nên thiết nghĩ phòng tâm lý nên vận động để học trò xin lỗi cô, sau đó mới đến cô xin lỗi học trò thì là tốt nhất. Cứ hai bên xin lỗi nhau là được. Tuổi trẻ dễ tổn thương mà cũng đã dần hiểu chuyện, cũng rất dễ bỏ qua, nên sau khi xin lỗi mà cô trò ôm nhau một cái khó chịu khoảng cách sẽ tan biến. Sẽ chẳng có sự khiến học sinh trở thành quá trớn nào diễn ra đâu.

PV: Cảm ơn Chuyên gia Hồng Hương

Diễn biến cực bất ngờ vụ nữ sinh bị cô giáo cắt tóc trên bục giảngDiễn biến cực bất ngờ vụ nữ sinh bị cô giáo cắt tóc trên bục giảng

GĐXH - Hai cô trò ôm nhau rồi xin lỗi trên lớp là diễn biến mới và bất ngờ nhất sau lùm xùm cô giáo cầm kéo cắt tóc học sinh lớp 10 trường THPT Đội Cấn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học

Giáo dục - 2 giờ trước

Vượt hành trình gần 600km để đi học đại học, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'

Giáo dục - 7 giờ trước

Trường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm nay là 25,5, chênh lệch tới 15,5 điểm so với trường có điểm chuẩn thấp nhất (10 điểm), đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục ở nội đô và vùng ven đang có quá nhiều khác biệt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi

Giáo dục - 20 giờ trước

GĐXH - Ban giám hiệu Trường Mầm non Gia Thụy (phường Bồ Đề, TP Hà Nội) đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên của trường để xác minh, điều tra hành vi bạo hành bé gái 4 tuổi trong lớp học.

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Các trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam từ 16,625 - 815,8 triệu đồng/năm học.

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội

Giáo dục - 1 ngày trước

Theo phản ánh từ gia đình, dữ liệu camera giám sát cho thấy cô V – giáo viên chủ nhiệm lớp – có hành vi bạo hành học sinh: đánh, kéo lê, ném bé gái vào tường, cả trong lớp học lẫn ngoài hành lang.

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top

Giáo dục - 2 ngày trước

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức (lớp 9A3 Trường THCS Dịch Vọng Hậu) - từng được biết đến với việc đưa em gái đến trường thi, nhờ các tình nguyện viên trông hộ để thi vào lớp 10 - đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Nhiều giáo viên trên cả nước mừng thầm vẫn được hưởng trợ cấp đặc biệt từ 1/1/2026

Nhiều giáo viên trên cả nước mừng thầm vẫn được hưởng trợ cấp đặc biệt từ 1/1/2026

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Nhà giáo 2025, từ 1/1/2026, nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Cách xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội sau khi trúng tuyển

Cách xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội sau khi trúng tuyển

Giáo dục - 2 ngày trước

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn thí sinh và phụ huynh cách đăng ký và xác nhận nhập học sau khi trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Theo mức công bố học phí của các trường Y Dược, có trường thu học phí cao nhất lên tới 530 triệu đồng/năm.

Top