Vụ cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng: ‘Ở nước ngoài, đây là hành vi tấn công, bạo lực trẻ em'
GĐXH - Vụ việc cô giáo cầm kéo cắt tóc nữ sinh trên bục giảng ở Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, theo PGS.TS Trần Thành Nam: “Hành vi của giáo viên đã tự gây phiền phức, do không thành thạo các nguyên tắc và hình thức kỷ luật tích cực”.
Clip: Giáo viên cắt tóc học sinh ở Vĩnh Phúc
Mạng xã hội bùng nổ tranh cãi lớn về hành vi của cô giáo
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền clip một nữ sinh lớp 10 Trường THPT Đội Cấn, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc bị cô giáo cầm kéo cắt tóc ngay giữa lớp khiến dư luận xôn xao. Ngày 22/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã chỉ đạo và yêu cầu nhà trường báo cáo sự việc.
Sau khi vụ việc được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội đã nổ ra 2 tranh cãi trong dư luận. Có ý kiến cho rằng, nếu học sinh vi phạm nội quy nhà trường thì trước hết phải nhắc nhở rồi đến kỷ luật mời phụ huynh. Nếu vẫn không nghe có thể đình chỉ học.
Dù cho có là giáo viên hay là gì đi chăng nữa thì cũng không có quyền xâm phạm đến cơ thể của người khác. Ở chiều ngược lại, nhiều người mà chủ yếu là phụ huynh đồng tình với hành động của cô giáo.
Cụ thể, tài khoản Facebook Nguyễn Hà D bình luận trên một nhóm ở Vĩnh Phúc: “Giáo viên chỉ là người phụ trách bộ môn. Cô giáo chủ nhiệm mới có quyền được khiển trách học sinh, nhưng không ai được quyền xâm phạm vào thân thể học sinh”. Vụ này, cô giáo đi quá xa rồi". "Nhiều biện pháp xử lý mà. Có nhất thiết cô phải làm như vậy không" - tài khoản Vi H bình luận.
Một tài khoản khác bức xúc bình luận trên nhóm Vĩnh Phúc 24h: "Có nhiều biện pháp để xử lý học sinh khi sai phạm với nội quy của nhà trường. Đâu được phép làm như vậy với học sinh…".
Bên cạnh đó, nhiều người cũng khá đồng tình vì cách xử lý của cô giáo, mặc dù hành vi của cô là sai quy định. Theo tài khoản Bàn Chân Không Mỏi bình luận trên nhóm Tây Bắc 24h: "Cô nghiêm khắc thì học sinh mới nên người. Chứ không sau lại ăn cắp, ăn trộm, nghiện ngập hết. Ngày xưa tôi còn xử lý nghiêm khắc hơn, nhưng vẫn cảm ơn cô, không thế nghiện rồi cũng nên". "Cô giáo nhắc nhở nhiều lần, răn đe vậy mới là giáo dục, mấy ông bà bàn phím cứ làm quá,…" - tài khoản Con Của B chia sẻ.
Nickname Cúc bình luận: “Thật ra không có lửa làm sao có khói, cô giáo có phần sai khi hành động mất bình tĩnh nhưng bạn học sinh cũng chẳng vô tôi. Biết nội quy nhà trường vẫn cố tình chống đối và làm theo ý mình, vẫn biết bạn ra hiệu sửa lại rồi nhưng bạn đã sai từ quyết định nhuộm tóc. Thế nên, người ngoài cuộc đừng chỉ hướng mũi rìu dư luận vào một mình cô giáo, vì cô phải áp lực nhiều từ nhà trường quán triệt học sinh".
"Áp lực đánh giá của hội đồng chuyên môn, vì không làm tốt trách nhiệm của giáo viên trong việc quản lý học sinh, nên áp lực ấy đã khiến cô không kiểm soát được cảm xúc, cũng như hành động của mình.
Trong chuyện này, không ai đúng nhưng có lẽ vì hành động bộc phát của mình cô giáo biến cái đúng thành sai. Và mọi người dùng lời lẽ xúc phạm, thô tục để nói về cô, thì tôi tin là mọi người cũng đang biến cái đúng của mình thành sai như thế" - tài khoản này nói.
Giáo viên đã tự gây phiền phức cho mình và ngành giáo dục địa phương
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS Trần Thành Nam (chuyên gia tâm lý gia tâm lý giáo dục) cho biết: "Sự việc trên, chúng ta chỉ nhìn nhận qua các hình ảnh được ghi lại, vậy nên cần phải biết được cả quá trình, vì việc phán xét cả hành vi cần phải hiểu cả ngọn nguồn, nguyên nhân. Khi nhìn thấy sự việc này, chúng ta cũng cần phải ý thức được đó là một bức ảnh chụp hoặc 1 đoạn video thể hiện một cái hành vi đó, nhiều khi chưa nói được hết cả những ngọn ngành, ngóc ngách của vấn đề.
Tuy nhiên, nhìn vào hành vi này chúng ta có thể thấy đây là hành vi mà gây nhiều nguy cơ cho giáo viên. Nó không thể hiện được là giáo viên đã áp dụng được một cách nhuần nhuyễn, thành thạo về các nguyên tắc kỷ luật tích cực trong việc giáo dục học sinh. Ở đâu đây, thể hiện một chút về sự bất lực của giáo viên đối với cả quản lý hành vi của học trò”.
Cũng theo PGS.TS Nam, thường thì nội quy của của nhà trường sẽ có quy định về trang phục, đầu tóc. Thế nhưng, các hành vi giống như là nhuộm tóc có bị cấm ở trong quy tắc của nội quy nhà trường hay không cũng cần phải làm rõ lại? Vì các nguyên tắc liên quan đến hành vi ứng xử của học sinh trong nhà trường có quy định về trang phục, ngôn ngữ phát ngôn lời nói, diện mạo,... nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đưa ra trong một khung thôi.
Quy định đấy cũng mở và để cho các nhà trường xây dựng làm thế nào để vừa giữ được kỷ cương trường học, nhưng cũng phải phát huy được tính sáng tạo, cá tính của học trò. Tại vì, mình đang giáo dục cá nhân hóa, tôn trọng học trò và cá nhân, đấy cũng là một điều cần xem xét và cân nhắc.
“Có thể thấy, hành vi của học sinh đang vi phạm các quy định của nhà trường hay là của lớp, chúng ta có nhiều cách thức để nhắc nhở học sinh. Cụ thể, giáo viên có thể nhắc nhở, nếu không được có thể trừ các điểm thành tích, thi đua hay là cái gì đấy của cá nhân, cả lớp cũng như là sử dụng áp lực của cả nhóm để yêu cầu học sinh được thay đổi. Ngoài ra, chúng ta còn có hình thức gặp để chia sẻ, trao đổi với cả phụ huynh học sinh.
Ngoài ra, một số hình thức khác như, bạn học sinh ấy không làm theo thì sẽ không được vào lớp trong một giờ gì đó, cho đến khi học sinh chỉnh sửa lại lỗi hành vi của mình. Có khá là nhiều những bước và quy trình để giáo viên xử lý. Nếu như, giáo viên nắm chắc được các quy trình đấy thì sẽ không tạo ra những nguy cơ, lùm xùm cho mình giống như vụ việc lần này” - ông Nam phân tích.
Bên cạnh đó, vị PGS.TS này cũng cho biết thêm: “Ở một số Quốc gia khác, họ coi trọng quyền trẻ em lớn, người ta còn gọi đây là hành vi tấn công hoặc bạo lực đối với cả đứa trẻ. Ví dụ như, việc cắt tóc là cắt một khoảng lớn để lại những dấu vết mà cá nhân đấy cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ, hay bị trêu chọc, trong quá trình cắt tóc kèm theo những thái độ và lời nói không đúng,... bố mẹ có thể đến trường làm việc với cả giáo viên, hiệu trưởng hoặc có thể kiện ra tòa.
Bởi vì đã động vào con của họ mà chưa cho phép, có thể đấy là một hành vi xâm hại. Những vấn đề này, tôi nói để cho giáo viên cần phải hiểu rõ những nguyên tắc về hành vi ứng xử và những nguyên tắc của kỷ luật tích cực, tránh những phiền phức ở trong tương lai”.
“Đến thời điểm hiện tại, thông tin cũng chỉ qua hình ảnh, nên chúng ta chưa đi đến một kết luận nào cả. Nhưng mà, rõ ràng hành vi của giáo viên đã tự gây phiền phức, do không thành thạo các nguyên tắc và hình thức kỷ luật tích cực” - ông Nam chia sẻ thêm.
Như Gia đình và Xã hội thông tin, mới đây trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip chia sẻ nội dung, một nữ giáo viên đứng trên bục giảng cầm kéo cắt tóc một nữ sinh, nhằm cảnh cáo việc em này nhuộm tóc, dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không thực hiện. Sự việc sau khi đăng tải khiến dư luận xôn xao, nhiều quan điểm không đồng tình với cách xử lý của giáo viên.
Sự việc được xác định xảy ra ở một lớp thuộc khối lớp 10, Trường THPT Đội Cấn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tối ngày 22/3, trao đổi với PV Báo Sức khoẻ và Đời sống, một đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở đã chỉ đạo trường có báo cáo chi tiết cụ thể. Sau khi Ban Giám hiệu nhà trường và các bên liên quan báo cáo, sáng mai Sở sẽ có thông tin chính thức. Quan điểm là không giấu thông tin, đảm bảo đúng quy định ứng xử trong nhà trường và đạo đức nhà giáo".
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 13 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 22 giờ trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 22 giờ trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 1 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 1 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
Giáo dục - 2 ngày trước30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.