Từ vụ nhập viện vì ăn thịt lợn cất trữ trong tủ lạnh, chuyên gia chỉ rõ điều tuyệt đối cần tránh
GiadinhNet - Thông tin 5 người trong một gia đình phải nhập viện cấp cứu gấp do ăn thịt lợn lưu trữ lâu ngày trong tủ lạnh khiến nhiều bà nội trợ hoang mang lo lắng.
Mới đây, trang Sina của Trung Quốc đưa tin, 5 người trong một gia đình phải nhập viện gấp do ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh. Điều này khiến không ít bà nội trợ có thói quen tích trữ thực phẩm cảm thấy sợ hãi. Nhất là hiện nay, vì lo sợ nguồn thực phẩm bẩn, nhiều gia đình hay có thói quen mua thịt ở quê mang lên để tủ lạnh ăn dần.

Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, đây là một quan niệm sai lầm cần sớm loại bỏ, vì bất kỳ thực phẩm nào nếu bảo quản càng lâu thì lượng dinh dưỡng hao hụt càng lớn và dễ phát sinh nhiều bệnh tật về sau.
Những trường hợp ngộ độc cấp thì thường có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, lên cơn sốt cao… Còn những trường hợp nguy hiểm hơn khi thường xuyên ăn phải thức ăn nhiễm độc, chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dần sinh bệnh mãn tính, từ đó không ngoại trừ ung thư.
Cần bỏ ngay những thói quen “phản khoa học”
Bỏ qua thời gian bảo quản
Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên để thịt trong ngăn đá của tủ lạnh không quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày.
Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

Không rửa thịt tươi trước khi đông đá
Niều người khi mang thịt về, cho vào túi là yên tâm cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.
Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách. Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá.
Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết
Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.
Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.
Cách bảo quản thịt an toàn trong tủ lạnh
Đối với thịt chín

Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp nhỏ và đậy kín nắp.
Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
Trước và sau khi cầm nắm thịt sống, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Đối với thịt sống
Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Chú ý tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C, đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C.
M.H (th)

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 9 phút trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 20 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.