Túi thuốc cần có khi đi du lịch với trẻ nhỏ dịp lễ Tết
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch hay sắp đi du lịch cùng con cái vào dịp lễ Tết sắp tới, đừng quên cho những vật dụng cần thiết dưới đây vào túi đồ thuốc của trẻ.

Túi thuốc là món đồ không thể thiếu của mỗi gia đình khi đi du lịch. Ảnh:
Đi du lịch có trẻ nhỏ rất vui nhưng cũng gây mệt mỏi cho cả cha mẹ, đặc biệt việc chuẩn bị trẻ đòi hỏi nhiều đồ, vật dụng đi kèm. Việc đi lại thường khiến trẻ khó thoải mái khi phải tiếp xúc với môi trường xa lạ. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tiếp cận với các chuyên gia y tế hoặc sẵn thuốc tại địa điểm du lịch. Do đó, việc mang theo bộ dụng cụ y tế có thể hữu ích trong những lúc như vậy, giúp quá trình chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng và bớt căng thẳng hơn.
Dưới đây là những đồ dùng y tế cần thiết để mang theo bên mình khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ, đặc biệt vào dịp lễ Tết.
Nhiệt kế
Theo Baby Center, mệt mỏi do đi lại, thay đổi thói quen ngủ, tiếp xúc với môi trường xa lạ hoặc thay đổi nhiệt độ môi trường đôi khi có thể ảnh hưởng hệ thống miễn dịch của trẻ. Tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể trẻ có thể phải đối mặt với cơn sốt bất chợt.
Vì vậy, luôn có sẵn nhiệt kế trong túi đồ sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể của trẻ khi cần thiết.
Thuốc chống côn trùng
Tránh bị côn trùng cắn rất quan trọng khi đến những địa điểm mới để ngăn ngừa nguy cơ mắc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho trẻ. Do đó, thuốc chống côn trùng nên có trong mọi bộ dụng cụ y tế. Cha mẹ nên sử dụng các loại thuốc xịt hoặc miếng dán trị côn trùng đã quen với làn da nhạy cảm của trẻ.
Thuốc bù nước hoặc gói muối ngậm nước
Theo Healthshots, những thay đổi trong chế độ ăn uống, nước hoặc môi trường của trẻ đôi khi có thể đóng vai trò là tác nhân kích thích dẫn đến bệnh dạ dày có thể gây tiêu chảy và nôn mửa vì trẻ có hệ thống nhạy cảm.
Khi cố gắng duy trì mức chất lỏng và muối của trẻ, các gói dung dịch bù nước đường uống có thể hữu ích, đặc biệt nếu trẻ không ăn hoặc uống được bất cứ thứ gì.

Thuốc hạ sốt, giảm đau, nhiệt kế, băng cá nhân,... là những thứ cần thiết cần cha mẹ cần mang khi đi du lịch với trẻ nhỏ. Ảnh: Forbes.
Xịt nước muối sinh lý
Trẻ đi du lịch có thể bị tắc xoang, cảm lạnh và nghẹt mũi do thay đổi áp suất tai, thân nhiệt và hệ thống miễn dịch thay đổi. Khi đó, bình xịt nước muối có thể giúp bệnh nhân giảm đau ngay lập tức.
Băng cá nhân
Trẻ nhỏ rất nghịch ngợm nên có thể bất chợt bị xước tay chân, ngã hay vết trầy của giày khi đi bộ. Vì vậy, cha mẹ cần chuẩn bị nhiều băng cá nhân trong bộ sơ cứu của mình để dùng khi cần thiết.
Các loại thuốc cần thiết khác
- Thuốc theo toa: Nếu con bạn đang dùng thuốc theo toa, hãy mang theo đủ thuốc để dùng trong suốt kỳ nghỉ.
- Thuốc giảm đau: Mang theo các loại thuốc giảm đau có chứa paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau. Tốt nhất là chọn loại gói bột một liều tiện dụng có thể pha với nước dễ dàng. Luôn làm theo hướng dẫn về liều lượng trên nhãn, đặc biệt không cho bé uống paracetamol và ibuprofen cùng một lúc.
- Thuốc say tàu xe: Ngay cả khi trẻ không có tiền sử say tàu xe trước đó, việc đi lại nhiều có thể khiến trẻ mệt mỏi, dễ nôn nao, chóng mặt.
- Thuốc chống dị ứng: Môi trường mới và sự thay đổi trong thói quen cùng với việc tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau đôi khi có thể dẫn đến phản ứng dị ứng ở trẻ. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng quy định, cha mẹ nên để thuốc chống dị ứng và kháng histamine trong hộp thuốc du lịch của gia đình.
Chữa lành bằng sách
Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:
Chữa lành sau sang chấn : "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.
Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Mẹ và bé - 1 tuần trướcBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này
Mẹ và bé - 4 tuần trướcGĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Bé trai 8 tuổi ngậm hút kẹo chocolate thì bị sặc đầu ống bơm tiêm vào miệng. Rất may bé được đưa đến BV Nhi Đồng 1 soi gắp dị vật kịp thời.

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua
Mẹ và bé - 1 tháng trướcSau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị xoắn ruột, bé K có biểu hiện buồn nôn và bắt đầu nôn ói kèm theo đau bụng.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và béGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.