Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tưng bừng mùa chiến dịch

Thứ năm, 16:51 26/03/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Được triển khai thí điểm ở 21 xã, phường đầu tiên từ năm 2005 với số lượng 25.000 chị em tham gia, những năm tiếp theo, chiến dịch đã liên tục “ghi điểm” cho công tác DS – KHHGĐ của vùng đất ven biển này.

 

Chiến dịch đã trở nên quen thuộc và thu hút đông đảo người dân tham gia (Ảnh: H'Lem).

Đến nay, chiến dịch đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao ý thức giữ gìn sức khoẻ sinh sản và sinh đẻ kế hoạch cho mỗi người dân.

Hình thành thói quen tốt

Sức lan toả của chiến dịch trong cộng đồng ngày càng rộng, thể hiện qua số lượng người tiếp cận với các gói dịch vụ KHHGĐ ngày càng tăng, vượt dự kiến ban đầu. Chiến dịch đã dần làm thay đổi thói quen và hành vi ở cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, tạo được ở họ nhu cầu khám phụ khoa định kỳ và tự nguyện thực hiện chính sách KHHGĐ thông qua việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Qua Chiến dịch, nhận thức của người dân đã được nâng cao, họ thực sự hiểu và hào hứng ủng hộ chương trình dân số.

Tuy mới có mặt trong các Chương trình DS-KHHGĐ được hơn 4 năm nay, nhưng Chiến dịch đã trở nên quen thuộc và thu hút đông đảo người dân tham gia. Số chị em phụ nữ từ thành thị đến nông thôn “bị thu hút” bởi chiến dịch ngày càng tăng, gấp 2, thậm chí gấp 3 - 4 lần so với năm đầu triển khai. Vài năm gần đây, việc đến trạm y tế xã, phường để hưởng thụ các gói dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tìm hiểu các thông tin về dân số, hay chỉ để trao đổi các vấn đề tế nhị không còn quá xa lạ đối với chị em. Chiến dịch đã góp phần tạo thói quen cho chị em đi khám định kỳ và đến ngay cơ sở y tế khi có hiện tượng bất thường. Nhờ công tác truyền thông và tìm hiểu qua các đợt cao điểm của chiến dịch, các chị đã không còn e ngại khi nói đến chuyện viêm nhiễm phụ khoa như trước.

Không chỉ thu hút được chị em  quan tâm, chiến dịch còn khiến không ít các “đức ông chồng” vào cuộc. Anh Trần Văn Tính - phường 11, TP Vũng Tàu hồ hởi chở vợ đến trạm y tế để thực hiện KHHGĐ và chăm chú ngồi  đọc các tờ rơi tuyên truyền có ngay ở trạm. Trước đây, đối với anh những vấn đề như bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, thậm chí là thực hiện các biện pháp tránh thai như đặt vòng, đình sản... mặc nhiên là chuyện riêng của bà xã. Chỉ đến khi được tư vấn rằng: Đó là trách nhiệm của cả hai giới, chồng phải chia sẻ với vợ, anh mới bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận và phối hợp với vợ để chữa trị dứt điểm các bệnh phụ khoa.

Nhờ sức lan toả của chiến dịch, nhiều chị em đã tích cực vận động chồng cùng tham gia KHHGĐ bằng nhiều hình thức, kể cả việc đơn giản là cầm theo một tờ rơi tuyên truyền về nhà. Chiến dịch không chỉ đơn thuần dành riêng cho chị em phụ nữ mà còn cung cấp thêm nhiều thông tin và dịch vụ có liên quan đến các “đức ông chồng”.

Chiến dịch cần và nên được duy trì thường xuyên

Bác sĩ Tôn Thất Khoa - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh  Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ: Chiến dịch chăm sóc SKSS có tác động rất tích cực trong công tác dân số, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Thực tế, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, thông qua các đợt Chiến dịch chăm sóc SKSS, ngay cả các chỉ tiêu khó đối với địa phương như vận động đình sản, đặt vòng, tiêm, cấy thuốc tránh thai cũng được xúc tiến nhanh hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch năm. Đơn cử như năm 2008, một năm được coi là “ảm đạm” đối với công tác dân số do có nhiều xáo trộn trong công tác tổ chức, nhưng 65 xã, phường, thị trấn trong tỉnh vẫn được triển khai 2 đợt chiến dịch. Qua đó, đã có 76 trường hợp được vận động đình sản, 3.268 người đặt vòng tránh thai mới và 463 người sử dụng thuốc tiêm, cấy tránh thai.
 

Nhờ sức lan tỏa của chiến dịch, nhiều chị em đã tích cực vận động người thân cùng tham gia KHHGĐ (Ảnh: Dương Ngọc).

 
Bên cạnh đó, đã có 13.627 người được khám phụ khoa, điều trị miễn phí cho 9.504 người. Đây là thành công lớn, vì chiến dịch chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã huy động được cộng đồng tích cực tham gia. Năm 2009, tỉnh sẽ tiếp tục phát huy thành tích này và nhân rộng mô hình “Xã phường không có người sinh con thứ 3”...
 
Mục đích lớn nhất của chiến dịch là nâng cao kiến thức cho người dân trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tiến tới tự thay đổi hành vi theo hướng có lợi, biết chăm sóc SKSS  đúng cách, bỏ thói quen cũ và tự giác đi khám định kỳ. Ngoài ra, chiến dịch còn là thời điểm cao trào, thu hút sự chú ý của các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hơn đến công tác dân số, thu hút cả đối tượng trước đây ít được quan tâm là nam giới để dần cân bằng hoạt động này trong 2 giới. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, dự kiến năm nay công tác truyền thông sẽ được  đẩy mạnh hơn nữa để đông đảo người dân biết trước, tham gia chiến dịch đông hơn, đến với “Ngày hội chăm sóc sức khoẻ” đầy hào hứng, phấn khởi...   
 

Năm 2009, vận động hơn 300 người triệt sản

Năm 2009 dự kiến Vũng tàu sẽ vận động hơn 300 người triệt sản, trong đó có 5 trường hợp là nam. Riêng trong chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ tới đây sẽ vận động 84 trường hợp triệt sản. Chỉ tiêu triệt sản hiện đang là chỉ tiêu khó nhất trong vận động người dân tham gia thực hiện KHHGĐ. Trong tháng 1, toàn tỉnh đã có 12 trường hợp tự nguyện triệt sản, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2008. Trong năm nay, sẽ có 51 xã, phường tại 8 huyện, thị, thành trong tỉnh được triển khai chiến dịch. Các huyện trong tỉnh được triển khai chiến dịch tại tất cả các xã (trừ thị trấn). Riêng TP Vũng Tàu chỉ triển khai tại xã Long Sơn, TX Bà Rịa triển khai tại 3 xã. Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2009 được chia thành 2 đợt. Đợt I bắt đầu từ 15/3 đến hết 30/4, đợt II từ 21/8 đến 30/9. Trong 2 đợt chiến dịch này, ngoài việc tăng cường công tác truyền thông, vận động, các hoạt động khác như cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ sẽ được thực hiện ngay tại địa bàn dân cư.

            Minh Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top