TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN: Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số
GiadinhNet - Từ 8h - 15h ngày 24/9 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (PLDS) 2003 – 2013. Toàn bộ diễn biến Hội nghị được tường thuật trực tuyến trên báo điện tử Giadinh.net.vn - Báo Gia đình và Xã hội từ Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong.
| |
|
PLDS là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta trong lĩnh vực dân số, có phạm vi điều chỉnh khá rộng và toàn diện, bao gồm những vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số) và đến quá trình dân số (sinh, chết, di cư, phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của con người); quy định các nội dung quản lý nhà nước về dân số và công tác dân số.
Theo đánh giá của các chuyên gia, PLDS là văn bản đầu tiên đặt vấn đề điều chỉnh toàn diện các vấn đề về dân số, công tác dân số bằng luật pháp; quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, đoàn thể xã hội, người dân đối với công tác dân số; gợi mở cho việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi dân số từ Trung ương đến địa phương… PLDS đã góp phần thể chế hóa quan điểm đường lối, chính sách của Đảng về dân số và công tác dân số phù hợp với xu thế cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng thời, PLDS cũng khẳng định công dân có những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền sinh sản.
> GIAO LƯU TRỰC TUYẾN: SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI LUẬT DÂN SỐ |
Ê- kíp phóng viên Báo điện tử GiadinhNet (Báo GĐ&XH) đã sẵn sàng cho buổi tường thuật trực tuyến.
|
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Hội nghị. |
8h05’ - 8h15’: Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến phát biểu khai mạc Hội nghị |
Những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới. Đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.
BÁO GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN HỘI NGHỊ NÀY
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ GIADINH.NET.VN. |
Để giải quyết các khó khăn, thách thức trong công tác DS-KHHGĐ, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đề nghị trong thời gian tới, toàn ngành cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên tất cả các mặt quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Toàn bộ hệ thống cán bộ công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tiếp tục giữ vững cam kết quán triệt quan điểm công tác DS-KHHGĐ là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Tập trung mọi nỗ lực phấn đấu, tạo đà cho việc hoàn thành các mục tiêu giai đoạn 1 của Chiến lược DS-SKSS Việt Nam và chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015. Tập trung và ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, đẩy mạnh công tác tuyền thông chuyển đổi hành vi kết hợp với cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KJHHGĐ thuận lợi cho người dân, nhằm thu hẹp khoảng cách mức sinh giữa các vùng trong cả nước, nhằm duy trì mức sinh thay thế trong cả nước.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dân số, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, kiểm soát mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh. Đề xuất những giải pháp kéo dài và phát huy, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng hiện nay.
> CHUYÊN ĐỀ: SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI LUẬT DÂN SỐ |
Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống bộ máy cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ từ Trung ương đến địa phương đảm bảo đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng đủ yêu cầu của quốc gia.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, chính quyền các cấp về sự lãnh đạo, chỉ đạo và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong công tác DS-KHHGĐ Việt Nam.
"Tôi tin tưởng rằng Luật Dân số của Việt Nam sẽ được xây dựng dựa trên bằng chứng khoa học và thích ứng với các cơ hội và thách thức của tình hình dân số mới, cũng như đáp ứng được những mong muốn và khát vọng của người dân Việt Nam về một tương lai tươi sáng và thịnh vượng". Ông Arthur Erken |
Đó là, Luật Dân số cần giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề dân số trong 20 tới 30 năm nữa –giai đoạn chuyển dịch nhân khẩu học quan trọng; Luật Dân số nên dựa trên các nguyên tắc của Chương trình Hành động ICPD năm 1994 mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Luật Dân số cũng cần đảm bảo rằng tất cả các nhóm dân số, bất kể tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập hay vị trí địa lý hoặc dân tộc đều được tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ và thông tin về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, bao gồm cả KHHGĐ. Đặc biệt, thông điệp cuối cùng mà ông Arthur Erken muốn chuyển tải tới là Luật Dân số cần tạo nền tảng pháp lý cho việc thể chế hoá công tác lồng ghép biến số dân số vào việc xây dựng chính sách và lập kế hoạch của tất cả các ngành để đảm bảo rằng các nhu cầu của các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương phải được giải quyết ở tất cả các lĩnh vực phát triển.
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
"Đối với tôi, ấn tượng nhất là 10 năm qua (2003 – 2012), trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn đạt và giữ vững được mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước và mức sinh vẫn tiếp tục giảm sâu dần xuống dưới mức thay thế. Kết quả cung cấp thông tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được người dân và cán bộ cung cấp dịch vụ đánh giá rất cao". Giáo sư Nguyễn Đình Cử |
Tuy nhiên, Giáo sư cũng chỉ rõ những hạn chế của PLDS ở một số điểm như phạm vi điều chỉnh quá rộng, bao gồm cả quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số, các biện pháp của công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số nên việc điều chỉnh thiếu triệt để, PLDS mang nặng tính "luật ống, luật khung"…
TS Dương Quốc Trọng báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số tại Hội nghị |
Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành ngày 09/01/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2003. Cho đến nay, PLDS vẫn là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta, điều chỉnh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong lĩnh vực dân số. Với 7 Chương, 40 Điều, PLDS đã điều chỉnh các vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố và quản lý dân cư), đến quá trình dân số (quá trình sinh, tử, di cư) và quy định các biện pháp thực hiện công tác dân số...
Sau khi PLDS được ban hành đã có 23 Luật và Dự luật có những nội dung liên quan gần gũi, nhiều nội dung đã được “gợi mở” từ PLDS như: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Cư trú, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Người cao tuổi, Dự luật Hộ tịch….
TS Dương Quốc Trọng cho biết: 10 năm thực hiện PLDS đã mang lại những thành quả hết sức đáng trân trọng và tự hào.
Về mức sinh, nếu như năm 2002, số con trung bình/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta là 2,28 con thì năm 2012 còn 2,05 con. Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh thay thế vào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), 3 năm sau khi Pháp lệnh ra đời và từ đó đến nay, liên tục dưới mức sinh thay thế. Tỷ lệ gia tăng dân số cũng giảm từ 1,17% (2002) xuống còn 1,06% (2012). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã giảm mạnh từ 21,7% (2002) xuống còn 14,2% (2012).
Quy mô dân số nước ta năm 2002 là 79,54 triệu người, năm 2010 là 86,93 triệu người (thấp hơn so với mục tiêu của Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 do Chính phủ đặt ra là không vượt quá 89 triệu người). Đến 1/4/2012, quy mô dân số nước ta là 88,78 triệu người và chắc chắn đạt được mục tiêu Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Chính phủ đặt ra đến năm 2015 (quy mô không vượt quá 93 triệu người), bình quân mỗi năm tăng thêm 924.000 người. Điều đó đã minh chứng, PLDS đã đặt nền tảng cho sự thành công đó.
Theo TS Dương Quốc Trọng, thành công trong lĩnh vực dân số đã mở ra một vận hội vô cùng lớn lao cho Tổ quốc, dân tộc. Các con rồng, con hổ kinh tế ở Đông Á, Đông Nam Á cất cánh bay lên cũng nhờ thời kỳ này. Chúng ta có thể trở thành con hổ, con rồng, có thể "sánh vai các cường quốc" như tâm nguyện của Bác hay không là ở thời kỳ này, khi chúng ta biết tận dụng "vận hội vàng", "kỷ nguyên vàng" này vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước, dân tộc.
Tổng cục trưởng cũng cho biết: Sau 10 năm thực hiện PLDS, bức tranh dân số nước ta hiện nay đã có nhiều thay đổi căn bản so với trước đây: Mức sinh đã giảm rõ rệt nhưng còn rất khác biệt giữa các vùng miền, tỉnh, thành; vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn tiếp tục gia tăng; làm thế nào để tận dụng cơ hội cơ cấu “dân số vàng"? chăm sóc và phát huy người cao tuổi khi Việt Nam đang “già hóa dân số" rất nhanh; phân bố, quản lý dân cư; di cư và đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh như một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển; nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân đồng tính, mang thai hộ... là những vấn đề rất mới, cần được điều chỉnh.
TS Dương Quốc Trọng cho rằng: Với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội hiện nay; ý thức và hành vi của người dân về dân số đã có những thay đổi sâu sắc. Những tiến bộ như vũ bão về khoa học công nghệ nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, y tế nói riêng đã tác động tới các quá trình dân số (như thụ tinh trong ống nghiệm, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, việc lạm dụng tiến bộ KHCN để lựa chọn giới tính trước sinh...). Điều đó đòi hỏi cần có sự điều chỉnh hợp lý của pháp luật.
9h30: Tiếp theo chương trình, đồng chí Dương Văn An – Bí thư Trung ương Đoàn TNCSHCM lên trình bày Báo cáo tham luận của Trung ương Đoàn TNCSHCM về "Sự tham gia và vai trò của Đoàn Thanh niên các cấp trong việc triển khai, thực hiện Pháp lệnh Dân số".
Hằng năm các tỉnh, thành Đoàn đã xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình phối hợp và kế hoạch hành động tới các cơ sở Đoàn và phối hợp với các ngành tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân về công tác Dân số - KHHGĐ. Công tác tuyên truyền giáo dục vận động thanh niên thực hiện Pháp lệnh dân số, thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được xác định là một trong những nội dung quan trọng nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên và nhân dân. Ông Dương Văn An, Bí thư Trung ương Đoàn TNCSHCM |
TƯ Đoàn đã tổ chức phổ biến PLDS qua các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn trên sóng phát thanh VOV chương trình Cửa sổ Tình yêu; mở chuyên mục trên Báo Tiền phong mang tên Diễn đàn Tuổi TEEN. Thông qua báo chí của Đoàn, nội dung thông tin về PLDS; về chăm sóc SKSS VTN đã tác động đến hàng chục triệu lượt thanh niên và nhân dân qua theo dõi trên đài và các báo, tạo được sự chú ý, quan tâm của các bậc cha mẹ, các tầng lớp nhân dân trong xã hội, có tác dụng tốt tạo thuận lợi cho việc triển khai các mô hình và giải pháp kỹ thuật thực hiện bảo vệ chăm sóc SKSS VTN.
10h15 – 10h30: Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Trần Hữu Phước – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Long An chia sẻ một số kết quả đạt được và kinh nghiệm của Long An trong thực hiện PLDS thời gian qua.
Kinh nghiệm của tỉnh Long An rút ra được thông qua việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ thời gian qua đó là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền có ý nghĩa quyết định trong thực hiện mục tiêu DS-KHHGĐ. Do đó, địa phương nào thực hiện tốt công tác này thì nơi đó các hoạt động diễn ra sôi nổi, mang lại hiệu quả cao; công tác truyền thông, vận động là một trong những nội dung cơ bản trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ.
Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An |
Phóng viên các báo đài phỏng vấn TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHH trong giờ giải lao. |
Có mặt từ sáng sớm tại Hội trường, bà Vi Thị Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên cho hay: Đoàn đã đến Hà Nội từ ngày 23/9, với sự tham dự của Phó chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh, đồng chí Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Điện Biên (đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành dân số trong thời gian qua để thực hiện công tác DS-KHHGĐ). Bà Hoa cũng cho biết: Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện PLDS cấp tỉnh Điện Biên được triển khai từ cuối tháng 4, sau khi 9/9 huyện, thị triển khai đánh giá 10 năm thực hiện 10 PLDS. Theo lãnh đạo ngành Dân số tỉnh miền núi còn rất nhiều khó khăn này, đây là dịp sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn ngành. Bà Hoa cũng hi vọng, Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện PLDS ngày 24/9 này sẽ là cõ hội để Trung ương lắng nghe thêm một lần nữa tiếng nói địa phương – những người làm công tác dân số tại cõ sở để có thể bổ sung, điều chỉnh những nội dung phù hợp trong dự thảo Luật Dân số. |
Cũng có mặt từ rất sớm, bà Châu Tuyết Ngọc – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bạc Liêu rất hồ hởi và tràn đầy hi vọng với Hội nghị mà Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức lần này. Theo bà Ngọc, đây là cơ hội để những người làm công tác dân số, những người gắn bó với sự nghiệp “vác tù và hàng tổng” cơ sở được nói tiếng nói của mình, đóng góp vào dự luật Dân số, văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng cho cán bộ dân số yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình. |
Ê-kíp tường thuật trực tuyến của báo Giadinh.net.vn, báo Gia đình và Xã hội tác nghiệp tại Hội nghị. |
10h20: Tiếp nối chương trình, bà Trịnh Thị Hằng - Ủy viên thường vụ BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Nữ công báo cáo tham luận về “Triển khai PLDS trong công nhân lao động”.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn, do đó công tác này đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X và Đại hội XI Công đoàn Việt Nam; Trên cơ sở đó Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo củng cố ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến công đoàn cơ sở. Chỉ đạo các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành cử đại diện lãnh đạo công đoàn tham gia ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố, ngành. Ban Nữ công công đoàn các cấp là đầu mối tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn về công tác DS - KHHGĐ.
Tại cấp Tổng Liên đoàn đã thành lập Trung tâm DS - SKSS và tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm phát huy vai trò nòng cốt, tham mưu cho Tổng Liên đoàn thực hiện các chương trình phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ và các bộ ngành liên quan trong công tác dân số, gia đình và trẻ em. Hoạt động tại Trung tâm DS- Sức khỏe sinh sản của Tổng Liên đoàn, trong 10 năm qua đã tổ chức triển khai 50 lớp truyền thông về DS/SKSS/KHHGĐ trong công nhân lao động, có hơn 7.500 người đã tham dự. Phối hợp tổ chức mít tinh kỷ niệm Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam tại Khu công nghiệp lớn như Bắc Thăng Long Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện các mô hình điểm tại một số tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kom Tum, Vĩnh Phúc, lựa chọn những doanh nghiệp có đông lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ với những hoạt động cụ thể là trang bị tủ sách kiến thức pháp luật, cung cấp tờ gấp truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đưa kiến thức về chăm sóc SKSS vào sinh hoạt công đoàn bộ phận hàng tháng, hàng quí.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và cụ thể hóa một số chính sách DS-KHHGĐ, Tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai cũng như tổng kết, sơ kết định kỳ đánh giá các chủ trương, chính sách, quy định về công tác DS-KHHGĐ. Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên đồng thời các ngành phối hợp với Ngành Dân số để triển khai tuyên truyền vận động thực hiện công tác DS- KHHGĐ đạt kết quả quan trọng.
Nổi bật là việc ban hành 1 hệ thống chính sách khá đồng bộ, phù hợp với đặc thù, điều kiện cụ thể của công tác DS-KHHGĐ. Cụ thể như chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn. Cộng tác viên DS-KHHGĐ kiêm nhiệm ở xóm, khối, bản được hỗ trợ hàng tháng bằng 0,1 mức lương tối thiểu từ ngân sách tỉnh (ngoài mức thù lao theo quy định của Trung ương).
Cần ưu tiên đầu tư các nguồn cho công tác truyền thông "Kính đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Dân số để điều chỉnh một cách toàn diện hơn về quản lý nhà nước lĩnh vực DS-KHHGĐ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và phát triển... Chính phủ cần tiếp tục duy trì quản lý công tác dân số theo Chương trình mục tiêu Quốc gia trong giai đoạn tới. Trong đó cần ưu tiên đầu tư các nguồn cho công tác truyền thông để nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi nhân dân, đề cao trách nhiệm đối với việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ". Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An |
Trước khi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu ý kiến, TS Dương Quốc Trọng chia sẻ: "Sự có mặt của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân thể hiện sự quan tâm lớn lao của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân số, là nguồn động viên đối với những người tham dự Hội nghị nói riêng và toàn thể những người làm công tác dân số nói chung".
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thể hiện sự vui mừng khi đến dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện PLDS. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Vấn đề dân số vô cùng quan trọng, không chỉ có ý nghĩa tác động đến ngày hôm nay mà có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước tới 30 - 50 năm nữa.
Năm 1961, Việt Nam có quyết định số 216/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về việc "sinh đẻ có hướng dẫn". Trải qua 52 năm, với nhiều giai đoạn, nhân dân cả nước đã coi việc sinh đẻ là vấn đề của quốc gia, là sự tồn vong của đất nước chứ không chỉ là câu chuyện của một gia đình riêng lẻ.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh về 5 thành tựu nổi bật của công tác DS-KHHGĐ: (1) Việt Nam đã duy trì được tỷ suất sinh, đã đạt và giữ vững mức sinh thay thế trong nhiều năm. Từ năm 1960, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 6,3 – 6,4 con, đến năm 2012, con số này giảm xuống, chỉ còn 2,05 con. (2) Duy trì mức sinh hợp lý, giúp Việt Nam có được cơ cấu dân số “vàng" và sẽ kéo dài đến năm 2049. (3) Mặc dù chưa giàu về kinh tế, nhưng tuổi thọ người Việt Nam đã cao hơn. Nếu năm 1961, tuổi thọ trung bình là 40 tuổi thì năm 2012, con số này tăng lên 73 tuổi… (4) Tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi ngày càng giảm, từ 51%o (phần nghìn) xuống còn 15%o. (5) Tỷ suất chết mẹ cũng giảm mạnh…
"Đây là những thành tựu hết sức tự hào. Để đạt được thành tựu trên đây, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân cả nước, còn có sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới" – Phó Thủ tướng nói.
Cùng với những thành tựu đạt được, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới. Đó là, dù tổng tỷ suất sinh của Việt Nam đã đạt mức sinh 2 con nhưng xét từng địa phương, vùng miền thì có nơi rất cao, nhưng có nơi lại rất thấp như TP HCM và các tỉnh lân cận vùng Đông Nam bộ. Phải tính toán để kéo mức sinh các địa phương này lên, nếu không sẽ rất đáng lo ngại. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao, cả nước hiện nay ở mức 112,3 bé trai/100 bé gái và xu hướng còn tăng lên trong thời gian tới; Tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi không đồng đều, vùng miền núi con số này rất cao; Vấn đề chăm sóc người cao tuổi không đồng đều, hầu như chỉ mới tập trung tại các thành phố lớn, nơi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội…
Từ những khó khăn, thách thức trên, Phó Thủ tướng đề nghị ngành Dân số khi xây dựng chính sách phải có tầm nhìn xa và phải có sự tính toán cho phù hợp. "Bài học của chúng ta là: Chuyện sinh đẻ không phải là vấn đề riêng của gia đình mà chính là tương lai, sự tồn vong của đất nước".
Với những nhiệm vụ sắp tới của ngành Dân số, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo:
Chúng ta làm chính sách dân số cần quan tâm tới các bài học quốc tế, như ở Phần Lan, Nhật Bản, Trung Quốc…Những nước này hiện đã và đang rất thiếu lao động. Nếu chính sách về dân số không hợp lý, kịp thời thì sau này rất khó thay đổi tình thế. Do đó, duy trì đội ngũ lao động ở một quy mô ổn định là điều rất cần thiết, cũng là một lợi thế trong toàn cầu hóa.
Theo truyền thống của người Việt Nam, con cái sẽ là người chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Vì vậy, sắp tới ngành dân số cần phối hợp cùng ngành giáo dục, khi dạy về giáo dục công dân, phải dạy về hạnh phúc gia đình để các em có ý thức, ngay từ bậc học phổ thông, phấn đấu làm một công dân tốt, làm bố mẹ tốt sau này… Giáo dục Dân số cũng cần phải thấy rằng, đất nước bền vững thì dân số phải bền vững. Về mặt quản lý, rất mong ngành Y tế, Dân số thiết kế các chương trình dân số, làm sao để duy trì và kéo dài thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" ít nhất đến năm 2061. Bên cạnh đó, cần phối hợp với Bộ LĐ- TB & XH quy định tuổi về hưu sao cho hợp lý để phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng".
Phải xây dựng hệ thống chính sách để người có gia đình, có hai con được chăm sóc nâng cao chất lượng dân số. Theo tôi, trong mọi chính sách dân số, cần hướng đến việc có đủ 2 con là có lợi nhất. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư phải có nội dung gia đình hai con, hạnh phúc để đây trở thành tập quán, thói quen của người dân. |
Sau ý kiến phát biểu, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến trân trọng cảm ơn những ý kiến chỉ đạo sâu sắc của Phó Thủ tướng và hứa sẽ thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo để phát huy những thành quả đã đạt được và nỗ lực vượt qua thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Y tế, Dân số.
Việc tổng kết 10 năm thực hiện PLDS là dịp lĩnh hội ý kiến chỉ đạo, trao đổi tiếp thu kinh nghiệm triển khai giữa các địa phương, đề xuất bổ sung chính sách, qua đó củng cố quyết tâm, giải pháp phấn đấu và phát triển tiếp theo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 16 "Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”. Bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh |
Kết quả 10 năm triển khai thực hiện PLDS đã góp phần quan trọng trong việc phấn đấu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh cũng còn đối diện khó khăn thách thức nhiều mặt trong đó có các vấn đề về Dân số và Phát triển, cần nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa cho việc hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.
Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, TSGTKS tỉnh Bắc Giang là 116,8 nam/100 nữ, cao hơn 6,3 điểm so với bình quân cả nước (110,5/100) và là 1 trong 4 tỉnh có tỷ lệ MCBGTKS cao nhất cả nước.
So sánh kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở tỉnh Bắc Giang năm 1999 và 2009, thấy qua 10 năm, tỷ số giới tính (TSGT) của nhóm trẻ dưới 1 tuổi tỉnh Bắc Giang tăng 13 điểm (101,8 năm 1999 tăng lên 114,8 năm 2009), TSGT của nhóm trẻ từ 1 đến 4 tuổi tăng 6,6 điểm (105 năm 1999 tăng lên 111,6 năm 2009). Nếu so sánh với mức chung của cả nước năm 2009, TSGT của nhóm trẻ dưới 1 tuổi tỉnh Bắc Giang cao hơn 5,2 điểm và TSGT của nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi cao hơn 3,2 điểm.
Theo kết quả tổng hợp báo cáo của ngành DS - KHHGĐ, TSGTKS tỉnh Bắc Giang đã có sự không cân bằng không chỉ từ năm 2009 mà trong khoảng thời gian 4 năm trước đó, từ những năm 2004-2005. Năm 2004, tỷ số này là 108 và không ngừng tăng nhanh qua các năm: năm 2007 là 121, năm 2009 là 122, năm 2010 là 118,7/100, năm 2011 là 119,7, năm 2012 là 118,5 và 8 tháng đầu năm 2013 tỷ số này là 118,2 giảm 2,1 điểm so cùng kỳ năm 2012. Nếu như năm 2004 toàn tỉnh có 05 huyện thì năm 2007, 2008, toàn tỉnh có 9/10 huyện, thành phố có TSGTKS ở mức 108 trở lên, đến năm 2011 đã tăng lên 10/10 huyện, thành phố.
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...