Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2015: Trường lo “ảo”, thí sinh lo “chạy”

Thứ hai, 11:32 05/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Sau kỳ thi THPT Quốc gia 2015, với 4 giấy chứng nhận kết quả thi, thí sinh sẽ phải tiếp tục tham gia cuộc “chạy đua” vất vả để nộp - rút hồ sơ xét tuyển vào ĐH, CĐ. Còn đối với các trường ĐH, CĐ thì vẫn canh cánh nỗi lo thí sinh “ảo” gây khó khăn trong công tác tuyển sinh.

 

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015, thí sinh sẽ phải tiếp tục tham gia các đợt xét tuyển để vào ĐH, CĐ. Ảnh minh họa: 				Q.Huy
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015, thí sinh sẽ phải tiếp tục tham gia các đợt xét tuyển để vào ĐH, CĐ. Ảnh minh họa: Q.Huy

 

Sau thi là…chạy đua

Nói về điểm mới của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, ông Mai Văn Chinh -  Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, các năm trước, thí sinh trượt nguyện vọng 1 mà đủ điểm sàn mới được cấp giấy chứng nhận kết quả để tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ. Năm 2015, mỗi thí sinh đã đăng kí sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi.

Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng kí xét tuyển tối đa 4 đợt (mỗi đợt trong 20 ngày). Mỗi đợt xét tuyển, thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy và thí sinh được phép rút hồ sơ xét tuyển để nộp sang trường khác. Thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển theo đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trường. Lệ phí đối với thí sinh rút hồ sơ xét tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.

Có ý kiến cho rằng, cách xét tuyển trên sẽ khiến cuộc đua tranh suất học ĐH, CĐ rất căng thẳng. Sau khi thi tốt nghiệp THPT xong, thí sinh dựa trên kết quả của mình, cân nhắc để tham gia nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Không chỉ mất thời gian, tiền bạc, thí sinh cũng căng thẳng trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả. Nếu không trúng tuyển hoặc muốn chuyển cơ hội sang trường khác, thí sinh lại phải tới tận trường để rút và nộp lệ phí rút hồ sơ. Việc này sẽ là thiệt thòi và tốn kém cho những thí sinh ở xa trường.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, nhiều thí sinh của kỳ thi sắp tới cho biết, đã có quá nhiều thay đổi trong quy chế thi THPT Quốc gia, mỗi trường ĐH, CĐ lại tuyển sinh một kiểu... nên thí sinh sẽ rất vất vả để tìm hiểu thông tin, tham gia xét tuyển. Một số thí sinh thì lo ngại ở một số ngành “hot”, những ngành dễ xin việc làm... của các trường ĐH công lập sẽ rất căng thẳng do số lượng thí sinh tham gia nộp hồ sơ lớn.

Tỷ lệ thí sinh “ảo” sẽ cao?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết, ở kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, Bộ sẽ thiết lập phần mềm tuyển sinh, trong đó buộc các trường ĐH, CĐ phải thường xuyên cập nhật số lượng, kết quả xét tuyển lên hệ thống để hạn chế thí sinh “ảo”. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH, CĐ vẫn canh cánh mối lo thí sinh “ảo” gây khó cho công tác tuyển sinh khi Bộ tạo quá nhiều cơ hội xét tuyển cho thí sinh.

Lấy ví dụ từ thực tế công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, PGS.TS Vũ Phán, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông chia sẻ: “Năm 2014, Bộ GD&ĐT quy định mỗi thí sinh được cấp 3 phiếu chứng nhận kết quả thi. Chỉ với 3 nguyện vọng thôi mà đã quá nhiều thí sinh “ảo” rồi, số thí sinh tới làm thủ tục học cũng chỉ đạt 1/5 số đến nộp hồ sơ. Năm nay, Bộ tạo nhiều cơ hội như thế, tôi nghĩ tỷ lệ thí sinh “ảo” sẽ tiếp tục cao”.

Chia sẻ về nỗi khó khăn, vất vả của một trường ngoài công lập và cũng lo lắng trước hiện tượng thí sinh “ảo”, GS.TS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng cho biết: “Ở đợt xét tuyển, lượng thí sinh “ảo” luôn quá lớn, nhiều thí sinh tới nộp hồ sơ rồi lại ào ào tới rút, hoặc không đến nhập học. Cùng giống điểm nhận hồ sơ thì đương nhiên thí sinh sẽ nộp vào trường công lập do học phí các trường này thấp hơn trường dân lập. Thí sinh cũng chỉ nộp hồ sơ vào trường dân lập để dự phòng mà thôi”.

Trước những rắc rối có thể nảy sinh gây khó khăn trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, một số lãnh đạo các trường ĐH, CĐ đưa ra kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có thêm quy định thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 thì không được sử dụng kết quả để xét đợt 2, 3, 4 nữa. Bộ nên có quy định thời gian xét tuyển cụ thể cho những trường ĐH top đầu, tiếp theo đó là trường top 2, rồi đến top 3 và 4 xét tuyển.

Trước những rắc rối, lo lắng của thí sinh và nhà trường trong công tác tuyển sinh, xét tuyển, có thể thấy rằng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý, kỳ thi “2 trong 1” mà Bộ GD&ĐT đang hướng tới sẽ mất đi ý nghĩa như đã đề ra, đó là giảm áp lực, bớt tốn kém và hạn chế đi lại cho thí sinh và người nhà.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 35 phút trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 58 phút trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Pháp luật - 4 giờ trước

Thí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7, người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng

Giáo dục - 6 giờ trước

Chiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Top