Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Nên thi 3 môn hay 4 môn?
Việc Hà Nội thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ hay thêm môn thứ 4 khi tuyển sinh lớp 10 đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã tiến hành khảo sát trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử TP lấy ý kiến về việc nên thi 3 môn hay 4 môn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023.
Theo đó, phiếu khảo sát đưa ra 3 phương án khảo sát gồm: Thi 3 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ); thi 4 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ 4 bằng hình thức bốc thăm) và ý kiến khác.
Trước đó, nhiều phụ huynh cũng lên tiếng trên mạng xã hội phản đối việc thi 4 môn vì gây áp lực thi cử lớn cho học sinh.
Học sinh, phụ huynh mong bỏ môn thứ 4...
Lưu Hoàng Anh – học sinh lớp 9 (Đống Đa, Hà Nội) dự định đăng ký vào trường THPT Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) đang gấp rút vừa học kiến thức mới, vừa ôn tập kiến thức cũ chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới. Hoàng Anh chia sẻ, ngoài lịch học tại trường, hàng ngày lịch học thêm 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ của em lên đến 5 buổi/tuần vào các buổi tối. Kết thúc học thêm vào lúc 21h tối, tranh thủ ăn uống nghỉ ngơi, Hoàng Anh lại khẩn trương ngồi vào bàn học tiếp đến 1-2h sáng, chuẩn bị bài vở cho buổi học hôm sau.
Chưa biết môn thi thứ 4, thời điểm này, Hoàng Anh vẫn cố gắng học đều tất cả các môn, song nam sinh cũng rất lo lắng: “Em học kém nhất môn Lý và Hóa học, nên em rất lo lắng nếu môn thi thứ 4 rơi vào các môn này. Chỉ học 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ em đã gần như kín lịch cả tuần, thêm môn thi thứ 4, em rất áp lực, nếu được em mong muốn chỉ thi 3 môn", Hoàng Anh chia sẻ.
Có con thi vào lớp 10, phụ huynh Nguyễn Mai (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, ngay từ buổi họp phụ huynh cuối năm học lớp 8, cô giáo chủ nhiệm của con trai chị đã cho chiếu trên màn hình thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, tỷ lệ "chọi" của các trường công lập trên địa bàn và yêu cầu phụ huynh đăng ký nguyện vọng, để cô tư vấn, xem có phù hợp với sức học của học sinh hay không.
"Sự lo lắng, và không khí thi cử đã "nóng" lên từ mùa hè năm ngoái rồi", chị Mai cho hay. Vào năm học mới, con trai chị học thêm hầu như kín cả tuần, 3 môn: Văn, Toán, Anh. Có môn, cháu học theo lớp cô giáo dạy ở trên lớp tổ chức, có môn chị cho con đi học ở ngoài. Cũng có môn thuê gia sư thêm.
Từ sau Tết, bắt đầu bước vào giai đoạn "nước rút", con trai chị hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. "Có hôm, cháu học thêm tới 9h tối, về nhà cơm nước, tắm rửa 11h đêm lại làm tiếp các bài tập cô giáo giao trên nhóm. Nhiều đêm cháu học tới 1, 2h sáng, mẹ giục cũng không đi ngủ, vì chưa làm xong bài. Cháu bảo, cố gắng học chắc 3 môn, để đến lúc Sở công bố môn thi thứ 4 thì còn có thời gian học. Sợ rằng, nếu Sở công bố muộn môn thi này thì không học kịp".
Chị Mai cho hay, những ngày gần đây, chị cũng theo dõi sát thông tin về việc có hay không nên thi môn thứ 4. Theo chị, lứa 2008 các con chịu ảnh hưởng nhiều từ COVID-19, nên nếu Sở GD-ĐT chỉ cho các con thi 3 môn là tốt nhất, giảm bớt áp lực thi cử cho các con. Cũng có ý kiến cho rằng, có thể môn thứ 4 sẽ là môn gỡ điểm. Nhưng theo chị, khó thì cùng khó, dễ thì cũng dễ. Nếu giảm được áp lực, bớt được môn học nào sẽ tốt môn đó. "Còn nếu Sở quyết định không bỏ môn thi thứ 4 thì rất mong Sở công bố sớm, trong tháng 3 để các con có thời gian ôn tập, ổn định tâm lý", chị Mai cho nói.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu Trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cũng cho rằng, việc thi 4 môn vào lớp 10 không còn phù hợp. Chương trình GDPT mới bắt đầu áp dụng cho lớp 10 năm học 2022 - 2023. Theo đó, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học lựa chọn gồm 4 trong 9 môn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
“Cấp THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh không nhất thiết phải học tất cả các môn như trước đây, có 5 trong 9 môn nói trên học sinh sẽ không học. Từ năm 2019, thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội quy định 3 môn bắt buộc Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thứ tư là một trong 6 môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Vật lí, Hoá học, Sinh học. Môn thứ tư được chọn ngẫu nhiên và công bố vào tháng 3 hằng năm. Quy định thi môn thứ tư vào lớp 10 như trên không còn phù hợp. Thông thường, tuyển sinh (đầu vào) sẽ chọn những môn thi phù hợp với chương trình đào tạo sắp tới. Ví dụ, tuyển vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn thì thi Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; vào ngành Y thì thi Toán, Hoá học, Sinh học…
Tuyển sinh vào lớp 10, kể từ khi áp dụng Chương trình GDPT mới cho cấp THPT, nên chọn những môn thi mà tất cả học sinh bắt buộc phải học ở cấp học này. Vì vậy, chọn 3 môn thi vào lớp 10 là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ là phù hợp", thầy Khang nêu quan điểm.
Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng cho rằng, hiện nhiều địa phương vẫn thi tuyển vào lớp 10 bằng 3 môn, song vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông.
... trường phổ thông lo học sinh học lệch, xin điểm nếu không thi
Trực tiếp giảng dạy cấp THCS, thầy Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS Hạ Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) cho rằng, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn nên tổ chức thi 4 môn vào lớp 10 để tránh tình trạng học lệch học tủ.
“Chỉ khi 4 môn, học sinh mới học các môn còn lại mà trong tâm lý của các em và phụ huynh đây vốn là những môn phụ. Nếu không thi môn thứ 4, ngay từ đầu cấp chắc chắn nhiều em sẽ chỉ tập trung vào học 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Những môn còn lại sẽ bị coi là không quan trọng, thậm chí giáo viên có thể nghĩ dạy cho xong, còn học trò cũng sẵn sàng xin điểm để qua môn”, thầy Xuân cho biết.
Hiệu trưởng trường THCS Hạ Bằng cũng thẳng thắn cho biết, có thực tế tại nhiều trường, khi vừa công bố môn thứ 4, sẽ lập tức “vo tròn, bỏ qua” các môn còn lại. Nói về việc thi 4 môn có thể gây áp lực cho học sinh khi phải học quá nhiều kiến thức, theo thầy Xuân áp lực không đến từ số lượng môn thi mà phụ thuộc vào cách ra đề thi. Với môn thi thứ 4, đề thi chỉ nên dừng lại ở trắc nghiệm khách quan với mức độ vừa phải, thông hiểu, nhận biết và vận dụng thấp.
Đồng quan điểm, thầy Ngô Văn Nghĩa, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh (Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng, năm 2022 Sở GD-ĐT Hà Nội quyết định thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đến nay khi dịch bệnh đã ổn định, thi 4 môn sẽ hạn chế được tình trạng học lệch học tủ ở khối THCS, khi lên bậc THPT sẽ đáp ứng tốt hơn chương trình GDPT mới.
"Bậc THPT theo chương trình GDPT mới đã mang tính chuyên sâu, hướng nghiệp, tuy nhiên, khối THCS vẫn là chương trình đại trà, đây là 2 định hướng hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu bỏ môn thi thứ 4 sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh chỉ tập trung vào 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ để thi", thầy Nghĩa nói.
Cũng theo thầy Nghĩa, trong 2 năm học trước, dù chịu tác động của dịch Covid-19, song ngành giáo dục Thủ đô đã nhanh chóng thích ứng, chuyển sang dạy và học trực tuyến, đảm bảo chương trình. Điều này được minh chứng rõ qua kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 khi tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển đại học vẫn ở mức cao. Do đó, nếu cho rằng học sinh lớp 9 năm nay trải qua 2 năm dịch bệnh Covid-19 dẫn đến áp lực khi thi 4 môn chưa thực sự thuyết phục.
Thầy Ngô Văn Nghĩa cho rằng, với một thành phố lớn như Hà Nội, áp lực gia tăng dân số cơ học lớn, đặc biệt ở một số quận huyện đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, số trường lớp hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% nhu cầu vào trường THPT công lập của học sinh nên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nào cũng "nóng" và cam go là điều dễ hiểu. Song bên cạnh đó, thành phố vẫn còn hệ thống các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, cao đẳng nghề kết hợp dạy văn hóa, đáp ứng nhu cầu của học sinh toàn thành phố.
“Lo lắng, căng thẳng trước kỳ thi là tâm lý chung, dễ hiểu của cả học sinh và phụ huynh. Giáo dục là câu chuyện của mọi nhà, nên các kỳ thi bao giờ cũng nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội và rất “nóng”. Tuy nhiên, để giảm bớt những căng thẳng, áp lực không đáng có, học sinh cũng cần căn cứ vào lực học thực tế để lựa chọn trường. Hiện nay, Hà Nội có hơn 100 trường công lập và hơn 100 trường ngoài công lập, đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em toàn thành phố. Do đó các em không nên quá áp lực. Khi lựa chọn được trường phù hợp với năng lực, chắn chắn các em sẽ dễ dàng đạt được nguyện vọng hơn", thầy Nghĩa đưa ra lời khuyên.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 18 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 1 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 1 ngày trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 1 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
Giáo dục - 2 ngày trước30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.