Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Học sinh chịu áp lực tứ bề

Thứ hai, 11:01 27/11/2023 | Giáo dục

Năm nay, toàn TP. Hà Nội có gần 135.000 học sinh lớp 9 tốt nghiệp, tăng hơn 5.000 em. Điều này đã và đang tạo nhiều áp lực cho học sinh thi vào lớp 10 trong thời gian tới.

Áp lực từ chính bản thân học sinh

"Qua kỳ thi vào lớp 10 năm ngoái thì em thấy thật sự là khốc liệt. Đối với em, áp lực lớn nhất là áp lực từ chính bản thân mình. Ngoài ra, áp lực từ phía gia đình cũng khiến em lo lắng. Để giành được một suất vào lớp 10, từ đầu năm đến nay em đã phải tranh thủ học và ôn ở mọi thời điểm có thể.

Ngoài học chính khóa, học thêm ở trường, em còn học thêm ở nhà cô và ở một trung tâm gia sư nữa. Nhiều hôm em ngủ không đủ giấc nên rất mệt nhưng em nghĩ thời gian này cần phải tranh thủ "nạp" kiến thức và giải nhiều dạng đề thì mới mong đỗ được nguyện vọng 1", Nguyễn T. Minh, học sinh lớp 9 ở phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm chia sẻ.

Một em học sinh lớp 9 khác Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) thì bày tỏ mong muốn sớm có phương án thi vào lớp 10 cụ thể về số môn thi, thời gian thi… để chuẩn bị được tốt. "Chúng em mong rằng năm nay chỉ thi 3 môn giống các anh chị khóa vừa rồi để đỡ áp lực".

Áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ

Áp lực kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội trong năm nay và cả những năm vừa qua là rất lớn bởi như năm nay thì chưa thi nhưng mọi người đã biết sẽ có gần 40.000 thí sinh sẽ trượt vào lớp 10 công lập. Ngoài gặp áp lực từ bản thân thì các em học sinh lớp 9 còn phải chịu áp lực từ phía gia đình, làm sao thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹ là muốn con phải đỗ vào trường cấp 3 top đầu, trường danh tiếng.

Là một phụ huynh có con đang chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, chị Nguyễn Thị Luyến (phụ huynh em Nguyễn T. Quang) chia sẻ: "Cả gia đình mình rất lo lắng về kỳ thi vào lớp 10 sắp tới của con. Nhiều năm vừa qua, kỳ thi vào lớp 10 công lập được đánh giá là kỳ thi căng thẳng nhất trong các cấp học. Do vậy, việc đỗ vào một trường công lập vừa là mục tiêu, vừa là một thách thức lớn đối với cả con và gia đình. Phụ huynh chúng tôi đều mong Sở GD&ĐT Hà Nội giảm số môn thi, chỉ còn 3 môn để các con bớt áp lực".

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Học sinh chịu áp lực tứ bề- Ảnh 1.

Những khuôn mặt lo âu, căng thẳng của nhiều phụ huynh khi con tham gia kỳ thi tuyển sinh 10. Kỳ thi này được ví "nóng" hơn cả thi tuyển vào đại học.

Dưới góc nhìn của nhà giáo, thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên môn Sinh học tại Hà Nội cho rằng, áp lực không đến từ số lượng môn thi mà đến từ chính kỳ vọng của phụ huynh. Dù thi bao nhiêu môn thì nếu còn thời gian, phụ huynh vẫn sẽ tìm các lớp học thêm cho con. "Phần lớn phụ huynh mong muốn con trúng tuyển nguyện vọng trường công lập. Tuy nhiên, tại Hà Nội, mỗi năm chỉ tiêu cho trường THPT công lập chỉ khoảng 60% nên áp lực là rất lớn. Rất nhiều học sinh lớp 9 ở Hà Nội vất vả học đến 12 giờ đêm".

Áp lực từ sự đổi mới

Hiện nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước áp dụng thi 3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh để thi tuyển vào lớp 10. Theo thầy Hiền, hình thức thi như hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, học sinh đang học thuộc chương trình cũ, ngay từ lớp 8 đã ôn thi 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hầu hết bỏ qua những môn học khác. Trong khi đó, giai đoạn lớp 8, 9 là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp, tiền đề cho bậc THPT bởi theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, lên lớp 10, các em phải chọn môn học tự chọn theo năng khiếu, sở trường của bản thân.

"Nhiều học sinh bậc THPT mất gốc các môn tự nhiên, xã hội. Ở bậc THCS, các em không được trải nghiệm nghiêm túc, thực sự, đầy đủ thì không thể biết mình thực sự phù hợp với môn học nào để lựa chọn khi lên bậc THPT. Bên cạnh đó, việc nhân đôi Toán, Văn vô hình trung đẩy áp lực cho học sinh, phụ huynh lên cao, thậm chí cho chính giáo viên 2 môn này về mặt gánh thành tích, dẫn đến tình trạng môn chính môn phụ rõ nét".

Theo thầy Hiền, mục tiêu giờ đây không chỉ là kiến thức mà quan trọng hơn là năng lực, phẩm chất, làm sao đánh giá học sinh một cách toàn diện. Do vậy, việc thi vào 10 cũng cần có bước chuyển mình phù hợp. "Áp lực không phải ở số môn thi bao nhiêu. Điều quan trọng là cần có cách kiểm tra đánh giá phù hợp và thái độ của người học".

Giải pháp giúp học sinh giảm áp lực

Kỳ thi vào lớp 10 được coi là một trong những kỳ thi quan trọng, đánh dấu bước ngoặt cho các em học sinh vừa tốt nghiệp bậc THCS. Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết, toàn quận có 22 trường THCS với khoảng 6.000 học sinh lớp 9, tăng gần 1.000 em so với năm học trước. Các trường học trên địa bàn đang triển khai nhiều giải pháp nhằm định hướng phân luồng, giúp các em sớm xác định rõ nguyện vọng phù hợp với năng lực bản thân. Đây cũng là giải pháp nhằm giúp các em giảm áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024.

Cô giáo Nguyễn Hồng Lan - giáo viên chủ nhiệm lớp 9 một trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân cho biết: Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức kiểm tra khảo sát toàn khối vào mỗi tháng với 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Sau mỗi kỳ khảo sát, căn cứ vào kết quả bài làm, các lớp sẽ phân nhóm học sinh để bổ sung kiến thức và điều chỉnh phương pháp dạy, học cho phù hợp, hiệu quả.

Theo cô Lan, ngoài việc mong thành phố sớm công bố số môn thi vào lớp 10 để cô trò bớt thấp thỏm lo lắng, tập trung hơn vào việc dạy và học thì để giảm căng thẳng áp lực cho các học sinh, mỗi bậc phụ huynh cần là người một bạn đồng hành, cùng con chia sẻ những khó khăn vướng mắc và cần thì nên cân nhắc hạ bớt mục tiêu cho con. "Các bậc phụ huynh hãy Lắng nghe những chia sẻ của con để có những định hướng kịp thời cho con em mình chứ không phải tạo ra các áp lực khiến các con cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi bước vào kỳ thi sắp tới".

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 7 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 19 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 1 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 1 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 2 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Top