Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa
Nhiều phụ huynh Hà Nội ví việc vào lớp 10 công lập như chơi xổ số, khi những trường ngoại thành vốn điểm chuẩn thấp nay lại trở thành tâm điểm cạnh tranh khốc liệt.
Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố tỷ lệ chọi vào lớp 10 công lập, không ít phụ huynh rơi vào trạng thái lo lắng, hụt hẫng bởi những trường ngoại thành, điểm chuẩn các năm trước thấp thì năm nay lại có tỷ lệ cạnh tranh tăng vọt.
Điển hình như THPT Quang Minh ở huyện Mê Linh tỷ lệ chọi 1/1,75 - đứng thứ 14 về độ cạnh tranh vào lớp 10, tăng tới 72 bậc so với năm ngoái. Đây là trường tăng hạng nhiều nhất.
Kế đó, THPT Ngô Thì Nhậm, huyện Thường Tín, tăng 60 bậc, góp mặt trong top 7 tỷ lệ chọi cao nhất. Cùng mức tăng này, THPT Phạm Hồng Thái, quận Ba Đình, từ hạng 71 năm ngoái giữ vị trí 11 năm nay, tỷ lệ chọi xấp xỉ 1/1,8.
Những trường nằm ở khu vực ngoại thành nhảy vọt hơn 40 bậc về tỷ lệ chọi còn có Phú Xuyên B, Hồng Thái, Tiến Thịnh, Trung Giã, Ngọc Tảo, Minh Hà, Hợp Thanh.

Cuộc đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội được đánh giá vô cùng khốc liệt. (Ảnh minh hoạ)
Chị Nguyễn Thị Lý (43 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) không giấu nổi sự hoang mang khi biết trường THPT Hoài Đức C - ngôi trường mà gia đình xem là "cửa an toàn" cho nguyện vọng 1 của con gái, bất ngờ lọt top 5 trường có tỷ lệ chọi cao nhất thành phố. Năm nay, trường chỉ tuyển 540 học sinh nhưng nhận tới 1.074 hồ sơ đăng ký.
"Con gái tôi học lực khá. Hai mẹ con tính toán rất kỹ, tham khảo điểm chuẩn các năm trước rồi mới quyết định đăng ký, vậy mà giờ trường lại thành điểm nóng. Mấy hôm nay tâm trạng tôi luôn rối bời, như ngồi trên đống lửa" , chị Lý nói.
Chỉ đến khi tham gia các hội nhóm phụ huynh, chị Lý mới vỡ lẽ, hóa ra rất nhiều người cùng chung suy nghĩ, rằng chọn trường quê, ít người để ý tới sẽ tăng khả năng trúng tuyển. Thế nhưng, chính tâm lý này lại khiến những trường tưởng là vùng an toàn bất ngờ trở thành điểm nóng.
Dù nguyện vọng 2, 3 có tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn, nữ phụ huynh vẫn tha thiết mong con có thể trúng tuyển nguyện vọng 1 để không bị những bạn bè trêu chọc.
Biết con học lực khá và thừa nhận cuộc cạnh tranh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội chẳng khác nào "chảo lửa", chị Đồng Phương Dung (41 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) thận trọng khi chọn trường. Dù nhà chỉ cách trường THPT Kim Liên và THPT Đống Đa chưa đầy 2km, nhưng hai mẹ con vẫn quyết định “né” những ngôi trường top đầu này vì e ngại tỷ lệ chọi quá cao.
Sau nhiều cân nhắc, chị và con gái chọn trường THPT Phan Đình Phùng là nguyện vọng 1 và THPT Phạm Hồng Thái là nguyện vọng 2, những ngôi trường được gia đình đánh giá vừa tầm với. Tuy nhiên, bảng công bố tỷ lệ chọi năm nay khiến chị Dung "toát mồ hôi". THPT Phan Đình Phùng nằm trong top 10 trường có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất thành phố, trong khi THPT Phạm Hồng Thái cũng chỉ cách nhóm cao nhất một hai bậc.
“Ban đầu, tôi chọn hai trường với tâm thế an toàn, vừa sức với con. Không ngờ, sự tính toán cẩn trọng ấy giờ lại trở thành cuộc chiến khốc liệt. Có lẽ tâm lý nhiều phụ huynh đều giống nhau, nên trường được xem là vừa tầm giờ lại đông nghẹt hồ sơ” , chị Dung nói, ví việc chọn trường vào lớp 10 công lập cho con như chơi xổ số.
Dù vẫn còn nguyện vọng 3 vào trường có tỷ lệ chọi thấp, nhưng chị Dung vẫn hy vọng con sẽ đủ điểm đỗ vào một trong hai trường đầu tiên. “Gia đình tôi không đặt nặng việc phải đỗ trường top, chỉ cần một môi trường phù hợp với năng lực và thuận lợi cho con đi học là đủ. Nhưng bây giờ, đến cả lựa chọn vừa sức cũng không còn dễ dàng nữa” , nữ phụ huynh thở dài.

Nhiều phụ huynh Hà Nội ví việc chọn trường vào lớp 10 công lập cho con như chơi xổ số. (Ảnh minh hoạ)
Trước những lo lắng về tỷ lệ chọi những trường top giữa, top cuối năm nay tăng mạnh, cô Nguyễn Thảo Linh, giáo viên THPT Cổ Loa khuyên các bậc phụ huynh và học sinh cần tiếp cận những con số này với tâm thế tỉnh táo, đánh giá một cách toàn diện thay vì để bị cuốn vào tâm lý hoang mang, bất an.
"Tỷ lệ chọi có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh, học sinh, nhưng cần hiểu rằng đó chỉ là một kênh thông tin tham khảo. Nó không phản ánh đầy đủ chất lượng hồ sơ hay khả năng đỗ - trượt của từng cá nhân. Việc nhìn vào điểm chuẩn của các năm học trước để phân tích mới là cách làm sát với thực tế và đáng tin cậy hơn", cô Linh phân tích.
Đặc biệt, trong thời điểm cận kề kỳ thi, nữ giáo viên nhấn mạnh, điều quan trọng nhất không phải là lo lắng về những yếu tố khó kiểm soát như tỷ lệ chọi, mà là giữ vững tinh thần, sức khỏe và chiến lược ôn tập. Thời gian còn lại không nhiều, nếu học sinh giữ được sự bình tĩnh, tránh phân tâm và duy trì nhịp độ học tập hợp lý, các em hoàn toàn có thể nâng cao năng lực và đạt kết quả tốt.
Nữ giáo viên cũng gửi lời nhắn nhủ đến các bậc cha mẹ, hãy là điểm tựa tinh thần, thay vì trở thành nguồn áp lực. Khi phụ huynh quá căng thẳng, học sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng và dao động. "Niềm tin, sự ổn định và định hướng rõ ràng từ gia đình chính là món quà quý giá nhất mà các em cần lúc này", cô Linh nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng
Giáo dục - 3 giờ trướcChiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Phụ huynh Hà Nội sốt ruột chờ điểm thi lớp 10
Giáo dục - 16 giờ trướcNgày 30-6, nhiều thông tin lan truyền trên mạng về việc Sở GD-ĐT Hà Nội sắp công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Vì sao đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không in trên khổ giấy A3 như công bố?
Giáo dục - 19 giờ trướcGĐXH - Giáo sư Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết, việc in đề thi tốt nghiệp THPT 2025 trên khổ giấy A3 hay A4 là tùy các địa phương.

Đề tiếng Anh tốt nghiệp khó như thi IELTS: Học sinh ‘khóc thét’, chuyên gia nói gì?
Giáo dục - 1 ngày trướcSáng 27/6, gần 353.000 thí sinh trên cả nước đã làm bài thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhận định đề môn tiếng Anh năm nay có sự tương đồng nhất định với đề thi IELTS, thí sinh 'than khóc' đề khá dài và khó, tạo ra thử thách đáng kể cho thí sinh.

Kỷ luật hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm trong nhóm Zalo của trường
Giáo dục - 2 ngày trướcDo gửi ảnh nhạy cảm trong nhóm Zalo của trường, ông R.K đã bị Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Thiện (Gia Lai) ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Đề thi Toán tốt nghiệp THPT 2025 dài như văn, có đáng để thí sinh bật khóc?
Giáo dục - 2 ngày trướcThí sinh cho rằng đề Toán thi tốt nghiệp THPT 2025 khó và dài như đề văn. Giáo viên nhìn nhận đề toán năm nay có độ khó nhất định không chỉ nội dung câu hỏi mà cả từ sự khác lạ trong câu hỏi. Học sinh sẽ không có điểm may rủi như các năm trước.

Bộ GD-ĐT phản hồi về đề thi Toán, Tiếng Anh khiến thí sinh 'sốc, khóc nức nở'
Giáo dục - 3 ngày trướcSau khi kết thúc môn Toán, Tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh nói “sốc”, thậm chí khóc nức nở vì đề thi quá khó. Giáo viên cũng đồng tình đề thi năm nay là thách thức với thí sinh.

Nam sinh thi đỗ 6 trường THCS, là thủ khoa 2 trường ‘hot’ ở Hà Nội
Giáo dục - 3 ngày trướcNguyễn Chí Dũng, học sinh Trường Tiểu học La Khê cùng lúc thi đỗ 6 ngôi trường THCS “hot” ở Hà Nội, trong đó có 2 trường đỗ thủ khoa.

Bị hư xe dọc đường, thí sinh vẫn kịp thi nhờ cách xử trí 'có một không hai'
Giáo dục - 3 ngày trướcThí sinh ở TP.HCM bị hư xe dọc đường, nhận thấy giờ thi cận kề, em nhanh trí "tấp" vào điểm thi gần nhất và được linh động tạo điều kiện để làm bài thi sáng 27/6.

Toàn cảnh Trường Đại học Hà Hoa Tiên ở Hà Nam vừa bị đình chỉ đào tạo
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Không bóng sinh viên, cỏ dại mọc um tùm, nhiều dãy nhà xuống cấp là những gì đang diễn ra tại Trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam) vừa bị Bộ Giáo dục và Đào tạo đình chỉ hoạt động đào tạo bậc đại học 12 tháng.

Toàn cảnh Trường Đại học Hà Hoa Tiên ở Hà Nam vừa bị đình chỉ đào tạo
Giáo dụcGĐXH - Không bóng sinh viên, cỏ dại mọc um tùm, nhiều dãy nhà xuống cấp là những gì đang diễn ra tại Trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam) vừa bị Bộ Giáo dục và Đào tạo đình chỉ hoạt động đào tạo bậc đại học 12 tháng.