Ung thư thực quản: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nuốt vướng, gầy sút cân, ho, khó thở... là dấu hiệu của ung thư thực quản. Nội soi tiêu hóa là cách giúp phát hiện sớm ung thư thực quản.
Ung thư thực quản là gì?
Ung thư thực quản là bệnh thường gặp ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 10.000 ca ung thư thực quản mới mắc. Ung thư thực quản được định nghĩa là những tổn thương ung thư xuất phát từ biểu mô niêm mạc của thực quản .
Thực quản theo giải phẫu được chia làm 3 đoạn: 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 cuối. Tại thực quản có biểu mô vảy và biểu mô tuyến. Ở 1/3 trên và 1/3 giữa phần lớn là ung thư biểu mô vảy, chiếm đến 90%. Còn ở 1/3 dưới phần lớn là ung thư biểu mô tuyến.
Biểu hiện ung thư thực quản
Dấu hiệu ung thư thực quản là gì? Tùy vào giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau
Giai đoạn sớm
Với ung thư thực quản, ở giai đoạn sớm thường tổn thương và gây ra những biến đổi rất nhỏ trên bề mặt của thực quản. Ở giai đoạn này không gây nên những rối loạn chức năng hay bất thường về máu, cho nên thường bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Có thể bệnh nhân sẽ có những triệu chứng bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như trào ngược:
- Nuốt nghẹn, nuốt vướng
- Cảm giác đau tức mơ hồ ở vùng ngực hoặc sau xương ức.
Giai đoạn muộn ung thư thực quản
Khi bệnh ở giai đoạn muộn hơn, khối u to gây ảnh hưởng đến lưu thông tiêu hóa từ thực quản đến dạ dày kém hơn những biểu hiện sẽ rõ ràng hơn nhiều. Lúc này sẽ gặp một số biểu hiện thường gặp nhất là:
- Nuốt vướng nuốt nghẹn
- Ho, khó thở, lúc này khối u đã to và xâm lấn vào phổi và vùng khí quản
- Gầy sút cân, suy kiệt, thiếu máu
Một số ít các trường hợp bệnh nhân có hạch ở vùng cổ. Lúc này khối u đã di căn.
Ung thư thực quản có chữa được không?
Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư thực quản phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị cụ thể như:
- Phẫu thuật cắt thực quản tạo hình và vét hạch hoặc phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng. Phẫu thuật mở thông dạ dày khi bệnh nhân không ăn uống được và sẽ là đường hỗ trợ cho bệnh nhân khi điều trị hóa chất hoặc tia xạ.
- Xạ trị: thường phối hợp với hóa trị. Xạ trị kết hợp với hóa chất cũng là phương pháp điều trị chính khi u không còn khả năng phẫu thuật và chưa có di căn. Trong trường hợp ung thư tiến triển, xạ trị có thể được sử dụng để giảm nhẹ các ảnh hưởng do kích thước khối u hoặc do di căn.

Ung thư thực quản giai đoạn sớm biểu hiện rất mơ hồ, chỉ có thể phát hiện qua nội soi tiêu hóa.
- Hóa trị: có thể được chỉ định trước phẫu thuật (hóa trị tân bổ trợ) giúp giảm bớt kích thước khối u, để có thể phẫu thuật được. Hóa trị cũng có thể được chỉ định sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ) để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
- Chăm sóc giảm nhẹ là một chăm sóc y tế đặc biệt nhằm giảm nhẹ đau đớn và những triệu chứng trong khi bệnh nặng. Chăm sóc giảm nhẹ đặc hiệu với từng bệnh nhân, gia đình và từng bác sĩ khác nhau.
- Can thiệp qua nội soi : khi khối u thực quản được phát hiện ở giai đoạn sớm, chưa xâm lấn, chưa có di căn hạch. Bệnh nhân có thể cắt bỏ toàn bộ tổn thương thành một khối qua nội soi nhờ kĩ thuật cắt tách niêm mạc (ESD) sau khi đã được các bác sĩ đánh giá kĩ lưỡng. Đây cũng là kĩ thuật đã và đang được áp dụng thường quy tại bệnh viện K. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao trong điều trị và nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Sau can thiệp bệnh nhân hồi phục nhanh, khỏi bệnh và không phải chịu tác dụng phụ của hóa chất, tia xạ, tránh được một cuộc phẫu thuật nặng nề.
Ung thư thực quản có di truyền không?
Ung thư thực quản rất ít liên quan đến di truyền . Chủ yếu do các yếu tố mắc phải trong đời sống thường ngày. Trong đó có 2 yếu tố thường gặp nhất là hút thuốc lá và uống rượu.
Ai có nguy cơ mắc ung thư thực quản?
Những người hút thuốc lá là đối tượng chủ yếu của ung thư biểu mô vảy thực quản. Và viêm thực quản trào ngược là yếu tố nguy cơ chính của ung thư biểu mô tuyến.

Hút thuốc, uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc lá lớn do vậy con số mắc ung thư thực quản cũng cao. Với ung thư biểu mô tuyến, nguy cơ chủ yếu là vấn đề liên quan đến trào ngược. Ở những người béo phì, thường ăn đồ ăn nhanh, nhiều chất béo, ít luyện tập là những yếu tố làm tăng nặng tình trạng trào ngược. Và khi trào ngược kéo dài lâu ngày sẽ làm biến đổi niêm mạc vùng chuyển tiếp giữa thực quản và dạ dày, đó là phần 1/3 dưới của thực quản. Từ đó dẫn tới tổn thương tiền ung thư - barrett thực quản. Và từ barrett thực quản sẽ dẫn tới ung thư biểu mô tuyến thực quản xuất hiện.
Ngoài ra còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản như:
- Uống rượu .
- Tổn thương thực quản do bỏng.
- Béo phì .
- Co thắt tâm vị.
Phòng ngừa ung thư thực quản
Làm sao để không bị ung thư thực quản? Vì ung thư thực quản có những nguyên nhân khá rõ ràng như hút thuốc lá, uống rượu, do đó để phòng ngừa ung thư thực quản chúng ta cần có lối sống khoa học. Với một lối sống lành mạnh bạn không chỉ phòng ngừa được ung thư thực quản mà còn phòng được rất nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác. Do đó cần:
- Cai rượu và dừng hút thuốc và đó là những yếu tố nguy cơ chính gây tổn thương thực quản.
- Tập thể dục.
- Cân bằng chế độ ăn uống.
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh, không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ung thư.
- Hỏi bác sĩ về nguy cơ mắc ung thư của bạn. Khám và tầm soát phát hiện ung thư sớm khi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia. Việc tầm soát định kỳ để nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể loại bỏ.

'Thời gian vàng' trong cấp cứu đột quỵ thiếu máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim
Sống khỏe - 40 phút trướcGĐXH - Trong cấp cứu đột quỵ và nhồi máu cơ tim, mỗi giây phút đều quan trọng, quyết định sự sống của người bệnh.

Sai lầm dễ mắc khi ăn chay có thể gây bệnh tim
Sống khỏe - 57 phút trướcĂn chay đúng cách mang lại lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, có một sai lầm nhiều người dễ mắc khi ăn chay lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nguyên tắc '3 không' giúp người trên 50 tuổi khỏe mạnh sống lâu
Sống khỏe - 59 phút trướcTừ độ tuổi 50 trở đi, chúng ta cần đặt ra những nguyên tắc sống nhất định để không chỉ an yên mà còn có sức khỏe dẻo dai.

Người phụ nữ 33 tuổi mất con ở tuần 26 vì nguyên nhân hiếm gặp
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc hội chứng Budd-Chiari trên nền thai kỳ, kèm theo các biến chứng nặng như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng, viêm phúc mạc và suy thai cấp.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

4 thói quen buổi sáng giúp đánh bay mỡ bụng sau tuổi 40 mà không cần tập thể dục
Sống khỏe - 7 giờ trướcVòng eo thon gọn luôn là niềm mơ ước của nhiều người và những thói quen hàng ngày có thể giúp loại bỏ mỡ bụng mà không cần tập thể dục.

Những loại rau giúp giảm axit uric trong cơ thể
Sống khỏe - 9 giờ trướcĐể hỗ trợ hạ axit uric, bạn hãy thường xuyên ăn những loại rau có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể dưới đây.

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Không ngủ suốt 264 giờ, người đàn ông tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột người đàn ông thức trắng suốt 264 giờ đã kể chi tiết về những tổn hại kinh hoàng mà việc này gây ra cho cơ thể và tinh thần của anh.

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch
Mẹ và béGĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...