Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ước mơ trở thành bác sỹ của cậu sinh viên mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Thứ hai, 11:31 11/01/2016 | Dân số và phát triển

Không may bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), Nguyễn Thái Sơn (Hà Nội) đã vượt lên hoàn cảnh để viết tiếp ước mơ trở thành bác sỹ của mình. Hiện em đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Y tế Công cộng.

<img class="small-pic" id="img_276220" data-cke-saved-src="http://giadinh.mediacdn.vn/2016/1-0-wpzk-1452484239916.jpg" src="http://giadinh.mediacdn.vn/2016/1-0-wpzk-1452484239916.jpg" photoid="img_276220" rel="http://giadinh.mediacdn.vn/2016/1-0-wpzk-1452484239916.jpg" type="photo" alt="Nguyễn Thái Sơn trong một buổi truyền thông về bệnh tan máu bẩm sinh" border="0" width="500" helvetica="" neue',="" helvetica,="" sans-serif;="" font-size:="" 14px;="" line-height:="" 20px;="" text-align:="" center;="" background-color:="" rgb(240,="" 240,="" 240);"="" contenteditable="false">

Nguyễn Thái Sơn trong một buổi truyền thông về bệnh tan máu bẩm sinh

Vượt lên số phận

Gặp Sơn trong một buổi truyền thông về căn bệnh Thalassemia, nhìn em nhỏ bé hơn nhiều so với lứa tuổi mười chín, đôi mươi của mình.

Thoạt đầu, ai cũng nghĩ em đang tuổi thiếu niên và là học sinh THCS, nhưng khi em giới thiệu đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Y tế Công cộng và đang phải sống chung với căn bệnh Thalassemia từ khi còn nằm trong nôi, ai nấy đều khâm phục ý chí và nghị lực vươn của em.

Vượt lên số phận, Sơn đã cố gắng học tập và học rất giỏi, với thành tích là 12 năm liền đều là học sinh khá, giỏi. Đặc biệt, kỳ thi THPT năm 2015, em đủ điểm để đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội, nhưng em đã chọn Trường Đại học Y tế Công cộng để theo học.

"Sở dĩ em chọn học trường này là vì gần nhà và thuận tiện cho việc vào viện điều trị bệnh. Hơn nữa, em chọn trường này một phần cũng là để thực hiện tâm nguyện: Tuyên truyền đến cộng đồng về căn bệnh mà chính em đang mắc phải. Người thật, bệnh thật, tuyên truyền chắc sẽ hiệu quả hơn..." - Sơn dí dỏm nói và cho biết em sẽ chăm chỉ học tập, nỗ lực hết mình để trở thành bác sỹ của cộng đồng mà em đã từng mơ ước.

Học tập cũng cần có "mẹo"

Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Sơn cho hay: Điều kiện sức khỏe của em không chó phép thức khuya, dạy sớm để học bài, nên trong giờ học trên lớp em chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài và làm bài tập trong sách giáo khoa. Chỗ nào không hiểu em thường hỏi luôn bạn bè hoặc là thầy, cô để nhận được sự trợ giúp.

"Theo em trong tập cũng cần có "mẹo". Chẳng hạn với các môn như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, sau mỗi bài học, em thường ghi các công thức, hoặc các chi tiết "đắt nhất" của bài học đó vào tờ giấy vàng rồi dán lên góc học tập. Sau đó áp dụng bằng các bài tập thực hành. Với cách này vừa giúp em ghi nhớ kiến thức và hình thành được kỹ năng tổng hợp" - Sơn chia sẻ.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của Sơn, các bạn có thể học bằng cách ghi nhớ kiến thức theo kiểu chọn từ khóa hoặc là thiết lập cây thư mục.

"Tùy từng môn, từng bài học để có thể lựa chọn phương pháp học tập sao cho hiệu quả với khả năn của mình nhất. Đặc biệt, tuyệt đối không được lơ là kiến thức trong sách giáo khoa. Đây là phần kiến thức cơ bản nhất và quan trọng vì thế cần phải nắm chắc thì mới có thể phát triển nội dung bài học theo hướng nâng cao" - Sơn bộc bạch.

Ước mơ trở thành bác sỹ trong lĩnh vực y tế công cộng

Tuy nhiên, để có được kết quả như ngày hôm nay, Sơn đã phải cố gắng rất nhiều để vượt lên chính mình.

"Hồi em học bậc THCS và THPT. Lứa tuổi đáng yêu nhất của cuộc đời với những trò tinh nghịch của học trò, thì em lại không được tham gia. Nhiều lúc nhìn các bạn chơi đá cầu với nhau mà em thấy tủi thân.

Có những lúc mệt mỏi vì phải điều trị trong bệnh viện em đã có ý nghĩ buông xuôi. Nhưng rồi, được gia đình, thầy, cô, bạn bè và các bác sỹ động viên em đã lấy lại được động lực cho mình. Đó cũng là lý do vì sao em mong muốn trở thành bác sỹ trong lĩnh vực y tế công cộng" - Sơn trải lòng.

Qua tìm hiểu được biết, hiện Sơn rất tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và trở thành một trong những thành viên tích cực của câu lạc bộ sinh viên tình nguyện - Trường Đại học Y tế Công cộng.

Em tâm sự: "Tham gia các hoạt động xã hội cho em nhiều trải nghiệm thú vị và phát triển được nhiều kỹ năng mềm. Điều này rất có ý nghĩa cho công việc của em sau này, mặt khác cũng giúp em tự tin, lạc quan hơn và quên đi việc mình đang là một người bệnh".

Theo Giáo dục và Thời đại

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top