Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không? Vì sao bà bầu cần thận trọng khi dùng cây thuốc này

Thứ sáu, 16:00 27/05/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Cây thuốc dòi hay còn được gọi là cây bọ mắm, một loại thảo mộc rất phổ biến trong đông y để điều trị các bệnh lý như: chữa ho, hỗ trợ trị lao, điều trị mụn nhọt... Vậy uống thuốc lá dòi nhiều có tốt không?

Cây thuốc dòi, hay còn được gọi với tên là cây bọ mắm, cây bơ nước tương, đại kích biển. Ngoài ra, loại cây này có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica, thuộc họ tầm ma.

Cây thuốc dòi thuộc loại cây thân thảo, mọc sát mặt đất, thân cây có lông bao phủ, chia làm nhiều nhánh. Lá cây thuốc dòi màu xanh lục, hình thon dài nhọn về đuôi lá, thường mọc kiểu so le. Hoa của cây thuốc dòi nhỏ, mọc thành chùm, nở quanh năm. Quả thuốc dòi hình quả trứng, có khía dọc thân quả.

Cây thuốc dòi thuộc dòng cây mọc hoang, dễ phát triển ở những vùng đất ẩm ướt. Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ, Philippine và Việt Nam.

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không? Vì sao bà bầu cần thận trọng khi dùng cây thuốc này - Ảnh 1.

Công dụng của cây thuốc dòi

Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, tính mát và được dùng trong các trường hợp sau:

- Điều trị các vấn đề về hô hấp, tai mũi họng như ho, ho dai dẳng, ho có đờm, viêm mũi, đau họng...

- Thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt.

- Chữa các trường hợp bị viêm sưng vú, thông tắc tia sữa.

- Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng thông tiểu, tiêu vết bầm.

Cách sử dụng cây thuốc dòi

Một số cách sử dụng cây thuốc dòi để chữa bệnh như sau:

- Chữa ho đau họng: Dùng 10-20g cây thuốc dòi khô đem sắc với nước uống mỗi ngày, đến khi triệu chứng thuyên giảm.

- Chữa ho lao: Dùng nhựa cây thuốc dòi hấp cách thuỷ cùng mật ong, sau đó chắt lấy nước uống ngày 2 đến 3 lần.

- Thanh nhiệt thải độc: Dùng 10-20g cây thuốc dòi nấu lấy nước uống. Nên kết hợp cùng râu ngô, bông mã đề hay bạch mao căn để đạt hiệu quả tốt hơn.

- Chữa viêm sưng vú, mụn nhọt: Lấy cây thuốc dòi giã nát, đắp trực tiếp lên vùng điều trị, triệu chứng sẽ giảm rất nhanh.

Ngoài ra cần lưu ý những điều sau khi sử dụng cây thuốc dòi để trị bệnh như:

- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng dược liệu.

- Không nên lạm dụng thuốc với mục đích giải nhiệt lợi tiểu, vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải.

- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây sảy thai.

- Thận trọng với bệnh nhân bị huyết áp, tiểu đường.

- Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng.

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không? Vì sao bà bầu cần thận trọng khi dùng cây thuốc này - Ảnh 2.

Cây lá dòi có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Tác hại của cây thuốc dòi? Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?

Có nhiều người thắc mắc không biết uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không? Thực tế, không chỉ riêng cây thuốc dòi mà tất cả các vị thuốc khác khi sử dụng cũng đều cần có liều lượng nhất định, cách dùng hợp lý. Việc lạm dụng quá nhiều các dược liệu sẽ gây ra các tác dụng phụ trên người bệnh.

Đối với cây thuốc dòi, khuyến cáo liều dùng mỗi ngày trung bình khoảng 10-20g. Việc tăng giảm liều lượng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ cụ thể của từng người bệnh.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy đi tìm hiểu về tác hại của vị thuốc này. Thuốc dòi khi sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra một số tác dụng sau:

- Đối với phụ nữ mang thai:

Cây thuốc dòi là loại dược liệu có tính chất điều kinh. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thường xuyên và liên tục cây thuốc dòi. Bởi có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí dẫn đến sảy thai.

Trong các trường hợp bà bầu cần sử dụng loại thảo dược này, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong thời gian điều trị bằng thuốc này thì phải dừng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Bên cạnh đó, việc uống nhiều lá thuốc dòi còn có thể làm hạ huyết áp, hạ nhiệt và làm giảm hiệu quả của một số thuốc nếu dùng cùng lúc. Chính vì vậy, có thể trả lời cho câu hỏi “uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không” đó chính là “không”.

- Làm mất cân bằng điện giải:

Do cây thuốc dòi có công dụng làm mát phế vị, thông tiện, lợi tiểu nên trong nhiều trường hợp có thể làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể, nhất là khi dùng quá nhiều. Điều này khiến cho việc hấp thụ các khoáng chất như: kali, natri… sẽ bị giảm do đào thải nhiều qua nước tiểu.

- Đối với người có cơ địa tính hàn:

Cây thuốc dòi có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với những người có cơ địa tính hàn hay còn gọi là thân nhiệt thấp sẽ rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau, không có lợi cho cơ thể khi sử dụng. Do đó, những người có thể hàn, thấp nhiệt cần chú ý liều lượng khi sử dụng cây thuốc dòi.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 2 tuần trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 4 tuần trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Dịp Tết trẻ được nghỉ học dài ngày, nhiều trẻ cùng bố mẹ về quê đón Tết, tiềm ẩn nguy cơ bị tai nạn thương tích. Cha mẹ cần biết những tai nạn trẻ hay gặp và cách phòng tránh, sơ cứu để gia đình đón Tết an toàn.

Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ ở trong nhà gần như cả ngày, không hoạt động bên ngoài và không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc sinh sống ở xứ lạnh ít ánh nắng… sẽ có nguy cơ thiếu vitamin D. Vậy khi trẻ bị thiếu vitamin D sẽ có biểu hiện như thế nào?

Sau 3 ngày bị sốt, bé trai bất ngờ suy tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn

Sau 3 ngày bị sốt, bé trai bất ngờ suy tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Chỉ từ ho, viêm phổi, bé trai (12 tháng tuổi) suy đa tạng, rơi vào tình trạng nguy kịch vì nhiễm trùng huyết do tụ cầu.

Top