Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ưu điểm của PTTT TTXH

GiadinhNet - Giá cả hợp lý, tiện dụng, chất lượng đảm bảo... là những ưu điểm nổi trội của phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội (PTTT TTXH) so với các PTTT khác cùng loại trên thị trường.

Kênh cung cấp PTTT TTXH được quản lý và tổ chức như thế nào ở địa phương?

Trả lời: Ở địa phương, công tác quản lý và tổ chức cung cấp PTTT theo kênh TTXH được thực hiện như sau:

1. Cấp tỉnh, thành phố: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố phân công bộ phận thực hiện TTXH, gồm Lãnh đạo và các chuyên viên bộ phận TTXH. Nhiệm vụ của bộ phận thực hiện TTXH cấp tỉnh, thành phố:
 
- Lập kế hoạch TTXH và hướng dẫn triển khai thực hiện.
 
- Ký kết và triển khai thực hiện Hợp đồng thực hiện TTXH.
 
- Ký kết triển khai thực hiện Hợp đồng thực hiện truyền thông, quảng cáo hoạt động TTXH.
 
- Quản lý và bảo quản, vận chuyển, kiểm tra, giám sát tình hình phân phối và sử dụng sản phẩm TTXH.
 
- Nộp tiền bán hàng và báo cáo quyết toán với BQLMH theo quy định.
 
- Tổng hợp các báo cáo quý, báo cáo năm và nộp cho trung ương theo đúng hướng dẫn.
 
- Kiểm tra, đôn đốc và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của cơ sở trong quá trình thực hiện.
 
2. Cấp huyện, quận: Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, quận phân công bộ phận thực hiện TTXH, gồm Lãnh đạo và các chuyên viên bộ phận TTXH.
 
Nhiệm vụ của bộ phận thực hiện TTXH cấp huyện, quận:

- Lập kế hoạch TTXH.

- Quản lý và bảo quản, vận chuyển, kiểm tra, giám sát tình hình phân phối và sử dụng sản phẩm TTXH tại cơ sở.

- Nộp tiền bán hàng và báo cáo quyết toán với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố theo quy định.

- Tổng hợp các báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm và nộp cho tỉnh, thành phố theo đúng hướng dẫn.

- Kiểm tra, đôn đốc và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của cơ sở trong quá trình thực hiện.

3. Cấp xã, phường:

Cán bộ DS-KHHGD và các CTV DS là những người trực tiếp thực hiện TTXH các PTTT tại xã, phường.
 
Cán bộ DS-KHHGĐ xã, phường có nhiệm vụ:
 
- Lập danh sách đối tượng cụ thể và phân công cho các CTV DS-KHHGD của mình (và bản thân họ) tới từng hộ gia đình, trực tiếp giới thiệu, tuyên truyền, vận động, tư vấn về DS-KHHGD và thu tiền khi đối tượng đồng ý mua và sử dụng sản phẩm TTXH.
 
- Bảo quản sản phẩm TTXH đúng quy định.
 
- Nộp tiền bán hàng và lập hồ sơ chứng từ thanh toán, quyết toán cho huyện, quận theo quy định.
 
- Báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm và nộp cho huyện, quận theo đúng hướng dẫn.
 
Công tác quản lý và tổ chức cung cấp PTTT theo kênh thị trường thương mại được thực hiện như thế nào?
 
Trả lời: Theo quy định của pháp luật, các PTTT được đưa vào Việt Nam phải có giấy phép lưu hành do Bộ Y tế cấp và các Công ty thuộc các thành phần kinh tế có giấy phép kinh doanh được chủ động nhập khẩu và bán các PTTT trên thị trường. Thực tế là có những PTTT được bán trên thị trường mà không có trong danh mục sản phẩm được lưu hành tại Việt Nam hoặc những PTTT có cùng nhãn sản phẩm của nhà sản xuất được cung cấp theo kênh miễn phí hoặc TTXH và vẫn được bán đồng hành trên thị trường thương mại.
 
Tổ chức thực hiện TTXH có quyền và nghĩa vụ gì?
 
Trả lời: Tổ chức thực hiện TTXH có quyền và nghĩa vụ sau đây:
 
1. Xây dựng, trình phê duyệt đề án và kế hoạch hàng năm để thực hiện TTXH đối với một hoặc nhiều sản phẩm TTXH PTTT, trong đó chú ý nội dung sau:
 
- Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm bao gồm số lượng nhãn sản phẩm TTXH, các hoạt động, nhiệm vụ thực hiện các nội dung thành phần của TTXH, tiến độ thực hiện các hoạt động và dự toán kinh phí. Dự toán kinh phí bao gồm các nguồn vốn đóng góp thực hiện đề án, kinh phí bảo đảm thực hiện đề án và kinh phí thu được từ bán sản phẩm TTXH;          
 
-Phối hợp xây dựng và đề xuất các tiêu chuẩn, định mức, định giá bản lẻ nhãn sản phẩm TTXH, chi phí phân phối sản phẩm, chi phí thúc đẩy sản phẩm, chi phí quản lý đề án, chi phí hỗ trợ hoạt động TTXH, tổng chi phí TTXH, mức trợ giá và tỷ lệ trợ giá đối với từng sản phẩm TTXH.           
 
2. Quy định mức hoa hồng bán lẻ, hoa hồng đại lý, mức khoán vận chuyển, tiêu chí lựa chọn đại lý được khuyến mại sản phẩm khi gặp khó khăn, số lượng hoặc tỷ lệ khuyến mại; phê duyệt điều khoản tham chiếu, phê duyệt kết quả lựa chọn các đơn vị thực hiện các hoạt động thúc đẩy sản phẩm TTXH, các hoạt động hỗ trợ TTXH.          
 
3. Bảo đảm các điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất cho Ban quản lý đề án TTXH để tổ chức thực hiện TTXH đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của các hoạt động TTXH.          
 
4. Công khai tài chính, hoạt động TTXH, mức hoa hồng, khuyến mại sản phẩm TTXH, phân phối sản phẩm xúc tiến, sản phẩm truyền thông, mức bổ sung kinh phí hoặc tự đầu tư vào TTXH.          
 
5. Có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra, tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầu đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.          
 
6. Tổ chức bộ phận thực hiện công tác kế toán, thống kê; thực hiện kiểm toán hàng năm và công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật (nếu có).          
 
7. Khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực và thực hiện tốt các hoạt động TTXH.          
 
8. Không được tiến hành các hoạt động triệt tiêu hoặc cạnh tranh với các nhãn sản phẩm TTXH hoặc tổ chức thực hiện TTXH khác, không gây tác động xấu đến TTXH vì mục tiêu chung của chương trình DS-KHHGĐ.          
 
9. Đầu tư bổ sung kinh phí  cho việc thực hiện TTXH hoặc huy động các tổ chức cá nhân ở trong và nước ngoài đóng góp, đầu tư nhằm nâng cao số lượng, chất lượng TTXH.
 
Dựa vào các yếu tố nào để xác định giá bán lẻ sản phẩm TTXH?
 
Trả lời: Giá bán lẻ PTTT TTXH được ban hành phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Việc xác định giá bán lẻ sản phẩm TTXH đối với từng nhãn sản phẩm tiếp thị xã hội được căn cứ vào các yếu tố sau:
 
- Định hướng chiến lược về giá bán lẻ TTXH đối với mỗi nhãn sản phẩm TTXH của mỗi chủng loại PTTT; - Phù hợp với sự chấp nhận và khả năng chi trả (mức thu nhập và tâm lý chi trả) của khách hàng trên cơ sở bảo đảm số lượng người sử dụng nhãn sản phâm TTXH đó không giảm để đáp ứng nhu cầu sử dụng BPTT của chương trình DS-KHHGĐ trong từng giai đoạn;
 
- Bảo đảm mối quan hệ giữa giá cả, chất lượng sản phẩm đưa vào TTXH tương ứng với giá cả, chất lượng sản phẩm thương mại PTTT có cùng tính chất, công dụng;
 
- Phân đoạn thị trường để bảo đảm mỗi nhãn sản phẩm TTXH với một giá bán lẻ nhất định được tiếp cận với một nhóm đối tượng đích và không có sự cạnh tranh giữa các nhãn sản phẩm TTXH trong cùng một địa điểm về giá cả, thương hiệu, hình thức và nội dung của thông điệp quảng cáo, truyền thông chuyển đổi hành vi.
 
PTTT TTXH có ưu điểm gì nổi trội hơn so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường?
 
Trả lời: So với các PTTT khác cùng loại trên thị trường PTTT TTXH có những ưu điểm nổi trội hơn như sau:
 
1. Giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng
 
PTTT TTXH được xây dựng dựa trên hiểu biết về khả năng chi trả của đối tượng mục tiêu. Không vì mục tiêu lợi nhuận và được nhà nước trợ giá nên giá PTTT TTXH thường được xác định ở mức tương đối thấp. Nếu giá cao sẽ làm cho đại đa số đối tượng mục tiêu không có khả năng mua sản phẩm, ý nghĩa xã hội cũng không đạt được. Tuy nhiên, nếu giá được xác định ở mức quá thấp thì người tiêu dùng sẽ có tâm lý “giá rẻ thì chất lượng sản phẩm không tốt”. Vì vậy, sản phẩm TTXH PTTT được định giá ở mức mọi đối tượng đều chấp nhận được.
 
2. Tiện dụng
 
Người tiêu dùng không phải mất thời gian, chi phí đi lại để mua sản phẩm mà Cán bộ TTXH/ CTV DS-KHHGĐ bán trực tiếp tại nhà; gỡ bỏ rào cản tâm lý ngại ngùng, bối rối khi tiếp cận với cơ sở bán PTTT; người tiêu dùng có thể được tư vấn trực tiếp từ Cán bộ TTXH/CTV dân số-KHHHGĐ.
 
3. Chất lượng đảm bảo Bảo đảm chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
 
Quản lý nhà nước về TTXH PTTT bao gồm những nội dung gì?
 
Trả lời:   Nội dung quản lý nhà nước về TTXH PTTT bao gồm:          
 
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện TTXH PTTT, trong đó chú ý nội dung sau:          
 
- Đánh giá tình hình thực hiện và lập kế hoạch hàng năm và dài hạn về số người và tỷ lệ sử dụng BPTT; số lượng PTTT được cung cấp theo ba kênh miễn phí, TTXH, thị trường tự do.          
 
- Hướng dẫn xây dựng, thẩm định và phê duyệt các đề án, hoạt động TTXH của các Tổ chức thực hiện TTXH.          
 
2. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn định mức, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện, trong đó chý ý nội dung sau:          
 
- Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích TTXH, quản lý tài chính về TTXH.          
 
- Xây dựng, đăng ký, ban hành danh mục nhãn sản phẩm TTXH hoặc công nhận nhãn sản phẩm TTXH của các Tổ chức thực hiện TTXH được sử dụng trong chương trình dân số và KHHHGĐ.          
 
- Quyết định giá bán lẻ, chi phí TTXH, tỷ lệ trợ giá đối với từng nhãn sản phẩm TTXH.          
 
3. Điều phối nhãn sản phẩm TTXH tại các địa bàn và điều phối số lượng PTTT cung cấp theo kênh miễn phí, TTXH, thị trường tự do tại các địa bàn.          
 
4. Huy động và hỗ trợ nguồn lực để thực hiện TTXH, bao gồm nguồn hàng, tiền và kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện TTXH.          
 
5. Thu thập, cập nhật thông tin số liệu, tổng hợp và công bố thông tin số liệu về tình hình thực hiện TTXH.          
 
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện và sơ kết, tổng kết việc thực TTXH.

B.T

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top