Hà Nội
23°C / 22-25°C

Va chạm nhẹ xuất hiện vết bầm, coi chừng bị xuất huyết giảm tiểu cầu

Thứ sáu, 19:49 03/06/2016 | Y tế

GiadinhNet – Khi va chạm có thể làm xuất hiện ổ máu tụ dưới da, hay chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc mũi… có thể là triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.

Chia sẻ tại Hội thảo “Ứng dụng trong chẩn đoán bệnh miễn dịch – dị ứng” do Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức vào chiều 3/6, PGS.TS Bạch Khánh Hòa, nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm sàng lọc máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, xuất huyết giảm tiểu cầu là hậu quả một bệnh lý gây giảm sản xuất tiểu cầu trong tủy xương hoặc tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi mà nguyên nhân do tự miễn hoặc mắc phải. Bệnh hay gặp đứng thứ 3 trong các bệnh máu.


Xuất hiện vết bầm dưới da chỉ sau va chạm nhẹ, coi chừng bạn mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Ảnh minh họa.

Xuất hiện vết bầm dưới da chỉ sau va chạm nhẹ, coi chừng bạn mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Ảnh minh họa.

Đối với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, triệu chứng nổi bật nhất để nhận diện bệnh là xuất huyết.

Trong đó, khi gặp những biểu hiện xuất huyết dưới da sau, có thể nghĩ tới bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, gồm: Mảng xuất huyết xen kẽ với nốt xuất huyết; Xuất hiện một cách tự nhiên (tự phát); Không có tính chất đối xứng, có thể rải rác khắp các vùng của cơ thể; Các mảng và nốt xuất huyết không cùng lứa tuổi (không đồng thời); Có thể tái diễn thành từng đợt, hoặc không thành đợt (thường gặp giảm tiểu cầu tự miễn); Khi va chạm có thể làm xuất hiện ổ máu tụ dưới da.

Ngoài ra, bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu cũng có những triệu chứng xuất huyết niêm mạc, nội tạng hoặc tổ chức như: Chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc mũi; Chảy máu dưới kết mạc; Kinh nguyệt kéo dài, đa kinh, rong kinh (ở phụ nữ); Có thể xuất huyết tiêu hoá, võng mạc, não, màng não; Đái ra máu...

Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà tử vong.

Báo cáo về một số hiểu biết mới trong bệnh giảm tiểu cầu tự miễn tại Hội thảo, PGS Bạch Khánh Hòa cho biết, bệnh lý của tiểu cầu ngày càng được hiểu biết sâu nhờ SHPT, bệnh lý về gene.

Theo PGS.TS.BS Bạch Khánh Hòa, hiện nay, MAIPA là phương pháp có độ nhạy cao, cho phép phát hiện bất cứ kháng thể nào đã bám trên bề mặt tiểu cầu.

Khi xét nghiệm MAIPA dương tính chứng tỏ có kháng thể bám lên bề mặt tiểu cầu. Để xác định có phải giảm tiểu cầu tự miễn hay không cần phải làm xét nghiệm. MAIPA đặc hiệu với các kháng nguyên tiểu cầu (GP lIb, GPI\IX, GPla\lla).

Theo thống kê cho thấy kết quả dương tính với phương pháp MAIPA gặp ở những bệnh nhân bị các bệnh giảm tiểu cầu tiên phát, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, u lympho, nhiễm HIV, giảm tiểu cầu do dùng thuốc; Gặp ở trẻ sơ sinh giảm tiểu cầu tự miễn, đồng loại và ban xuất huyết do truyền máu. Hai trường hợp này cần làm thêm xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu để cho kết quả rõ hơn; Với bệnh nhân nghi ngờ giảm tiểu do miễn dịch mà có kết quả dương tính nên được khẳng định bằng kĩ thuật MAIPA xác định kháng thể.

Tại Hội thảo, nhiều thông tin hữu ích cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; Cập nhật xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý Miễn dịch – dị ứng cũng được các chuyên gia chia sẻ.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã áp dụng các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tự miễn, thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình ISO 15189; ISO 9001-2007 theo 3 quy trình Trước phân tích; Trong phân tích và Sau phân tích.

T.Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top