Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vận động xóa bỏ rào cản đối với người điều trị HIV bằng nguồn bảo hiểm y tế

GiadinhNet - Theo Bộ Y tế, đến cuối năm nay, nguồn viện trợ gần như không còn nữa nên sau năm 2018, việc điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả. Để được thanh toán BHYT, người nhiễm HIV/AIDS phải tham gia BHYT. Tuy nhiên, việc tham gia BHYT để được tiếp cận điều trị của nhóm người này đang gặp một số khó khăn cần được tháo gỡ.


Tư vấn cho người nhiễm HIV. Ảnh: T.L

Tư vấn cho người nhiễm HIV. Ảnh: T.L

Từ tài trợ sang tự chi trả

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có khoảng 230.000 người nhiễm HIV/AIDS còn sống. Từ trước tới nay, chi phí điều trị kháng virus (ARV) và các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV đều từ nguồn tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam được công nhận là nước có mức sống trung bình thì nguồn viện trợ giảm dần, thay vào đó là nguồn ngân sách Nhà nước và Quỹ BHYT.

Từ năm 2017, các nhà tài trợ giảm dần và sau năm 2018 thì gần như sẽ ngừng tài trợ cho điều trị và dự phòng HIV ở Việt Nam. Khi các nguồn tài trợ không còn nữa thì quỹ BHYT sẽ chi trả những chi phí của thuốc ARV theo quy định. Hiện cả nước có khoảng 120.000 người nhiễm HIVđược điều trị, trong đó số người có thẻ BHYT chiếm khoảng 66%. Có nhiều ý kiến lo ngại việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS có thể bị gián đoạn bởi nguồn lực tài trợ kinh phí cho việc điều trị HIV/AIDS đang cắt giảm trong khi còn nhiều người trong nhóm đối tượng này chưa tham gia BHYT.

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho biết, để bảo đảm tính bền vững cho công tác phòng chống HIV/AIDS, cần sử dụng nguồn từ BHYT để thanh toán chi phí chăm sóc, điều trị, xét nghiệm cho người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm cả thuốc điều trị kháng virus. Còn ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho rằng, để duy trì độ bao phủ bệnh nhân đang điều trị ARV khi nguồn thuốc quốc tế tài trợ bị cắt giảm là một thách thức lớn: “Khi các nhà tài trợ không cung cấp thuốc ARV nữa thì sẽ xuất hiện tình trạng ngừng điều trị, ngừng sử dụng thuốc. Nếu ngừng thuốc thì không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn đến cả cộng đồng. Chúng tôi cũng mong muốn các tổ chức, cá nhân sẽ cùng vận động chính sách để ngân sách Nhà nước mua BHYT cho những người nhiễm HIV”.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT của người nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn còn thấp. Nhiều người nhiễm HIV do kinh tế khó khăn nên không có khả năng điều trị. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho một bệnh nhân rất khác nhau, nếu chỉ tính chi phí thuốc ARV với phác đồ điều trị phổ biến nhất (phác đồ bậc 1) thì tiền thuốc khoảng gần 4 triệu đồng/người/năm. Nếu người bệnh kháng thuốc phải sử dụng phác đồ cao hơn, chi phí cho thuốc ARV đắt hơn gấp nhiều lần.

VUSTA đề xuất tác động, xóa bỏ rào cản

Việc khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS bằng BHYT đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Theo bác sĩ, luật gia Trịnh Thị Lê Trâm – Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS, những người bị nhiễm HIV sau khi ra khỏi các trung tâm giáo dục chữa bệnh không dám về quê vì sợ bị kỳ thị hoặc đi hành nghề ở địa phương khác. Do họ không có giấy tờ tùy thân, không đăng ký tạm trú hoặc thường trú nên không thể có đủ điều kiện để tham tham gia BHYT.

Bên cạnh đó là những khó khăn, rào cản đến từ cơ chế chính sách. Báo cáo tiến độ thực hiện của Ban quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS cho biết: Một số khách hàng không thể hoặc không có điều kiện để mua BHYT, do vẫn còn địa phương quy định khách hàng mua bảo hiểm tự nguyện thì phải mua gói bảo hiểm dành cho cả gia đình; một số khách hàng mất hết giấy tờ tùy thân nên gặp khó khăn trong việc khám, chữa bệnh và điều trị bằng thẻ BHYT. Tiếp theo là rào cản đến từ tâm lý người bệnh, việc yêu cầu khách hàng uống thuốc tại địa chỉ thường trú khiến một số người chưa sẵn sàng bộc lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV không muốn tham gia điều trị.

Tại Hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS” mới đây, BS Đỗ Thị Vân, thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Giám đốc Ban quản lý Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Hội thảo cũng đã tập trung đến các vấn đề về liên quan đến khám, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV. Trong đó, nội dung được đặc biệt chú ý như: Vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy thân để mua và sử dụng thẻ BHYT; các giải pháp hỗ trợ các đối tượng của dự án không có giấy tờ tùy thân được sử dụng dịch vụ y tế với thẻ BHYT; các giải pháp hỗ trợ các đối tượng của dự án không có giấy tờ tùy thân được sử dụng dịch vụ y tế với thẻ BHYT của Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế…

Theo BS Đỗ Thị Vân, Dự án VUSTA đã có những hỗ trợ rất thiết thực như cung cấp thông tin về BHYT, tuân thủ điều trị cho các tổ chức cộng đồng thuộc dự án; kết nối, hỗ trợ các trường hợp gặp khó khăn khi đăng ký điều trị BHYT. Đồng thời vận động xóa bỏ các rào cản đối với người nhiễm HIV/AIDS khi tiếp cận điều trị HIV bằng nguồn BHYT.

Hiện BHXH Việt Nam đã cùng Bộ Y tế xây dựng thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV, để đảm bảo tất cả những bệnh nhân HIV/AIDS đều có thẻ BHYT.

Để tăng độ bao phủ BHYT cho người nhiễm HIV, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí các nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV để đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT. Đồng thời, Cục Phòng chống HIV/AIDS đang rà soát nhu cầu BHYT cho người nhiễm HIV của một số tỉnh khó khăn để dùng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế hỗ trợ trong thời gian đầu chuyển đổi nguồn lực. Tính đến nay, đã có hơn 80% cơ sở điều trị HIV/AIDS thuộc bệnh viện và trung tâm y tế ký hợp đồng với cơ quan BHYT. Một số cơ sở điều trị HIV/AIDS hoạt động theo dự án, khi chuyển sang khám, chữa bệnh BHYT phải được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, bổ sung hợp đồng khám, chữa bệnh HIV/AIDS mới đủ điều kiện thanh toán BHYT.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top