Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vẫn sẽ “thừa thầy, thiếu thợ”?

Thứ hai, 14:41 18/01/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Nhận xét về khung sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân mà Bộ GD&ĐT vừa xây dựng trình Chính phủ, nhiều chuyên gia cho rằng chưa có sự thống nhất, đặc biệt là việc phân luồng theo định hướng nghề đối với cấp trung học rất bất hợp lý.

 


Thiếu sự phân luồng định hướng nghề là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thừa cử nhân, kỹ sư trong khi thiếu lao động có tay nghề. Ảnh: Q.Anh

Thiếu sự phân luồng định hướng nghề là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thừa cử nhân, kỹ sư trong khi thiếu lao động có tay nghề. Ảnh: Q.Anh

 

Luồng đào tạo vào chỗ chưa… thông?

Đầu năm 2016, Bộ GD&ĐT có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Đề án được xây dựng có sự đảm bảo liên thông, liên kết giữa các bậc học, giữa các trình độ trong hệ thống giáo dục quốc dân và tương thích với hệ thống giáo dục quốc tế. Từ đó, người học có thể dễ dàng dịch chuyển giữa các hình thức học tập, giữa các kiến thức khác nhau. Cũng như việc công nhận bằng cấp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới được thuận lợi hơn. Những nét mới trong Đề án sẽ được thể hiện cụ thể ở từng cấp học.

Theo Đề án, ở 3 năm THPT, học sinh có thể lựa chọn 3 luồng chính gồm: Định hướng chung (có tính hàn lâm/khoa học), định hướng kỹ thuật/công nghệ và định hướng năng khiếu. Mỗi luồng sẽ có một chương trình học riêng, học sinh có quyền chọn một trong 3 luồng này. Học sinh học hết THCS cũng có thể bắt đầu học các trường nghề sơ cấp hoặc trung cấp nếu muốn tham gia thị trường lao động sớm. Tuy nhiên, TS.Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngay giữa các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng trong khối đó cũng không có sự liên thông thực sự. Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định muốn được dự tuyển vào CĐ thí sinh phải đồng thời vừa có bằng trung cấp vừa có bằng tốt nghiệp THPT. Từ CĐ chuyển lên ĐH lại càng không dễ dàng chút nào vì có sự khác nhau về cấu trúc chương trình đào tạo. Điều nữa, ở hệ thống giáo dục nước ta hiện tại không có sự hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo.

“Theo tôi, sơ đồ đã cho thấy không có sự phân luồng học sinh sau THCS cũng như sau THPT. Việc rẽ nhánh học sinh sau THCS dường như không có lối rẽ học lên, vì người học không có hướng học lên cho dù là CĐ, vì học lên CĐ cần phải có  bằng tốt nghiệp THPT. Do đó, sau THCS người học đều cố đi vào THPT. Ở mảng giáo dục chuyên nghiệp vẫn được tách ra riêng biệt, không được sắp xếp theo một trật tự nhất quán của hệ thống giáo dục quốc dân”, TS Lê Viết Khuyến nêu rõ.

Tiếp tục khủng hoảng thừa cử nhân

Đánh giá về đề xuất của Bộ GD&ĐT hệ thống cơ cấu giáo dục quốc dân, PGS.TS Phạm Tất Dong - Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, trên thế giới hiện có hai xu hướng phân luồng là sau khi tốt nghiệp THCS, tức là khi học xong lớp 9 và sau khi đã tốt nghiệp THPT. Dự thảo của Bộ chọn phân luồng sau khi học xong lớp 12, sau đó phân luồng theo 3 định hướng nghề nghiệp. Nếu phân luồng như vậy, sau khi học hết lớp 12 sẽ không có học sinh nào muốn quay lại học nghề mà sẽ cố lên học ĐH.

Cũng theo PGS.TS Phạm Tất Dong, Bộ nên phân luồng học sinh sau THCS. Tức là sau THCS, cần hướng các em học sinh học theo thế mạnh của mình. Đồng thời, trong quá trình học nghề, học sinh vẫn phải học kiến thức, văn hóa… để đảm bảo được những yêu cầu cần thiết khi tham gia vào thị trường lao động, hoàn toàn có thể học lên cấp học cao hơn nếu có nhu cầu. Nếu Bộ cố thực hiện phân luồng sau THPT thì cơ cấu nghề nghiệp vẫn tiếp tục mất cân đối, vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay.

“Hiện nay, hệ thống các trường ĐH mở ra ngày càng nhiều, đặc biệt là các trường ngoài công lập nên việc theo học ĐH cũng trở nên khá dễ dàng. Học sinh có học lực trung bình cũng có thể vào ĐH. Điều này tạo ra hệ quả là nhân lực có trình độ ĐH ngày càng dư thừa, chất lượng không đáp ứng yêu cầu với công việc. Trong khi đó, những trường nghề chỉ có những học sinh trượt đại học, thậm chí thi trượt vẫn cố học ôn để năm sau thi lại… khiến cho các trường nghề luôn thiếu chỉ tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo không cao”, PGS.TS Phạm Tất Dong đưa ra cảnh báo.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, hiện nay giữa khâu đào tạo nghề nghiệp còn đang có sự “vênh” giữa lao động nghề nghiệp (Bộ LĐ,TB&XH) và đào tạo giáo dục chuyên nghiệp (chủ yếu nghiêng về đào tạo ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT quản lý). Do đó, hai Bộ cần “ngồi lại” với nhau để cùng bàn thảo, nghiên cứu đưa ra chiến lược đào tạo nghề phù hợp và dài hơi hơn cho đất nước, tránh tình trạng chồng chéo, dẫn đến thừa cử nhân, kỹ sư trong khi khan hiếm lao động có tay nghề.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cận cảnh cứu hộ tàu ở vịnh Hạ Long bị lật khiến ít nhất 3 người tử vong, 40 người mất tích

Cận cảnh cứu hộ tàu ở vịnh Hạ Long bị lật khiến ít nhất 3 người tử vong, 40 người mất tích

Thời sự - 8 phút trước

GĐXH - Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến ít nhất 3 người tử vong, 40 người mất tích. Lực lượng chức năng huy động các phương tiện hoạt động gần khu vực trên hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn.

Phú Thọ: Bắt hai thanh, thiếu niên mua bán trái phép ma tuý, một người chưa đủ tuổi

Phú Thọ: Bắt hai thanh, thiếu niên mua bán trái phép ma tuý, một người chưa đủ tuổi

Pháp luật - 24 phút trước

GĐXH - Công an phường Thanh Miếu, tỉnh Phú Thọ vừa bắt quả tang hai thanh, thiếu niên có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, trong đó một nam sinh chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Mưa dông lớn bất ngờ quật đổ nhiều cây xanh, xe máy trên đường phố Hà Nội

Mưa dông lớn bất ngờ quật đổ nhiều cây xanh, xe máy trên đường phố Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Khoảng 16h ngày 19/7/2025, mưa dông kèm gió lớn giật mạnh bất ngờ quật đổ nhiều cây và xe máy trên các tuyến phố Hà Nội.

Dông lốc quật chìm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Dông lốc quật chìm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Thời sự - 1 giờ trước

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang triển khai cứu nạn một tàu du lịch bị lật chìm trên vịnh Hạ Long do ảnh hưởng bởi cơn dông xảy ra chiều 19/7.

Tin bão mới nhất: Điểm danh những tỉnh thành có mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3

Tin bão mới nhất: Điểm danh những tỉnh thành có mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia khí tượng, từ khoảng sáng 22/7, bão số 3 Wipha có khả năng ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta gây gió mạnh cho khu vực ven biển. Đặc biệt là một đợt mưa rất lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Quảng Ninh xuất hiện gió mạnh, mưa đá do ảnh hưởng của bão Wipha

Quảng Ninh xuất hiện gió mạnh, mưa đá do ảnh hưởng của bão Wipha

Thời sự - 2 giờ trước

Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 19/7, khu vực TP Hạ Long cũ (tỉnh Quảng Ninh) có mưa dông rất lớn và xuất hiện mưa đá.

Từ tháng 10/2025, nếu không biết điều này, hàng triệu máy tính có thể trở thành “mồi ngon” của hacker

Từ tháng 10/2025, nếu không biết điều này, hàng triệu máy tính có thể trở thành “mồi ngon” của hacker

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ 14/10/2025, Windows 10 ngừng hỗ trợ hoàn toàn, người dùng có nguy cơ cao bị tấn công nếu không sớm nâng cấp thiết bị.

Tháng sinh Âm lịch của người có vàng có bạc ẩn trong mệnh

Tháng sinh Âm lịch của người có vàng có bạc ẩn trong mệnh

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Không cần tìm kiếm đâu xa, chỉ cần nhìn vào tháng sinh Âm lịch, bạn có thể phần nào đoán được vận mệnh tài lộc của mình.

Bóc trần đường dây của trùm giang hồ Bình 'Kiểm': Tổ chức cá độ, số đề hơn 18 tỷ

Bóc trần đường dây của trùm giang hồ Bình 'Kiểm': Tổ chức cá độ, số đề hơn 18 tỷ

Pháp luật - 3 giờ trước

Cảnh sát triệt phá đường dây đánh bạc liên quan Bình "Kiểm", cá độ bóng đá và số đề quy mô lớn do Mạch Tài cầm đầu, giao dịch hơn 18 tỷ đồng ở TP.HCM.

Trốn thuế, chủ hộ kinh doanh bị khởi tố bắt giam

Trốn thuế, chủ hộ kinh doanh bị khởi tố bắt giam

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong thời gian từ năm 2020 đến 2024, Nguyễn Văn Soạn đã có hành vi bán hàng kê khai thiếu doanh thu và thuế với cơ quan chức năng, dẫn đến số tiền thất thu về thuế đối với ngân sách nhà nước hơn 4 tỉ đồng.

Top