Về nơi đẽo cày bằng xương... lươn
GiadinhNet - Làng Văn Lang (nay là Văn Lương, Tam Nông, Phú Thọ) nức tiếng cả nước bởi cái tài nói khoác ít nơi nào sánh bằng. Nơi đây cũng là làng sinh ra cố nghệ sỹ Hán Văn Tình, lão Quềnh của bộ phim "Đất và người". Có lẽ vì thế mà chất hài đã ngấm vào máu của ông, trở thành nét duyên hài hiếm có.

Vùng đất từng mang tên nước
Một ngày đầu thu, chúng tôi đến Văn Lương, nơi chỉ cách Hà Nội chừng 75km. Hoang sơ và rất yên bình, một bức tranh quê hoàn toàn khác biệt trong tưởng tượng về một ngôi làng xứ Bắc như nhiều miền quê khác. Đây cũng chính là quê hương của cố nghệ sĩ Hán Văn Tình.
Quay lại lịch sử, xưa kia nơi này có tên gọi Văn Lang, là một làng mang tên nước thời Vua Hùng. Theo cuốn “Địa chí tỉnh Vĩnh Phú” (1974), năm 1927, Văn Lang là một tổng lớn trong 5 tổng của huyện Tam Nông (gồm 9 xã của 9 làng là Văn Lang, Cổ Tiết, Thanh Uyên, Xuân Quang, Tam Cường…). Mỗi làng mỗi vẻ nhưng chỉ có Văn Lang được chọn làm tên tổng bởi từng là nơi dừng chân của Vua Hùng khi đi săn và còn bởi “Văn Lang cả làng nói khoác”, bởi “Lý sự tổng Văn”.
Tương truyền, xưa kia Vua Hùng đi săn đã dựng trại tại nơi này suốt 3 ngày 3 đêm, thấy “sơn thủy hữu tình”, “đất lành mây tụ” nên đã hạ lệnh cho dân đến khai khẩn, chẳng bao lâu thì nhân dân tụ họp lại thành làng và có tên “Văn Lang” từ đó. Đến năm 1966, đổi tên thành xã Văn Lương. Về cái danh nói khoác, đây chính là thứ “duyên thầm” của mảnh đất hoang sơ vùng bán sơn địa này từ xa xưa. Tiếng cười của Văn Lang từ xưa đã xoay quanh mong ước cuộc sống no đủ và sự phê phán giai cấp thống trị, thói hư tật xấu trong nhân dân.
“Nói khoác một tấc đến trời”

Tới xã Cổ Tiết, ghé vào hỏi đường về Văn Lương, người dân hỉ hả chỉ dẫn: “À, Văn Lang cả làng nói khoác ấy gì. Rẽ vào mấy cây số nữa, đến nhà nào thì hỏi cẩn thận chứ không khéo người ta cho ăn “quả lừa” vui lắm đấy”. Một người đàn ông đang sửa xe máy cho khách “pha” vào: “Văn Lang có cây rau dền, trèo lên trên ngọn thấy cả cột cờ Hà Nội cơ mà!”. Chưa cần biết mục đích của khách phương xa là gì, chỉ cần nhắc đến thì người dân quanh vùng lại nhớ ngay đến “đặc sản” hiếm có, thế mới biết rằng cái danh ấy đã “nổi” đến mức nào.
Mặc dù đã đổi tên nhưng nhiều người vẫn quen gọi Văn Lương là “Văn Lang”. “Văn Lang” nghe rất đậm chất cổ xưa nhưng khi thực được đặt chân đến đây thì mới thấy rằng nó còn hoang sơ hơn thế. Con đường đất vẫn nhiều “ổ gà”, “ổ voi”, vượt qua những rặng tre, hàng chuối xanh rì... Nơi đây vẫn là một xã thuần nông, dân cư khá thưa thớt, chợ chiều lèo tèo vài người qua lại nhưng ở ngóc ngách nào cũng nghe được những câu nói khoác "mở đầu câu chuyện" như thế này: “Lươn to, thịt cho cháu nướng chả còn xương để ông mang đẽo cái cày”, người ông vỗ vai đứa cháu khi đang khệ nệ xách túi lươn vừa mua. Thấy khách lạ đang phì cười vì thú vị, mấy bà bán cá tiếp lời: “Cô chưa biết rồi, tôm càng Văn Lang còn nhảy bật cả vung, rơi xuống cạnh bếp tưởng màu hung chó vàng ấy cơ mà!”.
Truyện cười là do người Văn Lương sáng tạo nên và nhất định phải do chính họ nói thì mới hay. Cơ duyên để Văn Lương trở thành làng nói khoác trứ danh có lẽ là từ ước vọng về sự no đủ, muốn xua tan vất vả của cuộc sống lao động. Chính vì vậy, nói khoác của người dân nơi đây luôn chứa đựng những hình ảnh gắn liền với nhà nông. Đó là: Xôi dẻo, khoai dẻo, sắn xuyên qua đường 24, bưởi rụng chết trâu cày, gà đá chết lợn… đều là những hình ảnh mộc mạc được cường điệu theo ước vọng. Bởi thế mà ở đây mới có những tích truyện hài hước đến độ người nghe phải “cười vỡ bụng”: “Ô kìa, quả bưởi nhà nó to quá, rụng cái gãy lưng con trâu cột dưới gốc rồi!”; “Úi giời! Có bà bán sắn sáng sớm đi chẳng kịp luộc, lấy vội hai củ giắt vào cạp quần, đi mới nửa đường thì sắn bở tung. Sắn làng này sao mà bở ngon thế?”…
Cho đến nay, kho tàng “chuyện phét” của Văn Lang được sưu tầm lại cũng khoảng 200 câu chuyện. Ông Bùi Văn Phẩm (năm nay gần 70 tuổi), là người gốc Văn Lương đã dày công lưu giữ những tích truyện cười, nói khoác của quê hương. Đặc biệt nhất trong số các tư liệu này có lẽ là tập “Trường ca Văn Lang làng cười”, tập hợp rất nhiều tích truyện “nói phét” theo lối kể nhịp nhàng bằng thơ. Ông đọc cho chúng tôi nghe một đoạn: “Văn Lang có cây rau dền/Trèo lên ngọn thấy ba miền nước ta/Văn Lang có một con gà/Khi vỗ cánh gáy ba nhà lật nghiêng/Có ông vót được cái xiên/Nướng ba con chó còn thêm con cầy…”.
Là người yêu thích “thói nói phét” của quê hương, bà Hán Thị Mỵ nói: “Người Văn Lang mà đi ra ngoài làng thì người ta biết luôn, bởi khiếu nói khoác và chất giọng vừa nặng vừa đanh rất đặc trưng. Chân chất, mộc mạc thế nên người Văn Lang mà nói khoác thì người ngoài chỉ có “cười vỡ bụng” hoặc tin sái cổ. Nhưng điều thú vị là đối phương dù biết mình đã bị lừa nhưng vẫn vui vẻ chứ không cáu giận, bởi họ đã biết thừa cái chất của dân Văn Lang rồi”.
Về Văn Lương, chúng tôi được người dân kể câu chuyện Xôi dẻo: “Năm nào cũng có lệ mang xôi gà ra đền, thế mà bữa nọ quên mất! Đến lúc nghe trống giục thì dân làng mới đồ gạo, thế mà đội đi ra đền thì không thấy xôi đâu, quay về thấy lủng lẳng trên cành tre mất rồi”, ý nói xôi dẻo quá nên mới vướng lại trên cành tre, vậy nên mới có câu: chuyện “xôi gà mắc cành tre”.
Nông Thuyết - Ngọc Thi

Đời thực đối lập trên phim của nữ diễn viên 22 tuổi đóng Út Khờ trong 'Địa đạo'
Giải trí - 54 phút trướcDiễm Hằng Lamoon, diễn viên sinh năm 2003 đảm nhiệm vai nữ du kích Út Khờ trong bom tấn "Địa đạo" gây chú ý bởi nhan sắc đời thường khác xa trên phim.

Cảnh 'nóng' trong "Địa Đạo" gây thắc mắc, nghe đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lý giải xong ai cũng thêm phần xúc động
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" chính thức được khởi chiếu, chi tiết khiến nhiều khán giả chú ý là sự xuất hiện của hai cảnh “nóng” trong phim.

Phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" lập kỷ lục toàn cầu
Thế giới showbiz - 3 giờ trướcDù đã khép lại tròn 1 tuần nhưng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" vẫn dễ dàng lập thành tích "khủng".

Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - "Xả vai" 2 bà mẹ bỏ con, nhan sắc Kiều Anh U40 và Thu Quỳnh qua 2 lần sinh nở gây chú ý khi chung khung hình.

Nhan sắc người đẹp quê Hà Tĩnh thần tượng Đỗ Thị Hà, gây chú ý ở Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Người đẹp quê Hà Tĩnh - Hồ Ngọc Phương Linh được giám khảo Hoa hậu Việt Nam dành lời khen về nhan sắc.

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt
Xem - nghe - đọc - 6 giờ trước"Mẹ biển" kể về làng quê yên bình bỗng chốc tan hoang sau một cơn bão. Người ra đi hay người ở lại đều chịu những tổn thương sâu sắc.

Mono phá vỡ hình tượng
Xem - nghe - đọc - 8 giờ trướcKhông đặt trọng tâm vào hình ảnh trẻ trung hay giai điệu sôi nổi, "Ôm em thật lâu" xây dựng như bộ phim ngắn, khai thác chủ đề tình yêu, ký ức và sự mất mát. Đây là bước chuyển mình của Mono khi thể hiện chiều sâu nội tâm trong âm nhạc lẫn hình ảnh.

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con
Thế giới showbiz - 9 giờ trướcGĐXH - NSƯT Đăng Thuật là nghệ sĩ quê Hà Tĩnh nổi bật với giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian. Ngoài thành công trong sự nghiệp, đời thực, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ con.

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi
Câu chuyện văn hóa - 12 giờ trướcVới sức ảnh hưởng lớn, sao Việt luôn được các thương hiệu săn đón mời làm hình ảnh đại diện với thù lao ngất ngưởng có người thu về tiền tỷ nhưng cũng dễ nhận quả đắng nếu không thận trọng.

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?
Giải trí - 12 giờ trướcGĐXH - Với trường hợp Thùy Tiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, điều tra chứng minh những người cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải tríGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.