Về “thủ phủ vàng” nghe chuyện xử lâm tặc
GiadinhNet - Xã Xuân Chinh (Thường Xuân, Thanh Hóa) một thời được mệnh danh là “thủ phủ vàng tặc”. Sau sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, tình hình khai thác vàng đã lắng xuống nhưng câu chuyện “xử” lâm tặc thì vẫn còn nóng bỏng. Nó nóng mãi bởi người dân đói.
Phóng viên cùng số gỗ bị đốn hạ tại suối Cụt Ạc và tập kết tại UBND xã Xuân Chinh. Ảnh: N.H |
Chúng tôi trở lại Xuân Chinh vào những ngày giữa tháng 8/2014. Con đường vào trung tâm xã được trải nhựa phẳng lỳ nhưng quang cảnh hai bên đường vẫn còn chông chênh vì những ngôi nhà tranh vách nứa trống trước hở sau. Mùa mưa bão đang tới, lũ quét, lũ ống thường xuyên xuất hiện thì sức người lúc ấy quả như lá mùa thu gặp cơn phong ba. Thi thoảng có những khoảng rừng đã được gọt trọc lóc để người dân lấy đất canh tác. Một số khoảng rừng mới lô nhô màu xanh của keo, bạch đàn chưa kịp phủ kín. Thậm chí còn nhiều đám cháy người dân đang đốt thực bì, vén rừng lên để trồng sắn, trồng ngô. Dọc bên đường là hàng dài những đám củi cháy nham nhở chất từng đống hoặc có những khúc gỗ mới được đốn hạ.
“Việc giải quyết hài hòa đời sống người dân trong vùng lõi rừng với bảo vệ rừng là cả một vấn đề… Muốn đưa người dân ra khỏi vùng lõi thì rất nhiều thứ liên quan. Ngoài kinh phí, quỹ đất còn tập tục địa phương. Ngày trước đã có dự án đưa người Mông ra khỏi rừng nhưng khi có đất, có nhà dân dứt khoát không đi vì quen sống như vậy. Quan điểm của ngành là rất muốn đưa dân ra khỏi rừng, tách bạch ra mới dễ quản lý”.
Ông Lê Quốc Việt, Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm Thanh Hóa |
Thấy khách lạ với bộ dạng lấm lem, đeo máy ảnh trước ngực, ba lô sau lưng hỏi thăm, ông Trường cũng ngờ ngợ rồi niềm nở mời PV vào nhà. Tiếp khách là ấm nước bằng lá rễ cây ngai ngái, ông Trường phân trần: “Các chú vào đây mới thấy dân vất vả, khổ sở. Đấy là chưa kể có mưa thì có khi phải ở lại chứ không về được ấy chứ. Thôn có 108 hộ, 565 khẩu toàn dân tộc Thái, hộ nghèo chiếm hơn 50%. Toàn thôn chỉ có 12,5 ha đất trồng lúa năng suất thấp, diện tích trồng sắn, ngô rất ít vì đây là rừng đặc dụng. Không đất canh tác nên nghèo đói cứ bám lấy họ”.
Chúng tôi đang dở câu chuyện với Trưởng thôn Cụt Ạc thì ông Cầm Bá Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh xuất hiện. Ông phàn nàn: “Địa phương có 7 thôn thì Cụt Ạc là thôn có địa bàn chia cắt, đường sá đi lại khó khăn, người dân thiếu đất sản xuất, không có việc làm. Hàng năm chính quyền xã có giới thiệu đưa một số ngành, nghề mới về để bà con học nghề hoặc định hướng đi xuất khẩu nhưng đều thất bại. Người dân ngoài trông chờ vào mấy thửa ruộng, chăn nuôi con trâu, con gà thì vào rừng trồng ít sắn, bẻ măng về sống qua ngày. Gần đây nghe theo lời xúi giục của một số đối tượng xấu nên dân ta có chặt trộm gỗ. Lợi dụng vào đêm khuya, hôm mưa to thì dân vác rìu, cưa tay vào rừng lựa chọn cây gỗ tốt để đốn hạ rồi buộc vào bè luồng cho trôi xuôi theo suối Cụt Ạc. UBND xã đã phát hiện, báo cáo với lực lượng kiểm lâm, UNBD huyện Thường Xuân để lập biên bản, xử lý theo quy định. Nhưng về lâu dài phải tìm hướng xóa đói, giảm nghèo cho dân một cách bền vững thì mới mong giữ được rừng, không thì cứ như bắt cóc bỏ đĩa mà thôi”.
Ông Lê Phú Vẽ, Hạt trưởng kiểm lâm Thường Xuân cho biết: “Sẽ xử lý nghiêm những hộ nhận rừng để xảy ra khai thác gỗ trái phép, xem xét trách nhiệm kiểm lâm địa bàn không phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng ở các thôn trọng điểm”. |
Cuộc sống khó khăn của người dân thôn Cụt Ạc. |
Ông Đặng Hữu Nghị, Hạt trưởng Vườn Quốc gia Bến En bảo: “Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện, phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp với điều kiện, tập quán cụ thể từng địa bàn gắn với việc bảo vệ rừng bền vững. Nhưng kết quả đang còn nhiều hạn chế. Người dân sống trong vùng lõi không có đất sản xuất nên họ vẫn đốt rừng để lấy đất canh tác. Chúng tôi đã xử lý rất quyết liệt nhưng do bất cập là không có đất thì họ không có phương kế để mưu sinh. Nhiều khi xử phạt mà người dân không có tiền nộp phạt. Về lâu dài, có lẽ vẫn phải quy hoạch một phần đất để cho dân canh tác, chứ để thế này thì quả là nan giải trong việc quản lý”.
Chia sẻ về vấn đề an sinh và bảo vệ rừng, ông Cầm Bá Xuân, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân tâm sự: “Tại xã Xuân Chinh về tiềm năng đất, rừng phong phú, nhưng làm sao thay đổi được tư duy của người dân vẫn đang còn là bài toán nan giải. Những khó khăn của người dân xã Xuân Chinh là điều trăn trở của chúng tôi nhưng vẫn chưa tìm ra hướng thoát nghèo bền vững cho bà con. Huyện đã giao đất, giao rừng cho bà con xem như một trong những hướng thoát nghèo. Rừng phòng hộ là tài nguyên quốc gia, do người dân nhận thức không rõ, tưởng là giao rừng cho mình bảo vệ là có quyền khai thác, cộng với đang làm Quốc lộ 45, 48 tạo điều kiện cho lâm tặc hoạt động...”.
Trong khi các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang loay hoay với việc bảo vệ rừng thì người dân sống trong rừng vẫn đói. “Mỡ treo miệng mèo” khi đói rách, họ lại lao vào rừng và phá. Vòng luẩn quẩn này bao giờ mới dứt?
Khi “lâm tặc” là… dân
Câu chuyện “lâm tặc là dân” một lần nữa lại diễn ra ở làng Lung, xã Tân Bình, huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Nơi đây có hơn 40 hộ dân, chủ yếu là người dân tộc Thái, Mường, 100% là hộ nghèo lại nằm trong lõi rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Bến En. Biết bao thế hệ đã gắn bó với rừng, họ canh tác một phần đất trũng để trồng lúa năng suất thấp, đánh bắt cá, vào rừng tìm kiếm lâm sản... Bước chân khỏi nhà là rừng đặc dụng.
Bà Nguyễn Thị Nương (42 tuổi) than thở: “Ruộng thì ít, năng suất bấp bênh. Con tôm, con cá trong hồ ngày càng cạn kiệt. Cuộc sống khổ cực trăm bề. Trẻ con thì nheo nhóc, thất học, hơn 10 tuổi đã phải theo bố mẹ vào rừng tìm cây măng, mấn, củi… Chúng tôi bước chân ra khỏi nhà là đất của Vườn quốc gia Bến En. Cầm dao đi vào rừng thì bị cấm. Không có đất canh tác, nhiều nhà đã bất chấp đốt, phá rừng để có đất sản xuất. Họ xử phạt cũng chấp nhận, mà nói thật, nhà chẳng có gì để nộp phạt cả”. Còn ông Vi Chí Công, 64 tuổi, than thở: “Khổ quá các chú ạ. Dân nhà nông mà không có đất thì biết lấy gì sống đây. Bước chân ra khỏi nhà là đất rừng cấm. Nhưng vì mưu sinh nên gia đình tôi đã đốt một ít rừng để lấy đất sản xuất. Sau khi bị kiểm lâm xử phạt, chúng tôi cũng đã cam đoan không tái phạm nữa”. Bà Nương, ông Công cũng như hàng trăm hộ dân sống trong vùng lõi chỉ có một mong muốn thiết tha: Mong sao chính quyền sớm tạo điều kiện cho dân có ít đất nông nghiệp để sản xuất, ổn định cuộc sống, không phải đi đốt trộm rừng, khai thác gỗ trái phép. Ông Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Bình phân trần: “Người dân sống ở đó bao đời nay, không có đất sản xuất nông nghiệp thì không an cư được. Còn bảo họ chuyển ra khỏi vùng lõi rừng thì chẳng biết đi đâu, lấy tiền bạc, đất đai đâu ra mà cấp cho các hộ. Ngoài làng Lung, xã Tân Bình còn thôn Sơn Thủy, thôn Rộc Nái cũng rất khó khăn. Nhiều khi người dân đốt, phá rừng rất khó ngăn chặn. Xử phạt hành chính thì dân không có tiền, tuyên truyền vận động mãi mà cái bụng vẫn đói thì không giải quyết được việc gì cả”. N.Hưng |
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 1 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 1 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.