Vết nhơ ngàn năm khó rửa của ông vua si tình bị...thái giám "cắm sừng"
GiadinhNet - Lịch sử phong kiến Trung Hoa từng chứng kiến khá nhiều ông vua bị phi tần của mình “cắm sừng” do mải mê chinh chiến, chạy theo mỹ nhân khác hoặc vì sức khỏe mà lạnh nhạt chuyện “gối chăn”.
U Phùng hoàng hậu vì không nhịn được “chuyện ấy” nên đã gian tình với thái giám Cao Bồ Tát (Ảnh minh họa). |
Đoạt ngôi Hoàng hậu cho ái phi
Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế (467- 499) tên húy lúc sinh là Thác Bạt Hoành, sau đổi thành Nguyên Hoành. Ông lên ngôi khi mới được 9 tuổi dưới quyền nhiếp chính của Thái hoàng Thái hậu Phùng Thục Nghi. Với sự hỗ trợ đắc lực của Thái hoàng Thái hậu thông minh, tài giỏi, Hiếu Văn Đế đã thi hành một chính sách Hán hóa mạnh mẽ, có ý định tập trung hóa chính quyền và để có thể dễ dàng cai trị một nhà nước đa sắc tộc. Các chính sách này bao gồm cả việc ưu tiên yếu tố Hán trong thẩm mỹ nghệ thuật cũng như buộc các cư dân phải nói tiếng Hán và mặc Hán phục. Ông buộc những đồng bào Tiên Ti của mình cùng những người Hồ khác phải nhận họ người Hán, và đổi họ của hoàng tộc từ Thác Bạt sang Nguyên. Ông cũng khuyến khích hôn nhân dị chủng giữa người Tiên Ti và người Hán. Năm 494, Hiếu Văn dời kinh đô Bắc Ngụy từ Bình Thành (nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây) đến Lạc Dương, một trung tâm quan trọng trong lịch sử Trung Quốc để thuận lợi cho các cải cách chính trị của mình. Một trong các di sản lâu dài mà Hiếu Văn Đế để lại là việc thiết lập quân điền chế tại Trung Quốc, một hệ thống mà theo đó đất đai sẽ do chính quyền phân phát, hệ thống này tồn tại cho đến loạn An Sử vào giữa thời nhà Đường (618–907). Hiếu Văn Đế cũng là vị vua rất xông pha và tài giỏi trên trận mạc; những trận chinh chiến kéo dài cả năm trời cho thấy tham vọng mở rộng bờ cõi của ông vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới “tấn bi kịch” của ông ở chốn hậu cung.
Không giống như Phùng Thanh hoàng hậu vốn bản tính đức độ, coi trọng tình thân, Phùng Nhuận là người “tham quyền cố vị”. Vì cho rằng mình là chị gái và có đủ tài sắc để đảm nhiệm ngôi vị hoàng hậu hơn nên bà ta tìm đủ mọi cách để làm suy yếu thế lực của em gái. Một mặt, Phùng Nhuận ngày càng tỏ ra biết cách yêu chiều, cung phụng Hoàng đế; mặt khác lại tìm điểm yếu của Phùng Thanh hoàng hậu để tìm cách diệt trừ. Chính vì vậy mà từ khi quay trở lại cung cấm, Phùng Nhuận càng được Hiếu Văn Đế sủng ái và yêu mến hơn xưa. Không lâu sau đó, nghe lời mật ngọt của ái phi, Hiếu Văn Đế lấy cớ hoàng hậu Phùng Thanh đường đường là mẫu nghi thiên hạ nhưng lại không nói được tiếng Hán nên một mực phế truất Phùng Thanh làm thứ dân. Và vị trí hoàng hậu bỏ trống lúc này ai cũng đã ngầm biết là thuộc về Phùng Nhuận. Phế hậu sau đó đến Dao Quang tự làm ni cô và phải sống cuộc sống cô độc đến hết đời.
Không chỉ tàn ác chiếm đoạt ngôi vị Hoàng hậu của em gái, Phùng Nhuận còn làm mọi cách để các phi tần khác không ai dám nhòm ngó đến vị trí này. Thực tế, trước khi lấy hai chị em họ Phùng, Hiếu Văn Đế đã có hai người vợ, một người họ Lâm, một người họ Cao. Cả hai người này đều sinh con trai cho ông nhưng chưa bao giờ được ông tổ chức cưới hỏi đàng hoàng vì bản thân vị hoàng đế nhà Bắc Ngụy không hề sủng ái họ. Thái tử Nguyên Tuân (con của Lâm quý nhân) do thấy không thích nghi được với các phong tục Hán đã âm mưu cùng những người ủng hộ chạy trốn về Bình Thành, có lẽ là nhằm lấy thành này để lấy thế đối đầu với phụ thân. Tuy nhiên, âm mưu của Thái tử bị phát giác và bị phế truất ngay sau đó. Mùa xuân năm 497, Hiếu Văn Đế lập một người con trai khác là Nguyên Khác làm thái tử. Cũng vào mùa thu năm này, Phùng Nhuận được phong làm hoàng hậu, gọi là U Phùng hoàng hậu. Điều lạ kì là ngay sau khi Phùng Nhuận lên ngôi thì Cao quý nhân (mẹ đẻ của Nguyên Khác) qua đời. Người ta tin rằng, U Phùng Hoàng hậu đã bí mật đầu độc bà để có thể nuôi dưỡng Nguyên Khác, củng cố vững chắc vị trí mẫu nghi thiên hạ.
Cấm cung thâm sâu, nơi diễn ra vụ dan díu nổi tiếng lịch sử
(Ảnh minh họa). |
Bị vợ “cắm sừng” vì mải mê chinh chiến
Tìm được Cao Bồ Tát như “cá gặp nước”, U Phùng hoàng hậu đắm chìm trong những ngày tháng hoan lạc mà quên hết những tôn nghiêm đạo đức vốn bậc mẫu nghi thiên hạ phải giữ gìn. Cao Bồ Tát lại rất giỏi trong việc “phục vụ” nên rất được lòng bà hoàng dâm đãng. U Phùng hoàng hậu ngày càng sủng ái y trông thấy, chính vì vậy mà y nắm trong tay cả một bè lũ thân cận sẵn sàng vì mình mà bán mạng. Khi Phùng Hoàng hậu và họ Cao tư thông với nhau, một thế lực lớn mạnh trong triều đình cũng tự nhiên hình thành. Cũng vì thế, chuyện tư thông giữa Hoàng hậu và thái giám ngày một lộ diện song không ai dám hé răng nửa lời. Tuy nhiên, “gậy ông đập lưng ông”; trong lúc Hiếu Văn Đế vắng mặt, U Phùng Hoàng hậu đã lợi dụng quyền lực để cố buộc công chúa Bành Thành vừa mất chồng kết hôn với người em trai của mình là Bắc Bình công Phùng Túc. Bành Thành công chúa không đồng ý cuộc hôn nhân này nên đã chạy trốn khỏi Lạc Dương và đến doanh trại của Hiếu Văn Đế, cáo buộc tội thông gian của U Phùng Hoàng hậu. Phùng Nhuận vốn là người phụ nữ được Hiếu Văn Đế sủng ái nhất nên ban đầu khi em gái nói, vị vua này tuy sững sờ và giận dữ nhưng không tin. Chỉ tới khi được một hoạn quan thân tín trong cung tới mật báo, ông mới tin chuyện tư tình của vợ trong cung là có thật. Quá đau đớn và thất vọng, ông vua bản lĩnh oai hùng trên chiến trường ngã vật xuống như bị trúng tên độc.
Nghe phong thanh có người tố cáo chuyện gian tình của mình, U Phùng hoàng hậu vô cũng lo lắng. Bà ta không biết tin tưởng ai trong cung nên đã tìm gặp mẹ đẻ, kể hết mọi chuyện để bàn cách đối phó. Lo sợ cho ngôi vị của con gái và ảnh hưởng tới thể diện gia đình, mẹ Phùng Nhuận đã tìm gặp một nữ phù thủy nổi danh trong thành lúc đó để nhờ cậy. Mục đích của hai mẹ con là đưa nữ phù thủy này vào cung yểm bùa, nguyền rủ Hiếu Văn Đế chết sớm để không bị trừng phạt cũng như thâu tóm quyền lực. Mặt khác, Phùng Nhuận liên tục cử những người cùng phe cánh với mình tới doanh trại của Hiếu Văn Đế để thăm dò tình hình, nếu có biến sẽ nổi dậy lật đổ hoàng đế ngay. Tuy nhiên, Hiếu Văn Đế là vị vua rất thông minh. Để không “rút dây động rừng”, ông không thể hiện thái độ gì, giả vờ như không biết chuyện gì đang xảy ra trong cung. Sau nhiều lần thăm dò đó, Phùng Nhuận thở phào nhẹ nhõm, tưởng mọi chuyện đã êm xuôi và tiếp tục bí mật vui thú với nhân tình.
Hiếu Văn Đế đã vì vợ phản bội mà uất ức đến chết (Ảnh minh họa) |
Cái kết bi thảm của Hoàng hậu ham mê dục vọng
Sau gần 2 năm chinh phục Nam Tề, mặc dù Hiếu Văn Đế chiếm được Uyển Thành và Tân Dã (thuộc Nam Dương ngày nay) song các trận chiến phần lớn vẫn bất phân thắng bại. Tới mùa thu năm 498, Minh Đế của Nam Tề qua đời, Hiếu Văn Đế không thể tiếp tục tấn công một đất nước đang để tang hoàng đế của mình nên đành phải chấm dứt các chiến dịch. Tại thời điểm này, bản thân Hiếu Văn Đế cũng lâm trọng bệnh mà nguyên nhân không nhỏ chính là sự phản bội trắng trợn của người vợ ông hết mực yêu thương. Để làm rõ trắng đen và có quyết định cuối cùng, ngay sau khi quyết định rút quân, Hiếu Văn Đế ủy thác các công việc quan trọng cho hoàng đệ là Bành Thành vương Nguyên Hiệp và âm thầm trở về Lạc Dương ngay trong đêm. Ông ra lệnh cho bắt Cao Bồ Tát toàn bộ người của y. Không đợi được tới sáng hôm sau, ngay đêm hôm đó, Hiếu Văn Đế cho U Phùng hoàng hậu ngồi ở căn phòng bên cạnh rồi sai người đưa Cao Bồ Tát vào tra hỏi. Không thể chịu được những nhục hình đau đớn, thái giám họ Cao đã phải khai hết những chuyện dâm loạn giữa mình và Hoàng hậu.
Hoàng đế suy sụp vì bệnh lạ
Màn thanh trừng của Hiếu Văn Đế sau khi phát hiện mình bị vợ và thái giám “cắm sừng” đã được sử sách Trung Hoa sau này chép lại. Tuy nhiên, theo ngoại sử, chính từ lần bị phản bội này, Hiếu Văn Đế đã sinh ra một chứng bệnh lạ, tâm thần luôn u uất. Chính vì chứng bệnh này, vị vua này đã chết khi quyết định một lần nữa ra chiến trường.
Chính sử Trung Quốc còn lưu lại đã chép khá rõ về những ngày tháng sau khi Hiếu Văn Đế ép vợ vào lãnh cung. Ông bỏ ăn, nhiều lần không thể thiết triều rồi dần dần nằm bẹp giường. Những phương thuốc tốt nhất từ khắp thế gian đã được các ngự y bào chế dâng lên, song vô vọng. Để quên đi chuyện hậu cung, dù sức khỏe không tốt nhưng Hiếu Văn Đế sau đó vẫn quyết định thân chinh ra sa trường để chống lại một chiến dịch trả đũa của tướng Nam Tề Trần Hiển Đạt. Hiếu Vũ Đế đã qua đời khi đang tiến hành chiến dịch. Hai vương gia là Nguyên Hiệp và Nguyên Trừng quyết định giữ bí mật về cái chết của ông để không làm quân sĩ hoang mang. Nhưng trong ngoại sử Trung Hoa được lưu truyền đến sau này, Hiếu Văn Đế ngoài nỗi uất hận còn mắc phải một chứng bệnh lạ khiến sức khỏe suy sụp. Theo đó, một đêm khi nhà vua đang ở thư phòng phê duyệt tấu chương, đám người hầu chợt nghe thấy một tiếng thét. Hốt hoảng chạy tới, thái giám hầu cận thấy sắc mặt vua trắng bệch, trán lấm tấm mồ hôi. Sau đêm đó, Hiếu Văn Đế hầu như suy sụp. Nhiều đêm nằm trên giường bệnh, những người hầu cận lại thấy ông la hét, kêu xin… Cao Bồ Tát – kẻ đã cắm sừng mình hãy ra khỏi tẩm cung. Những lời đồn đại cho rằng, Hiếu Văn Đế vì quá hận tên thái giám phản bội nên sinh ra bị ảo giác. Chứng bệnh này sau đó đã tàn phá sức khỏe nhà vua ghê ghớm, khiến các thái y cũng đành bó tay. Trở lại chuyện Hiếu Văn Đế vì quá sầu muộn nên quyết định ra chiến trường rồi qua đời, thi thể ông được đưa trở lại Lạc Dương, cái chết của ông mới được thông báo. Nguyên Khác lên ngôi và trở thành Tuyên Vũ Đế. Theo di chiếu của Hiếu Văn Đế, U Phùng Hoàng hậu bị buộc uống thuốc độc chết: “Phùng Hoàng hậu không giữ đạo của người làm vợ, làm đủ chuyện sai trái. Nay ta chết đi thì hãy cho cô ta tự tận theo rồi an táng theo nghi lễ dành cho hoàng hậu”. Tuân lời Hiếu Văn Đế, thuốc độc được đưa đến cho Phùng Nhuận nhưng bà hoàng hậu này nhất định không chịu uống. Những người thi hành mệnh lệnh không còn cách nào khác đành phải đè bà ra rồi đổ thuốc độc vào miệng. Câu chuyện tình ái sai trái giữa một hoàng hậu ham mê dục vọng và một thái giám tham lam tiền bạc, địa vị kết thúc tại đây, nhưng nó đã trở thành một vết nhơ không thể gột bỏ của triều đại phong kiến Bắc Ngụy. |
Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy
Chuyện đó đây - 5 giờ trước“Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình”, người cha đau đớn nhớ lại.
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 13 giờ trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 18 giờ trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 1 ngày trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 2 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 3 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.