Vì điều ai cũng mong muốn này, cần lắm sự lan toả những câu chuyện như bé Hải An, Vân Nhi!
GiadinhNet - Tôi chưa gặp bất kỳ ai khi nhận tấm thẻ đăng ký hiến tạng mà không hạnh phúc! Bởi đơn giản, họ là người cho đi, họ là người có đầy hạnh phúc và niềm vui, bởi nếu họ không có hạnh phúc và niềm vui, sao họ có để cho đi...
Lưu trữ tinh trùng để có thêm cháu sau khi con qua đời, nhưng hiến tạng thì không
Đó là thực tế trong quá trình vận động hiến tạng mà ông Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia thông tin tại toạ đàm trực tuyến do Báo Gia đình & Xã hội phối hợp Trung tâm này tổ chức với chủ đề “Vai trò của gia đình trong công tác vận động hiến tặng mô/tạng”.
Cách đây không lâu, có một thanh niên ở Đà Nẵng không may bị tai nạn giao thông, chết não. Trong giờ phút gần li biệt, gia đình nghĩ rằng, con mình còn trẻ, chưa có con nên muốn lưu giữ tinh trùng để có thể thụ tinh nhân tạo sau này.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc chia sẻ tại buổi toạ đàm trực tuyến. Ảnh: Chí Cường
“Họ nghĩ tới chuyện có thêm người cháu trong gia đình nhưng khi cán bộ đề cập đến việc hiến tạng đem lại sự sống cho nhiều người khác, họ lại không muốn. Đó là điều đáng tiếc” – ông Phúc ngậm ngùi.
Nhiều cán bộ thực hiện vận động hiến tặng mô/tạng cho biết, trên thực tế, họ gặp khá nhiều trường hợp cả nhà đồng ý, chỉ một người không đồng ý, vì thế không thể thực hiện việc lấy tạng để ghép.
“Chúng tôi từng tiếp xúc một trường hợp cả gia đình đều đồng ý, duy nhất con trai thì không. Giây phút cả gia đình có mặt để ký vào đơn tình nguyện, người con trai nhốt ông bố lại, không cho ông xuất hiện” – ông Phúc chia sẻ.
Dù rất cảm thông vì nỗi mất mát quá lớn lao của gia đình, bởi họ không muốn ảnh hưởng thi thể người quá cố, nhưng cán bộ vận động hiến tạng cũng chạnh lòng, tiếc nuối vì gia đình bệnh nhân không hiểu rằng sự ra đi của người thân của họ không có nghĩa là chấm dứt. Trong phút đau lòng, họ quên đi rằng có cơ hội để người thân được tiếp tục hiện hữu, nối dài sự sống trong thân thể người khác qua nghĩa cử hiến tạng.
Cán bộ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia hỗ trợ vận chuyển tạng
Hay gần đây, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia có chia sẻ, kêu gọi sự ủng hộ trên mạng xã hội câu chuyện bé trai 16 tuổi suy tim, phải chạy trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO), nếu không có tim để ghép trong 2 tuần, cuộc đời bé sẽ chấm dứt.
“Rồi cũng có một ca chết não có chỉ số phù hợp, gia đình đồng ý sẽ hiến tim cho bé trai ấy, hi vọng được nhen lên. Nhưng cuối cùng, một người trong gia đình không đồng ý. Kết quả là bé trai 16 tuổi đã ra đi. Thực lòng chúng tôi không còn cách nào khác. Một bên là cứu người, một bên là sự mất mát của gia đình. Dù đã có những câu chuyện lan toả về nghĩa cử hiến tạng cao đẹp nhưng tôi nghĩ phải mất nhiều thời gian nữa câu chuyện hiến tạng của nước ta mới được nhẹ nhàng, không e ngại như các nước khác” – ông Phúc nhận định.
Ngọn lửa Hải An, Vân Nhi nhân lên điều tử tế
Các cán bộ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia vẫn còn nhớ khoảnh khắc khi tiếp nhận cuộc điện thoại của người mẹ trẻ - chị Thuỳ Dương - thổn thức, nói trong nước mắt về sự ra đi của cô con gái đầu lòng – bé Hải An.
Trong giây phút đó, giọng của người mẹ trẻ vẫn toát lên cảm xúc mãnh liệt rằng chị muốn con chị còn tiếp tục hiện hữu. Chị vẫn muốn gặp lại con mình ở đâu đó, chứ không phải tan vào hư vô, không rơi vào quên lãng. Người mẹ ấy hiểu rằng, đôi mắt của Hải An như ánh sáng lan toả, thắp sáng niềm tin nhiều hơn cho cộng đồng. Đôi mắt đó được hiện hữu tốt đẹp nhất.
Ông Phúc dùng từ “dũng cảm” và “trọn vẹn tình yêu thương” khi nói về quyết định đó của chị Thuỳ Dương. Cũng chính vì quyết định đó, chúng ta mới có những câu chuyện lan toả như ngày hôm nay.
Câu chuyện bé Hải An thực sự đánh thức nhiều trái tim. Nhiều người có suy nghĩ rằng sẽ hiến tạng, họ nghĩ rằng một ngày nào đó phù hợp sẽ đến Trung tâm ghép tạng để đăng ký. Rồi thời gian trôi, công việc bộn bề cuốn họ theo nên “quên” mất.
“Nhưng đến một ngày khi nghe câu chuyện bé Hải An, họ đến ngay lập tức. Họ nói rằng, một cô bé 7 tuổi làm được nghĩa cử cao đẹp như vậy không lý do gì những thanh niên, người trưởng thành lại không làm được” – ông Phúc nói.
Ông Phúc nói câu chuyện của bé An làm ông nhớ câu chuyện về người em xảy ra hơn 4 năm trước. Nữ phóng viên đó có cuộc đời tràn ngập yêu thương, với những hoạt động thiện nguyện, tân tậm. Nhưng tiếc là khi mới 30 tuổi, cô lại bị ung thư giai đoạn cuối.
“Những khoảnh khắc cuối cùng, cô nói với tôi rằng cuộc đời cô không còn gì hối tiếc, duy nhất là không có cơ hội được hiến tạng vì cô bị ung thư” - ông Phúc nhớ lại.
Các chuyên gia đánh giá thể trạng bệnh nhân trước khi tiến hành việc ghép tạng. Ảnh: BVCC
Lập tức, ông Phúc trao đổi lại thông tin với cán bộ Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) và biết rằng, dù bị ung thư, bệnh nhân vẫn có thể hiến giác mạc.
“Biết tin, em mừng lắm. Khi chị gái viết đơn tình nguyện hiến tạng cho em, cô gái ấy nằm trên giường bệnh ký đơn. Mẹ và em trai của em thấy vậy cũng liền đăng ký, cùng ngày cùng giờ” – ông Hoàng nhớ lại.
10 ngày sau, cô phóng viên trẻ ra đi, bình an, thanh thản như gương mặt bé Hải An lúc lìa đời. Một di nguyện cao đẹp của cô thành hiện thực. Đích thân ông Nguyễn Hữu Hoàng – Giám đốc Ngân hàng Mắt - tiếp nhận hai giác mạc mà cô đã hiến.
Nhưng thời điểm đó, câu chuyện lúc đó chưa lan toả. Có lẽ vì giây phút đấy, người trong cuộc biết là vừa việc làm tốt, nhưng “không phải nói ra để làm gì”. Do đó, gia đình quyết định không công khai thông tin.
Trong cuộc đời này, hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi vẫn có không ít người lặng lẽ, âm thầm làm việc tử tế.
“Nhưng mỗi câu chuyện tử tế như ngọn nến, cần được chia sẻ, nhen lên cho nhiều người biết được. Đó còn là “mồi” cho nhiều ngọn lửa khác cháy bừng lên cảm xúc, nhen lên những ngọn lửa tử tế khác. Khi quyết định của chị Thuỳ Dương khi công khai, chia sẻ nghĩa cử cao đẹp của con gái mình, việc đối mặt với sức ép, khó khăn phía trước không còn quá lớn lao” – ông Phúc nhận định.
Nếu năm 2013, tổng số người đăng ký hiến mô tạng trong cả nước là con số 0, đến năm 2014, có 265 người đăng ký. Con số đó tăng lên 3.500 năm 2015, đến năm 2017 số lượng người tăng lên ấn tượng khoảng 10.000 người. Sau câu chuyện bé Hải An hay Thiếu tá Lê Hải Ninh xuất hiện, đến giờ phút này, có gần 18.000 người đăng ký hiến mô, tạng.
Hầu hết, mọi người đến đăng ký đều hiểu rẳng, đó là nghĩa cử cao đẹp, là cơ hội tuyệt vời để trao tặng sự sống cho người khác khi họ qua đời, là chìa khóa giữ gìn hạnh phúc.
Tôi chưa gặp bất kỳ ai khi nhận tấm thẻ đăng ký hiến tạng mà không hạnh phúc! Bởi đơn giản, họ là người cho đi, họ là người có đầy hạnh phúc và niềm vui, bởi nếu họ không có hạnh phúc và niềm vui, sao họ có để cho đi. Họ đã làm được việc cần làm: An vui cho chính mình và cho người. Nhiều người đã vượt qua nỗi sợ hãi, định kiến, quyết định trao một phần cơ thể của người thân giúp cho người thân được tiếp tục sống, tiếp tục trao đi hơi ấm, ánh mắt. Đó là sự trọn vẹn của tình yêu thương.
Tại sao ta không nhân rộng giá trị tốt đẹp đó, chẳng phải xã hội này nếu nhiều người hơn và tất cả đều sẵn sàng trao tặng sự sống thì xã hội đó thực sự bình an, nhân văn và tốt đẹp đó sao? Chỉ bằng một hành động nhỏ là bạn đang góp phần làm cho điều tốt đẹp đó lan rộng trong xã hội, tạo nên dòng chảy văn hoá mới – dòng chảy văn hóa tận hiến ngay cả khi chúng ta đã qua đời. Đừng để cái chết lãng phí và vô nghĩa!
(Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia)
Quỳnh An
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.