Vì sao hàng loạt dự án nhà ở xã hội ở Thanh Hóa “án binh bất động” trong nhiều năm?
GĐXH – Các dự án nhà ở xã hội ra đời góp phần cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân thu nhập thấp. Cũng vì nhu cầu lớn, các dự án nhà ở xã hội ồ ạt được triển khai. Nhưng trớ trêu thay, nhiều năm nay nhu cầu lớn thêm còn nhiều dự án thì vẫn "dậm chân tại chỗ”.
Bỏ hoang…
Hàng loạt dự án nhà ở xã hội (NOXH) trên những khu đất vàng ở tỉnh Thanh Hóa được triển khai rầm rộ trong thời gian ngắn, sau đó bỏ hoang cho đến nay. Các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc rốt ráo để xử lý nhưng nhiều năm qua các dự án NOXH vẫn "án binh bất động".
Theo Sở Xây dựng Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 18 dự án NOXH đã và đang đầu tư xây dựng. Trong đó, 12 dự án đảm bảo tiến độ, đưa vào sử dụng một phần hoặc toàn bộ dự án, 6 dự án chậm tiến độ. Một số dự án đưa vào sử dụng thu hút đông đúc cư dân sinh sống như: chung cư thu nhập thấp tại lô C5 thuộc khu đô thị Nam TP. Thanh Hóa, NOXH tại số 81 Trường Thi, khu NOXH AT Home phường Đông Hải...
Trong số những dự án NOXH chậm tiến độ tại Thanh Hóa, trước hết phải kể đến dự án Khu NOXH AMC I tại phường Quảng Thành, TP. Thanh Hóa nhiều năm liền "đắp chiếu". Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2014, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Phát triển AMC Toàn Cầu. Đến năm 2020, dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa gia hạn thời gian thực hiện. Tuy nhiên, sau khi chính thức khởi công vào tháng 1/2021 đến nay, dự án vẫn "án binh bất động".

Dự án Khu NOXH AMC I, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Phát triển AMC Toàn Cầu cỏ mọc um tùm
Theo quan sát của phóng viên, khu NOXH AMC I tọa lạc trên "đất vàng" tại ngã tư Quốc lộ 1A đoạn đường tránh TP. Thanh Hóa và Đại lộ Võ Nguyên Giáp, cách Trung tâm hành chính mới khoảng 4,5 km. Dự án Khu chung cư với quy mô gồm 03 tòa nhà cao 15 tầng. Khu NOXH AMC I có quy mô dân số khoảng 3.600 người. Phần NOXH khoảng 900 căn hộ chung cư. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 526,9 tỷ đồng.
Sau gần 9 năm được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư, đến nay Dự án NOXH AMC I vẫn là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, hàng rào được vây bằng tôn bao quanh. Phía trong mới chỉ xây được phần tầng hầm nhưng lại không đúng giấy phép xây dựng.
Cũng tại phường Quảng Thành, TP. Thanh Hóa, dự án NOXH với quy mô 960 căn hộ cũng đang chậm tiến độ. Ban đầu, dự án này có tên là dự án NOXH dành cho người thu nhập thấp tại phường Quảng Thành, được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Hợp Lực làm chủ đầu tư từ năm 2016.
Năm 2017, dự án được điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo đó, dự án có tên NOXH tại phường Quảng Thành, được xây dựng trên diện tích 24.693 m2 (giảm gần 1.000 m2 so với ban đầu). Dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm kể từ ngày được điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. Song đến nay, trên đất thực hiện dự án mới chỉ xây dựng được 1 trong tổng số 3 tòa nhà ở xã hội.
Chưa cấp phép đã cho dân vào ở
Dự án NOXH phố Bào Ngoại, phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa với hàng loạt sai phạm, khiến dự án đến nay vẫn "tắc nghẽn". Năm 2018, dự án này được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty CP Thương mại - Xây dựng 379 (có địa chỉ tại Hà Nội) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2022, mặc dù chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền nghiệm thu, cho phép đưa vào sử dụng nhưng nhiều hộ dân mua nhà ở chung cư 379 đã vào ở, sinh hoạt tự do.
Ngày 9/1/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định xử phạt hành chính 80 triệu đồng đối với Công ty CP Xây dựng - Phát triển nhà 379 vì đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản trả lời UBND tỉnh Thanh Hóa trong đó nêu rõ, công trình nêu trên chưa đủ điều kiện để được chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành theo quy định.

Dự án nhà ở xã hội phố Bào Ngoại với hàng loạt sai phạm, khiến dự án đến nay vẫn “tắc nghẽn”
Dự án NOXH tại phường Quảng Thắng cũng nằm trong danh sách chậm tiến độ liên quan đến giải phóng mặt bằng. Dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2019 do Công ty TNHH Thương mại Du lịch Xây dựng An Phú làm chủ đầu tư, với quy mô 300 căn hộ. Diện tích giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể hoàn thành 100% liên quan đến 447 m2 đất của hệ thống điện 35kV lộ 377E9.27 chưa được di dời.
Ngoài 4 dự án NOXH trên, 2 dự án khác tại Thanh Hóa cũng chịu chung số phận "long đong" là nhà ở công nhân Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, TP. Thanh Hóa do Công ty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản nhà Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án NOXH dành cho công nhân tại khu vực phía Đông Khu công nghiệp Lễ Môn, TP. Thanh Hóa do Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam làm chủ đầu tư.
Để đốc thúc tiến độ các dự án, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy trình. Trong đó, TP. Thanh Hóa phối hợp với các bên liên quan giải phóng mặt bằng, làm việc với các bên liên quan để lên các phương án hợp lý để sớm trả lại mặt bằng cho nhà đầu tư.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 1 ngày trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 2 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 3 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 5 ngày trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần
Xu hướng - 1 tuần trướcTrung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 2 tuần trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.