Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao Hoàng Sa – Trường Sa luôn là của Việt Nam?

Thứ ba, 11:56 09/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ngay từ 1490, vua Lê Thánh Tông đã cho hoàn thành bộ “Hồng Đức bản đồ” gồm 13 xứ thừa tuyên có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi và biển, đảo tỏa khắp Đông Hải.

Sáng nay (9/7), tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức buổi họp báo công bố chương trình triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”. Triển lãm diễn ra ngay sau đó thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 
 
- Theo ông Lê Văn Nghiêm – Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT), tư liệu đã có từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên được tập hợp đầy đủ, quy mô, có chú giải chi tiết nhất, rõ ràng bằng cả tiếng Việt và 2 ngôn ngữ Anh, Trung. Sự kiện này cũng là điểm nhấn của quá trình sưu tầm và công bố tư liệu. Sau đó, các địa phương trong cả nước sẽ có kế hoạch triển lãm tương tự.
- Triển lãm diễn ra từ 9/7 đến 18/7.
Tại buổi họp báo, đại diện Bộ TT&TT, Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) và các sử gia, những người góp công lớn trong việc sưu tâm tư liệu quý giá về Hoàng Sa – Trường Sa đã giới thiệu những chứng cứ lịch sử lâu đời minh chứng chủ quyền không thể xâm phạm của Việt Nam đối với hai quần đảo ngoài Biển Đông.
 
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Chủ tịch hội đồng giám định toàn bộ tư liệu cho hay, ngay từ năm 1490, vua Lê Thành Tông đã cho hoàn thành bộ “Hồng Đức bản đồ” gồm 13 xứ thừa tuyên, có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển đảo tỏa ra khắp Đông Hải (Biển Đông). Giữa Biển Đông có một địa danh mới được đánh dấu là Bãi Cát Vàng.
 
Đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng. Đến cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với miền Đông Nam Bộ và tiến ra chiếm lĩnh khu vực nam Biển Đông.
 
Năm 1711, chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho Mặc Cửu tổ chức khảo sát, đo vẽ và quản lý Trường Sa hải chử (tức quần đảo Trường Sa ngày nay).
 
Theo GS.TS Quang Ngọc, như vậy đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, chúa Nguyễn còn đặt thêm đội Bắc Hải để phối hợp khai thác hóa vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên toàn bộ khu vực biển đảo rộng lớn này.
 
Vì sao Hoàng Sa – Trường Sa luôn là của Việt Nam?  1
"Hồng Đức bản đồ" chứng minh Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) thuộc Việt Nam. Ảnh: Việt Nguyễn

 Năm 1816, vua Gia Long thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, ông cho cắm cột mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Giám mục Jean Louis Taberd xác nhận: “Vào năm 1816, nhà vua đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông ta”.
 
Ông cũng đồng thời xuất bản “An Nam đại quốc họa đồ” đánh dấu một cách tuyệt đối chính xác Paracel hay Bãi Cát Vàng trên bản đồ Việt Nam mà không ai có thể phủ nhận hay xuyên tạc được.
 
Nhà sử học Quang Ngọc nhấn mạnh, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp với đội Thủy quân của triều đình Minh Mạng. “Mỗi chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tieps quyết định việc có cho thuyền ra khơi hay tạm ngừng lại. Sau khi kết thúc công việc, thuyền phải chạy thằng về kinh đô báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật…”, ông Ngọc nói.
 
Vì sao Hoàng Sa – Trường Sa luôn là của Việt Nam?  2
Nhiều bản đồ, tư liệu của Trung Quốc và phương Tây đều thể hiện Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Việt Nguyễn
 
Bước sang đời Thiệu Trị, Tự Đức, trước tình hình đất nước bị phương Tây xâm lược, hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa vẫn được duy trì nhưng không được thường xuyên, rồi chìm dần vào trong ký ức khi vương triều và đất nước không còn giữ được nền độc lập.
 
Những người chủ trì họp báo cùng khẳng định, mảng tư liệu của Việt Nam tại buổi triển lãm nhấn mạnh vào các thư tịch, bản đồ và tài liệu có tính chất chính thức của nhà nước như châu bản triều Nguyễn, bác bộ chính sử, địa lý lịch sử, công văn, giấy tờ hay ghi chép khách quan của quan chức trong lịch sử phong kiến
 
Mảng tư liệu của Trung Quốc, ban tổ chức chỉ chọn giới thiệu một số bản đồ và 3 tập atlas khẳng định ranh giới cực nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam… Mảng tư liệu bản đồ và thư tịch cổ của phương Tây, có khoảng vài trăm bản, dù chưa sưu tập hết.
 
Từ 3 nguồn này, nếu đặt cạnh nhau càng dễ dàng kiểm chứng, bổ sung cho nhau, làm tăng thêm đọ chuẩn xác và giá trị của mỗi bản đồ, khẳng định một cách khách quan: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.
 
Triển lãm này trưng bày gần 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm, trong đó có nhiều tư liệu quý giá được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sưu tầm và đóng góp. 
 
Việt Nguyễn
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top