Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?
50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, NASA mới hứa sẽ trở lại hành tinh này sớm nhất có thể là vào năm 2025, trong chương trình Artemis.

Năm mươi năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, Mỹ vẫn chưa thể đưa phi hành gia của mình lên lại "chị Hằng" - Ảnh: NASA
Cựu giám đốc NASA Jim Bridenstine, người điều hành cơ quan này dưới thời chính quyền cựu tổng thống Trump, cho biết không phải rào cản khoa học hay công nghệ đã ngăn cản Mỹ thực hiện điều này sớm hơn.
Vậy lý do đó là gì?
Chi phí
Lý do đầu tiên chính là chi phí cao. Ngân sách năm 2022 của NASA là 24 tỉ USD, và chính quyền Tổng thống Biden đang yêu cầu Quốc hội tăng con số đó lên gần 26 tỉ USD trong ngân sách năm 2023.
Số tiền đó được chia cho tất cả các hoạt động của cơ quan này và các dự án đầy tham vọng, như: kính thiên văn vũ trụ James Webb, dự án tên lửa khổng lồ mang tên Hệ thống phóng không gian (SLS) và các nhiệm vụ xa xôi tới Mặt trời, sao Mộc, sao Hỏa, các vành đai tiểu hành tinh, các vành đai Kuiper, và bờ rìa của Hệ Mặt trời.
Trong khi đó, quân đội Mỹ có ngân sách khoảng 858 tỉ USD năm 2023.
So với ngân sách liên bang, tỉ lệ ngân sách của NASA nhỏ hơn so với trước đây.
"Phần ngân sách liên bang của NASA chỉ duy nhất đạt mức cao nhất là 4% vào năm 1965. Trong 40 năm qua, nó vẫn ở mức dưới 1% và trong 15 năm qua, nó đã hướng tới 0,4% ngân sách liên bang", cựu phi hành gia Walter Cunningham của Apollo 7 cho biết
Yếu tố chính trị
Quá trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm một con tàu vũ trụ thường kéo dài hơn một nhiệm kỳ tổng thống.
Nhưng các tổng thống và nhà lập pháp mới thường loại bỏ các ưu tiên khám phá không gian của nhà lãnh đạo tiền nhiệm.
Vào năm 2004, chính quyền cựu tổng thống Bush đã giao nhiệm vụ cho NASA tìm ra cách thay thế tàu con thoi sắp nghỉ hưu, đồng thời quay trở lại Mặt trăng. Cơ quan này đã đưa ra chương trình Constellation để đưa các phi hành gia lên Mặt trăng bằng cách sử dụng một tên lửa có tên là Ares và một tàu vũ trụ có tên Orion.
NASA đã chi 9 tỉ USD trong 5 năm để thiết kế, xây dựng và thử nghiệm phần cứng cho chương trình đưa người vào vũ trụ đó.
Tuy nhiên, sau khi cựu tổng thống Barack Obama nhậm chức, ông đã hủy bỏ chương trình Constellation và thay thế bằng chương trình tên lửa SLS.
Đến thời cựu tổng thống Trump, ông không loại bỏ SLS nhưng đã thay đổi mục tiêu, từ đưa phi hành gia đến một tiểu hành tinh sang ưu tiên các nhiệm vụ trên Mặt trăng và sao Hỏa.
Những thay đổi thường xuyên như vậy đã dẫn đến hết lần hủy này đến lần hủy khác, gây lỗ khoảng 20 tỉ USD, lãng phí thời gian và động lực.
Công chúng thờ ơ và thiếu đội ngũ kế thừa
Mặt khác, mối quan tâm của công chúng đối với hoạt động khám phá Mặt trăng luôn rất thờ ơ.
Ngay cả ở đỉnh cao của chương trình Apollo, sau khi 2 phi hành gia Aldrin và Neil Armstrong bước lên bề mặt Mặt trăng, chỉ 53% người Mỹ cho biết họ nghĩ rằng chương trình đáng giá.
Một vấn đề khác là đội ngũ kế thừa. Ngày nay nhiều trẻ em Mỹ được thăm dò ý kiến nói rằng chúng mơ ước trở thành ngôi sao YouTube hơn là phi hành gia.
Các nhà nghiên cứu và doanh nhân Mỹ từ lâu đã thúc đẩy việc tạo ra một trạm vũ trụ trên Mặt trăng.
Một căn cứ Mặt trăng có thể phát triển thành một kho nhiên liệu cho các nhiệm vụ không gian sâu, dẫn đến việc tạo ra kính viễn vọng không gian, giúp con người dễ dàng sống trên sao Hỏa hơn và giải quyết những bí ẩn khoa học lâu đời về Trái đất và Mặt trăng.
Nó thậm chí có thể thúc đẩy một nền kinh tế ngoài không gian như du lịch vũ trụ.

Máy bay nổ tung, 379 người cứ thế... bước ra và sống sót: Phép màu 90 giây đã xảy ra như thế nào?
Tiêu điểm - 1 ngày trước2 máy bay đã đâm nhau trên đường băng và cháy rụi nhưng 379 người gồm hành khách lẫn phi hành đoàn đã thoát chết.

Người đàn ông bị kết tội giả làm tiếp viên hàng không để được bay miễn phí suốt 6 năm
Tiêu điểm - 2 ngày trướcMột người đàn ông Mỹ 35 tuổi đã bị kết tội mạo danh tiếp viên hàng không ít nhất 120 lần để không phải trả tiền vé máy bay.

Gia thế nữ sinh Đại học Thanh Hoa bị bố cấm livestream trên mạng vì quá xinh đẹp
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Hóa ra nữ sinh họ Trương, từng gây chú ý khi đỗ Đại học Thanh Hoa với điểm số cao, bị bố cấm phát sóng trực tiếp vì 'quá xinh' đã nổi tiếng từ 3 năm trước.

Tin vui lớn từ "vật lạ" ẩn nấp gần robot săn sự sống NASA
Tiêu điểm - 2 ngày trướcSự tồn tại của Jezero Mons đã giúp cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh của NASA thêm hy vọng mới.

Anh điều tra các băng nhóm lạm dụng hàng nghìn bé gái
Tiêu điểm - 3 ngày trướcThủ tướng Anh Keir Stammer đã quyết định mở cuộc điều tra toàn quốc về nạn bóc lột tình dục trẻ em nghiêm trọng chưa từng thấy.

Vật thể "giữa 2 thế giới" tiết lộ tương lai của hệ Mặt Trời
Tiêu điểm - 3 ngày trướcVật thể kỳ lạ Gaia22ayj đã lấp đầy khoảng trống quan trọng trong thiên văn học.

Phát hiện cấu trúc lạ đang di chuyển sâu 2.700 km dưới lòng đất
Tiêu điểm - 4 ngày trướcCác nhà khoa học từ ETH Zurich đã làm sáng tỏ một trong những bí ẩn địa chất lớn nhất của Trái Đất.

7 bức ảnh thiên văn đẹp 'hớp hồn'
Tiêu điểm - 5 ngày trướcMỗi tháng, hàng ngàn bức ảnh tuyệt đẹp về không gian được chụp bởi NASA, ESA, các kính viễn vọng, vệ tinh, xe tự hành và nhiều thiết bị khác. Và đây là những tấm đẹp nhất được chuyên gia từ Petapixel lựa chọn.

Texas hoang tàn sau trận lũ lịch sử
Tiêu điểm - 6 ngày trướcÍt nhất 82 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích sau trận lũ tàn khốc tấn công miền trung Texas, Mỹ.

Phát hiện hài cốt cô gái Iran có hộp sọ "như ngoài hành tinh"
Tiêu điểm - 6 ngày trướcBộ hài cốt 6.200 tuổi mà các nhà khảo cổ Iran vừa khai quật bên bờ vịnh Ba Tư đã tiết lộ cùng lúc 2 câu chuyện lịch sử.

Cuộc sống 'em bé shipper' theo bố đi làm từ khi mới sinh hiện ra sao?
Tiêu điểmGĐXH - Phi Nhi hiện là một cô bé yêu thích vẽ tranh, trong tâm hồn em luôn tràn đầy tình yêu thương và nụ cười vẫn "chữa lành" như năm nào.