Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao rất ít bệnh viện mua bảo hiểm nghề nghiệp cho bác sĩ?

Thứ ba, 08:15 23/01/2018 | Y tế

GiadinhNet - Nghị định của Chính phủ có quy định về mua bảo hiểm nghề nghiệp cho các bác sĩ, để trong trường hợp xảy ra tai biến y khoa sẽ có bảo hiểm đứng ra giải quyết. Tuy nhiên đến thời điểm này, số bệnh viện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vẫn còn rất ít. Lãnh đạo Bộ Y tế nói gì về tình trạng này?


Cấp cứu cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.     Ảnh: V.Thu

Cấp cứu cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: V.Thu

Tai biến trong khám, chữa bệnh luôn có khả năng xảy ra

Trả lời báo chí về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, nghề Y là một nghề đặc biệt, đối tượng cung cấp hay tiếp nhận dịch vụ khám, chữa bệnh đều là con người, mà con người thì “nhân vô thập toàn”. Vì vậy, việc xảy ra các tai biến trong quá trình khám, chữa bệnh luôn có khả năng xảy ra.

Một số nghiên cứu dựa trên bằng chứng được báo cáo cho thấy, tại Mỹ, sai sót y khoa gây tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 sau viêm phổi và ung thư, cao hơn cả tai nạn giao thông. Theo các nhà nghiên cứu y học Mỹ, lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Các chuyên gia y tế Mỹ nhận định, chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể, ít nhất 44.000 - 98.000 người tử vong trong các bệnh viện của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa có hệ thống giám sát, thống kê về tai biến y khoa trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, sự cố y khoa trong môi trường y tế như kê đơn nhiều thuốc, y lệnh không rõ ràng hoặc quá nhiều y lệnh do thói quen công việc một người pha thuốc, một người tiêm; sao y đơn thuốc.

Tại một số bệnh viện, hiện tượng quá tải bệnh nhân cũng dẫn đến việc cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn, lạm dụng thuốc. Một số chính sách, những quy định tác động đến an toàn của người bệnh như: Quy định cho thuốc 2-3 ngày; đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu dẫn đến giữ người bệnh ở tuyến dưới; thu viện phí theo dịch vụ dẫn đến lạm dụng các thiết bị kỹ thuật cao và các thiết bị y tế trên người bệnh không đảm bảo chất lượng.

Quá tải bệnh viện cũng khiến người bệnh thiếu kiên nhẫn và hợp tác với nhân viên y tế. Trong khi nhân viên y tế quá tải chịu nhiều áp lực, luôn làm việc với cường độ cao. Không ít nhân viên y tế phải chuyển việc khiến các cơ sở khám, chữa bệnh cần bổ sung nhân lực. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến kiến thức, kinh nghiệm tại cơ sở y tế đó.

Hơn thế, y học mang tính xác suất và bất định cao. Người bệnh trong các cơ sở y tế phải trải qua nhiều thủ thuật, phẫu thuật mà không thể làm lại, sử dụng các thiết bị nguy hiểm, thiết bị xâm lấn, các hóa chất độc cũng làm tăng nguy cơ sai sót trong y tế. Trong cấp cứu người bệnh, thời gian là điều rất quan trọng, nhân viên y tế cần phải cấp cứu với tốc độ cao, do vậy sự cố y khoa cũng dễ xảy ra. Dây chuyền khám, chữa bệnh phức tạp, nhiều đầu mối, ngắt quãng, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác, trao đổi thông tin giữa nhân viên y tế chưa đầy đủ và kịp thời…

Rất ít bệnh viện mua bảo hiểm trách nhiệm cho nhân viên y tế

Bệnh viện là môi trường có nhiều nguy cơ để tai biến xảy ra, đây cũng là môi trường có nguy cơ cao để tạo ra lỗi. “Bảo hiểm trách nhiệm chính là hình thức bảo hiểm giúp chung sức giải quyết trách nhiệm cho người hành nghề, cho cơ sở khám, chữa bệnh khi xảy ra tình huống tai biến không mong muốn đó”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Cụ thể, được quy định tại Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, điều 6-8-9 của Nghị định 102/2011/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 102/2011/NĐ-CP do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 quy định: Đến hết năm 2012, tất cả cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo hình thức tổ chức bệnh viện, bao gồm bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Tất cả cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo hình thức khác thì lộ trình mua đến hết năm 2017. Tuy nhiên đến thời điểm này, số bệnh viện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vẫn còn rất ít.

Theo các báo cáo tính đến thời điểm cuối năm 2015, số lượng bệnh viện đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm mới đạt khoảng gần 10%, gia hạn hợp đồng năm 2015 giảm so với năm 2014. Do bảo hiểm trách nhiệm là loại hình bảo hiểm mới, trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam mới tiếp cận lần đầu, lại mang tính đặc thù chuyên môn cao nên cần có thời gian thử nghiệm, triển khai từng bước đối với cả về nội dung tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của loại hình bảo hiểm này đối với các cơ sở khám, chữa bệnh và người hành nghề.

Một khảo sát nhanh của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tại Hội thảo quốc gia “Tăng cường và bảo đảm an toàn người bệnh” với sự tham gia của đại diện 60 bệnh viện lớn trong cả nước vào tháng 11/2017 cho thấy, mới có khoảng 20% bệnh viện mua bảo hiểm trách nhiệm. Tuy nhiên, chưa bệnh viện nào có bệnh nhân được bồi thường do rủi ro trong điều trị.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, quy định mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh bao gồm: Bảo hiểm đối với tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra bởi lỗi sơ suất, bất cẩn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gây ra cho người bệnh; doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường khi có khiếu nại của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; có tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh xảy ra đối với người bệnh.

Đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết: Qua ghi nhận từ báo cáo các bệnh viện gửi về, một số lý do, khó khăn chính của các đơn vị chưa thực hiện được đầy đủ quy định mua bảo hiểm này là vì: Đơn vị đã tham gia mua bảo hiểm năm trước nhưng chưa triển khai tham gia trong năm tiếp theo vì điều kiện thủ tục yêu cầu giải quyết rủi ro, bồi thường còn khó khăn. Ngoài ra, trong tỉnh chỉ có vài doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động và chủ yếu hướng đến các bảo hiểm ô tô, xe máy, sức khỏe, tài sản... chưa có doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm. Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm và các bệnh viện tự tìm hiểu, thỏa thuận, ký kết hợp đồng hay do cơ quan có thẩm quyền quyết định chỉ định thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để sớm có thông tin nhằm quản lý các trường hợp tai biến y khoa tốt hơn, hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn quản lý sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó tập trung hướng dẫn thống nhất quy định liên quan đến nhận diện, phân loại, báo cáo sự cố và một số nguyên tắc cơ bản việc khắc phục, xử lý, xác định nguyên nhân, phòng ngừa sự cố y khoa.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 23 phút trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 4 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Top