Vì sao sau Tết trẻ hay bị ốm?
GiadinhNet - Sau Tết là giao mùa đông xuân, nguy cơ có nhiều dịch bệnh bùng phát, cộng với sau kỳ nghỉ dài hay di chuyển, tụ tập, ăn uống thất thường… khiến nhiều trẻ rất dễ bị ốm. Làm sao để tránh?

Tăng cường cho trẻ ăn thực phẩm chín, tươi, sạch, cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin, khoáng chất để trẻ khỏe mạnh. Ảnh : TL
Hay gặp sau Tết là các chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nhiệt miệng… Hoặc nóng lạnh thất thường do giao mùa đông xuân - khiến các viêm đường hô hấp, bệnh mãn tính (như hen phế quản, viêm xoang) bùng lên.
1. Đầy bụng, chán ăn
Trong Tết trẻ được ăn uống thỏa thích các loại bánh kẹo, bố mẹ cũng lơ là giám sát chế độ ăn uống, khiến trẻ sau Tết hay bị đầy bụng, chán ăn. Đầy bụng chán ăn còn là một trong những biểu hiện bị táo bón (trẻ sẽ đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng thành viên, hoặc đóng khối to, đi ngoài khó).
Theo hướng dẫn của BS Hoàng Lê Phúc (Khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1, TPHCM), khi bị táo bón nếu là trẻ dưới 6 tháng thì cho bé bú mẹ hoàn toàn và uống 100-200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6-12 tháng uống 200-300ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn uống 1.000ml nước/ngày. Bé lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1.500 - 2.000ml nước/ngày. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín có tính nhuận tràng (đu đủ, rau và củ khoai lang, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi…).
Nên xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, ngày 3-4 lần giữa 2 bữa ăn để kích thích, tăng nhu động ruột. Trẻ lớn cho chạy nhảy nô đùa, tập thể dục thường xuyên. Rèn cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ (sau bữa ăn là tốt nhất), chế độ ăn uống cân bằng, như thế sẽ giúp trẻ hết táo bón là hết sợ ăn. Nhưng sau vài ngày không khỏi thì phải cho trẻ đi khám để được bác sĩ cho dùng thuốc.
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, uống nước có gas, cà phê...
2. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai), nếu trẻ nôn ít, tiêu chảy dưới 6 lần trong ngày có thể cho trẻ uống bù dịch oresol tại nhà, không phải vào viện. Nhưng trẻ tiêu chảy kèm khó thở, sốt cao… hoặc tiêu chảy nặng quá gây mất nước thì cần đưa vào viện ngay.
Khi trẻ bị tiêu chảy, dù trẻ đòi bố mẹ cũng không cho trẻ uống nước có gas vì sẽ làm tăng tình trạng mất nước. Cũng không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì làm giảm nhu động ruột, khiến phân ứ đọng gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột…
Cho ăn thức ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Nên bổ sung men vi sinh giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tránh kiêng khem quá mức như chỉ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ ốm nặng, có thể suy dinh dưỡng hơn.
Cần đưa trẻ đi viện ngay khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, hoặc sau 1 ngày triệu chứng không giảm; hoặc đi phân lẫn máu, lẫn nhầy; Hoặc sờ tay ấn bụng thì trẻ kêu đau; Hay trẻ bị nôn ói, không ăn uống được, có dấu hiệu mất nước nặng (như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông, sốt cao...).
Để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm thì sau Tết dù nhà còn dư thức ăn bảo quản trong tủ lạnh, nhưng không nên cho trẻ ăn. Đồ ăn cũ hâm lại cũng không nên cho trẻ ăn, vì đường tiêu hóa trẻ yếu, rất dễ bị tiêu chảy. Hạn chế cho trẻ ăn các món dưa góp, dưa chua, mứt lâu ngày, bánh chưng, giò đã làm trên 2 tuần.
Luôn cho trẻ ăn đồ chế biến nóng mới. Bố mẹ phải quản lý về số lượng và chất lượng thực phẩm, không để trẻ ngon miệng mà ăn nhiều, tránh để hệ tiêu hóa quá tải có thể gây ngộ độc.
3.Viêm đường hô hấp
Giao mùa đông xuân, nóng lạnh kèm nồm ẩm, nồng độ vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm, gia tăng các bệnh đường hô hấp. Khi thấy trẻ bị chảy nước mũi/ngạt mũi bố mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%, hoặc bôi dầu tràm - khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ, hoặc nhỏ vào nước tắm để phòng trị cảm lạnh cho trẻ.
Trẻ có ho thì uống siro ho thảo dược để giải cảm, trừ ho, tiêu đờm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, ho do lạnh, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.
Theo các bác sĩ, bố mẹ có thể chăm sóc con tại nhà khi trẻ viêm đường hô hấp trên mà trẻ tỉnh táo, chỉ có ho, sổ mũi, hơi sốt. Hết sốt trẻ hết khó thở, chơi thoải mái. Trường hợp nặng hơn (sốt, có dấu hiệu khó thở) thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.
4. Trẻ nhiệt miệng
Do trong Tết trẻ ăn nhiều bánh kẹo, mứt nên sau Tết trẻ hay bị nhiệt miệng. Cha mẹ cần vệ sinh miệng cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây chứa vitamin C (hoặc uống vitamin C dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ).
Phòng tránh để trẻ ít bị ốm
Các chuyên gia y tế khuyên, thời tiết nóng lạnh thất thường bố mẹ nên cho trẻ ăn mặc thích hợp, tốt nhất nên mặc vài lớp áo cho trẻ để dễ dàng cởi ra khi nóng, mặc vào khi lạnh. Như thế cũng tránh được mồ hôi sẽ thấm ngược làm trẻ dễ ốm.
Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để khắc phục mệt mỏi, ì ạch sau Tết. Sáng ra nên cho trẻ uống cốc nước ấm pha chanh và vài giọt mật ong giúp thanh lọc cơ thể, giải độc cơ thể. Ban ngày uống đủ nước (khoảng 1,5 lít nước/ngày), để thanh lọc chất độc qua đường tiêu hóa.
Tăng cường chất xơ cho trẻ bằng rau lá xanh, củ cải, cà rốt, súp lơ, cải bắp… giúp thải độc cho gan, thận, sớm hồi phục cơ thể sau Tết. Cho trẻ ăn nhiều bưởi vì bưởi giúp giải độc cao cho gan, thận, đốt cháy chất béo, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoải mái. Bồi dưỡng thêm đồ thủy, hải sản nấu chín vừa bổ sung canxi, vừa chống ngán sau Tết. Tăng cường cho trẻ ăn thực phẩm chín, tươi, sạch, cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin, khoáng chất để trẻ khỏe mạnh.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp, nước uống tăng lực, có ga… để trẻ có sức khỏe tốt, khỏe mạnh. Hạn chế đưa bé tới các vùng đang có ổ dịch. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi chơi ở ngoài về nhà.
Ngoài ra cần rèn cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ trong ngày cho trẻ. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo đúng độ tuổi và thời gian quy định. Khi hệ thống miễn dịch của trẻ được tăng cường hiệu quả trẻ ít bị ốm, hay nhiễm virus, vi khuẩn hơn, hoặc nhanh hồi phục sức khỏe hơn khi nhiễm bệnh.
Uyển Hương

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 1 ngày trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.