Vì sao tỷ lệ người bị tăng huyết áp ở Nhật ít hơn so với nhiều nước khác?
Tăng huyết áp là căn bệnh gây ra 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp được dự báo sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025.
Tỷ lệ người bị tăng huyết áp trên thế giới có xu hướng gia tăng
Theo nghiên cứu từ một trung tâm y học phi lợi nhuận tại Mỹ có tên Mayo Clinic, nếu không được điều trị thì 50% người bị tăng huyết áp có nguy cơ tử vong vì bệnh tim và 1/3 dễ gặp phải đột quỵ. Một điều đáng lưu ý khác là độ tuổi mắc bệnh tăng huyết áp càng ngày càng giảm. Báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên là 20% ở phụ nữ và 24% ở nam giới. Căn bệnh này cũng gây ra 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp được dự báo sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025.

Chi phí để điều trị tăng huyết áp không thấp. Chỉ tính riêng ở Mỹ, chi phí hàng năm cho bệnh tăng huyết áp ước tính là 54 tỷ USD. Trích thông tin từ Viện dinh dưỡng, mức huyết áp trung bình ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á và tiểu vùng Sahara châu Phi có chiều hướng tăng. Trong khi huyết áp trung bình ở các nước Trung Âu và Đông Âu, Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi lại giảm.
Nhật Bản kiểm soát tăng huyết áp thế nào?
Một trong những quốc gia kiểm soát bệnh tăng huyết áp tốt là Nhật Bản. Tại đây, tỷ lệ tăng huyết áp giảm đều từ những năm 1960. Điều này nhờ vào việc kiểm soát, ngăn ngừa các nguy cơ tăng huyết áp trong cộng đồng.
Cơ quan y tế của Nhật đã soạn thảo bộ quy tắc hướng dẫn ngăn chặn, điều trị tăng huyết áp và phổ cập cho người dân, từ thanh niên đến người già. Trong đó ghi rõ những nguyên nhân, nguy cơ gây bệnh cũng như cách chữa trị, lối sinh hoạt thế nào để phòng chống.
Một yếu tố giúp người Nhật cải thiện tình trạng sức khỏe là chế độ ăn. Họ ưu tiên các sản phẩm tươi sống, thực phẩm theo mùa của địa phương, hạn chế chất béo, đồ ngọt và lượng muối nạp vào. Thói quen ăn cá thường xuyên hơn thịt đỏ cũng giúp ích trong việc kiểm soát huyết áp của người Nhật.

Người Nhật cũng đặc biệt chú ý đến lượng carbohydrates, đường và natri trong bữa ăn. Ba chất này cần thiết để ăn ngon, nhưng cần dùng một lượng nhất định. Đối với muối ăn, người Nhật đặc biệt cẩn thận duy trì mỗi ngày trung bình 6-7g trong khẩu phần ăn, nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Ngoài ra, vì biết ăn ít muối giúp hạ huyết áp ở mức vừa phải, đồng thời giảm sa sút trí tuệ, bảo vệ các tế bào não, người Nhật thường xuyên ăn những món ăn nhạt, giảm lượng muối trong quá trình chế biến thực phẩm cũng như sử dụng nước tương nhạt trong ăn uống. Thay vào đó, khi nêm nếm đồ ăn hoặc nấu nước dùng, họ lại chuộng dùng chất tạo umami, hỗn hợp mononatri glutamate hay còn gọi là bột ngọt, mì chính. Gia vị này chỉ chứa 12% natri thay vì 39% như muối ăn, nhưng vẫn tạo được vị đậm đà, thanh ngọt, kích thích vị giác.
Mong muốn tạo thói quen cắt giảm lượng muối ăn trong chế biến thực phẩm cho mọi người, Tập đoàn Ajinomoto tổ chức nhiều hoạt động như: - Tại Nhật Bản: phối hợp với Hiệp hội Tăng huyết áp Nhật Bản để tổ chức “Ngày Cắt giảm Muối” chính thức. Trong sự kiện này, Ajinomoto tiến hành quảng bá những món ăn có hàm lượng muối thấp tại các cửa hàng lớn trên khắp đất nước Nhật Bản. - Tại Mỹ: tổ chức triển lãm về nấu ăn và umami tại Hội thảo và Triển lãm Dinh dưỡng Thực phẩm, hội nghị thường niên lớn nhất mang tầm vóc quốc tế quy tụ các chuyên gia thực phẩm và dinh dưỡng. - Tại Việt Nam: cung cấp phần mềm xây dựng thực đơn để tạo ra những bữa ăn trưa cân bằng dinh dưỡng cho học sinh với hàm lượng muối và gia vị umami thích hợp cho gần 3.000 trường học - Tại Brazil, Peru và Indonesia: tổ chức các hội nghị chuyên đề về gia vị umami và việc cắt giảm muối ăn. - Tại Malaysia: xuất bản một cuốn sách hướng dẫn chế biến món ăn giàu vị umami và ít muối theo khuyến cáo của WHO về lượng muối ăn vào hàng ngày. Ajinomoto là nhà sản xuất toàn cầu cung cấp gia vị, thực phẩm chế biến, đồ uống, axit amin, dược phẩm và hóa chất chuyên dụng chất lượng cao. Trong suốt nhiều thập kỷ, đơn vị này đã đóng góp cho việc phát triển thực phẩm và sức khỏe con người thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ axit amin. |
PV

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 5 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 5 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.