Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam

Thứ hai, 07:38 10/03/2025 | Xu hướng

Sầu riêng và loại ‘siêu trái cây’ này có vị thế trái ngược nhau hoàn toàn trong 5 năm trở lại đây.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1 vừa qua, thanh long đã bứt phá mang về gần 58 triệu USD, tuy giảm 9,8% so với tháng 1/2024 nhưng tăng mạnh 34,5% so với tháng 12/2024. Trong khi đó xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt hơn 31 triệu USD, giảm mạnh 73% so với cùng kỳ năm 2024. 

Đây là điều bất thường bởi từ 2023 đến nay, sầu riêng đã liên tục bứt phá và là loại quả có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng rau quả.

Thanh long được mệnh danh là "siêu trái cây" bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Thanh long được yêu thích tại thị trường tỉ dân Trung Quốc, với 90% thanh long nhập khẩu của Trung Quốc là thanh long Việt Nam. Hiện loại trái cây này cũng đã chinh phục 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và vị trí xuất khẩu số 1 thế giới cũng thuộc về Việt Nam.

Biểu đồ trái ngược của 2 loại trái cây tỷ đô

Thanh long và sầu riêng là 2 loại quả có xu hướng xuất khẩu hoàn toàn đối ngược nhau. 

Đối với trái thanh long, loại trái cây này đã lập kỷ lục cao nhất vào năm 2018 với kim ngạch đạt mức cao nhất 1,27 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó, kim ngạch xuất khẩu lại có cú trượt dài, từ 1,25 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 663 triệu USD vào năm 2022 và đến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này chỉ còn hơn 400 triệu USD.

Nguyên nhân của mức sụt giảm này là giai đoạn 2020 – 2021, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu ngành rau quả do gián đoạn trong logistics. Năm 2020, xuất khẩu thanh long giảm mạnh vì đại dịch làm đình trệ hoạt động vận chuyển qua biên giới, đặc biệt qua các cửa khẩu phía Bắc (Trung Quốc – thị trường chiếm 80% lượng xuất khẩu).

Năm 2021, tình hình tiếp tục khó khăn do Trung Quốc siết chặt kiểm dịch (yêu cầu truy xuất nguồn gốc, đóng băng thông quan khi phát hiện COVID-19 trên bao bì). Giá thanh long giảm sâu, có thời điểm xuống dưới 3.000 đồng/kg, gây thiệt hại cho nông dân và làm giảm diện tích trồng.

Năm 2022, xuất khẩu phục hồi nhờ Trung Quốc nới lỏng hạn chế. Tuy nhiên, kim ngạch vẫn thấp hơn thời kỳ trước đại dịch (ước đạt khoảng 600–700 triệu USD/năm). Trung Quốc tiếp tục giảm nhập khẩu do sản xuất trong nước tăng và ưu tiên trái cây khác. Nỗ lực mở rộng thị trường cũng gặp khó khăn do phải cạnh tranh với Mexico, Israel ở thị trường cao cấp (EU, Mỹ).

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam- Ảnh 1.

Ngược lại, đối với sầu riêng, vào tháng 7/2022, Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Từ đây sầu riêng được thông quan thuận lợi, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch nghiêm ngặt. Xuất khẩu sầu riêng năm 2022 đã tăng vọt lên 1,14 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2021 với Trung Quốc chiếm đến 90% thị phần.

Đến năm 2023, sầu riêng đã đạt kim ngạch hơn 2,2 tỷ USD do nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc tăng mạnh và nguồn cung từ Thái Lan không đủ đáp ứng. Đây cũng là giai đoạn diện tích sầu riêng của Việt Nam bắt đầu được mở rộng do mang lại hiệu quả cao, củng cố kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục vào năm 2024 với hơn 3,2 tỷ USD và Trung Quốc chiếm tỷ trọng đến 95%.

Đối với thanh long, trong giai đoạn khó khăn 2020 – 2022, diện tích trồng đã liên tục sụt giảm do khó khăn trong xuất khẩu và giá thấp khiến người nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác, trong đó có sầu riêng và lúa gạo.

Từ 2023, diện tích có xu hướng ổn định do chính sách không mở rộng, tập trung vào chất lượng và tập trung vào thị trường mới (Mỹ, EU, Ấn Độ).

Vị thế trái ngược của 2 loại trái cây ‘bạc tỷ’ Việt Nam- Ảnh 2.

Đối với sầu riêng, từ 2020-2023, diện tích sầu riêng tăng mạnh (gấp đôi trong 3 năm), chủ yếu do giá trị xuất khẩu cao và nhu cầu từ Trung Quốc khiến nông dân ồ ạt mở rộng diện tích. Hiện nay diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam đã vượt 160.000 ha (vượt hơn 2 lần định hướng quy hoạch đến năm 2030 - khoảng 65.000-75.000ha), tỉ lệ sầu riêng cho thu hoạch tương đối cao.

Liệu thanh long có quay trở lại ngôi vương trong năm 2025?

Nguyên nhân của xuất khẩu sầu riêng sụt giảm là do các thị trường nhập khẩu siết chặt quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất, đã áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam. Đồng thời từ 10/1, nước này yêu cầu các lô hàng phải có giấy kiểm định chứng minh không chứa chất vàng O, một hợp chất có nguy cơ gây ung thư. Điều này khiến quy trình thông quan kéo dài, làm gia tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa, buộc nhiều doanh nghiệp phải quay đầu đưa hàng về tiêu thụ nội địa.

Không chỉ Trung Quốc, các thị trường khác cũng gia tăng rào cản kỹ thuật với sầu riêng Việt Nam. Đài Loan đã gia hạn lệnh kiểm tra từng lô hàng sầu riêng nhập khẩu đến ngày 30/4, sau khi phát hiện một số lô hàng không đạt tiêu chuẩn vào tháng 8 năm ngoái. Tại châu Âu, Liên minh EU cũng nâng tỷ lệ kiểm tra từ 10% lên 20% do phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Ngoài các yếu tố kỹ thuật, hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Việc thị trường tạm ngưng giao dịch trong thời gian này đã khiến nhiều lô hàng ùn ứ, tác động đến chuỗi cung ứng.

Sở dĩ thanh long xuất khẩu tăng trưởng cao trong đầu năm do đây là thời điểm tháng Tết nguyên đán, nhu cầu trái cây cúng cao cùng với nguồn cung thấp đẩy giá tăng vọt. Trước đó xuất khẩu thanh long lao dốc do Trung Quốc đã chủ động được nguồn cung nội địa nên giảm nhập khẩu. 

Dự báo về năm 2025, sầu riêng có khả năng vẫn sẽ tiếp tục giữ vững ngôi vương khi kim ngạch được dự báo sẽ đạt từ 3,5 – 3,8 tỷ USD, vượt xa thanh long với kim ngạch 650 – 700 triệu USD, chênh lệch 5 – 6 lần. Diện tích trồng của sầu riêng cũng nắm lợi thế so với thanh long và sản lượng tăng mạnh trong khi nhu cầu thực tế từ Trung Quốc vẫn ở mức cao. Ngoài ra các sản phẩm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu cũng mở ra cơ hội lớn. Dù đầu năm 2025 gặp khí tuy nhiên thời gian xuất khẩu đạt đỉnh của sầu riêng thường rơi vào thời điểm giữa và cuối năm.

Đối với thanh long, dù dẫn đầu vào tháng 1 nhưng kim ngạch của thanh long vẫn thấp hơn nhiều so với sầu riêng về dài hạn. Cùng với đó diện tích trồng không tăng, tập trung chất lượng thay vì số lượng sẽ khó có thể cạnh tranh được với tốc độ tăng trưởng nóng của sầu riêng.

Như Quỳnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lão nông miền Tây tiết lộ bí quyết trồng 'cây tỷ đô', đút túi 5 tỷ đồng/năm

Lão nông miền Tây tiết lộ bí quyết trồng 'cây tỷ đô', đút túi 5 tỷ đồng/năm

Xu hướng - 1 giờ trước

Dù tuổi cao nhưng ông Võ Văn Em ở Hậu Giang vẫn mải mê với “cây tỷ đô”, cho thu nhập khiến nhiều người ao ước.

'Siêu thực phẩm' của Việt Nam sang Nga đắt hàng kỷ lục: thuế nhập khẩu 0%, hơn 75 quốc gia trên thế giới đều ưa chuộng

'Siêu thực phẩm' của Việt Nam sang Nga đắt hàng kỷ lục: thuế nhập khẩu 0%, hơn 75 quốc gia trên thế giới đều ưa chuộng

Xu hướng - 4 giờ trước

Mặt hàng này của Việt Nam nằm trong top 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu.

Các loại hạt giá rẻ bổ sung nội tiết tố nữ

Các loại hạt giá rẻ bổ sung nội tiết tố nữ

Xu hướng - 4 ngày trước

GĐXH - Hiện nay các loại thực phẩm bổ trợ cho các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ tương đối đa dạng và phong phú cũng như có các bằng chứng khoa học minh bạch cho hiệu quả sức khỏe, đặc biệt là các loại hạt.

Ai đang mua những chiếc điện thoại siêu xa xỉ tại Việt Nam?

Ai đang mua những chiếc điện thoại siêu xa xỉ tại Việt Nam?

Xu hướng - 6 ngày trước

Đó là nhóm "tinh hoa" trong độ tuổi 30-40 tuổi đã giàu có nhanh chóng.

'Bỏ túi' loạt địa điểm vui chơi tại Hà Nội nhân dịp lễ 30/4 - 1/5

'Bỏ túi' loạt địa điểm vui chơi tại Hà Nội nhân dịp lễ 30/4 - 1/5

Xu hướng - 1 tuần trước

GĐXH - Nghỉ lễ dài tới 4 ngày nếu không có nhu cầu đi xa thì ngay trong lòng Thủ đô cũng có nhiều địa điểm “xịn sò” bạn và người thân tha hồ xả hơi, chụp ảnh sống ảo và tận hưởng một kỳ nghỉ trọn vẹn.

Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành 'vàng trong đất': Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu

Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành 'vàng trong đất': Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu

Xu hướng - 1 tuần trước

Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.

Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu

Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu

Xu hướng - 1 tuần trước

Loại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?

Xu hướng - 1 tuần trước

MỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy

Xu hướng - 1 tuần trước

Năm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Top