Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam chủ động đối phó với dịch bệnh

Thứ hai, 11:00 13/05/2013 | Y tế

GiadinhNet - Đến thời điểm này Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 ở trên người cũng như trên gia cầm. Tuy nhiên, cùng với sự lây lan mạnh mẽ của cúm A/H7N9 là hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm khác đang xuất hiện. Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xung quanh vấn đề này.

Việt Nam chủ động đối phó với dịch bệnh 1
Các chuyên gia y tế lo ngại dịch cúm gia cầm có thể bùng phát.
Ảnh: TL.

Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 đang xảy ra ở Trung Quốc, ông có nhận định như thế nào về nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam?

- Thời gian gần đây tình hình dịch bệnh nguy hiểm mới nổi liên tục xuất hiện, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân như dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, chủng virus mới corona và hiện nay là cúm A/H7N9. Đến thời điểm này Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 ở trên người cũng như trên gia cầm. Tuy nhiên nguy cơ xâm nhập, lan truyền và gây bùng phát dịch rất cao ở nước ta nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Do chưa phát hiện các đàn gia cầm ốm, chết bởi virus cúm A/H7N9 nên khó khăn trong việc kiểm soát dịch trên các đàn gia cầm, thủy cầm. Trong khi đó đặc tính của virus cúm A dễ biến đổi, tính thích nghi cao ở động vật có vú, nguy cơ lây từ người sang người là có thể xảy ra.
Các nhà khoa học cho rằng virus cúm A/H7N9 hiện nay có khả năng lây truyền dễ dàng hơn từ gia cầm sang người so với virus cúm A/H5N1. Thêm vào đó, đây là chủng virus mới ghi nhận trên người do đó cộng đồng chưa có miễn dịch, chưa có vaccine phòng bệnh, hiện cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu nên khi lây sang người dễ bùng phát thành dịch, khó khăn trong điều trị.
Trong khi đó nước ta có đường biên giới dài với Trung Quốc, việc giao lưu đi lại qua biên giới của người dân rất lớn, do đó có thể gia cầm bị nhiễm virus xâm nhập vào Việt Nam qua đường nhập lậu. Thực tế cũng đã xuất hiện trường hợp mắc bệnh từ vùng lãnh thổ ngoài đại lục Trung Quốc (Đài Loan). Theo báo cáo của một số nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc đã phát hiện thấy sự biến đổi gene của virus làm tăng khả năng lây truyền sang người, tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.

Trước nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập vào nước ta, để đáp ứng với tình hình chống dịch, Bộ Y tế đã có kế hoạch như thế nào?

- Ngay từ khi nhận được thông tin về dịch cúm A/H7N9 ghi nhận ở Trung Quốc, Bộ Y tế đã làm việc chặt chẽ với WHO, FAO để chia sẻ thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống. Trên cơ sở kinh nghiệm phòng chống SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 và những hoạt động hiện đang triển khai tại Trung Quốc, Bộ Y tế đã ban hành bản Kế hoạch chủ động ứng phó với dịch cúm A/H7N9 với 4 tình huống dịch có thể xảy ra. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người;  tình huống 2: Có ca bệnh nhưng chưa có sự lây truyền từ người sang người; tình huống 3: Có trường hợp ca bệnh lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc ca đơn lẻ; tình huống 4: Dịch bùng phát và lan rộng ra cộng đồng.

Nếu virus cúm A/H7N9 có khả năng lây truyền dễ dàng từ người sang người thì khả năng xảy ra tình huống 3, 4 là rất lớn. Căn cứ vào các đại dịch cúm đã xảy ra trong lịch sử, theo ước tính của các nhà khoa học thì số mắc có thể lên tới 10% dân số và như vậy thử tưởng tượng ở Việt Nam với số mắc khoảng 8-9 triệu người thì lúc đó toàn bộ hệ thống y tế sẽ bị quá tải, hoạt động giao lưu thương mại, các hoạt động xã hội có thể bị ngừng trệ, gây xáo trộn cuộc sống của người dân, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội.

Để thực hiện kế hoạch trên, ngành Y tế phải huy động nguồn lực như thế nào?

- Lãnh đạo Bộ Y tế thường xuyên chỉ đạo các đơn vị phải xây dựng các kế hoạch một cách cụ thể để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí trong nước, tránh sự chồng chéo. Đáp ứng cho dịch cúm A/H7N9 này tại Trung Quốc, theo thông tin ngày 1/5/2013, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phê duyệt khoản kinh phí 303 triệu nhân dân tệ (tương đương 48,6 triệu USD) mặc dù đến thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng về sự lây truyền dễ dàng từ người sang người, số trường hợp mắc cũng chưa thật là cao.

Chúng ta cũng phải nhận thấy rằng từ kinh nghiệm phòng chống các dịch bệnh mới nổi, việc dự đoán chính xác mức độ, diễn biến tình hình dịch là rất khó nhưng tất cả các nước đều phải có kế hoạch dự phòng để có thể ứng phó kịp thời cho mọi tình huống nếu xảy ra.

Đối với đơn vị y tế tại các khu vực và địa phương, Lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo áp dụng 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, con người tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ.  Bộ Y tế chỉ trình Chính phủ cấp bổ sung hỗ trợ khi tình hình dịch vượt quá khả năng dự trữ sẵn có của các địa phương, dịch diễn biến nguy hiểm và kéo dài. Hiện nay nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch cụ thể để trình UBND tỉnh phê duyệt phục vụ cho công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế.  Tôi vẫn muốn nhắc lại các địa phương, các đơn vị trong ngành y tế phải thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí và sử dụng nguồn lực một cách thật hiệu quả theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế.
 
- Xin cảm ơn ông!

Vân Khánh (thực hiện)
tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 2 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top