Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam có sẵn sàng với... động đất?: Ứng phó với điều xấu nhất

Thứ bảy, 07:26 02/04/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Giáo dục cho người dân về phản ứng với các sự cố là vô cùng cần thiết, ví dụ cần ứng phó thế nào nếu động đất xảy ra?

 
Trong hai số 37, 38 (ra ngày 28 và 30/3), Báo GĐ&XH đã dẫn thông tin và khuyến cáo của các chuyên gia về nguy cơ xảy ra động đất tại Việt Nam, đề cập đến khả năng chống đỡ yếu ớt của những khu chung cư cũ nát tại thủ đô Hà Nội trong trường hợp có động đất mạnh.
 
Có thể khẳng định, dù Việt Nam không nằm trong khu vực “nóng” về động đất, sóng thần nhưng rủi ro vẫn hiện hữu. Vậy nhưng, con người vẫn chủ quan và sự sẵn sàng với điều xấu nhất gần như bằng không!
 
Việc giáo dục, tuyên truyền về động đất, sóng thần ở Việt Nam còn bị xem nhẹ. Nguồn: Trung tâm BTĐĐ&CBST.

Mơ hồ về động đất

Thực tế chỉ ra rằng, người dân Việt Nam và các cơ quan chức năng đều chưa sẵn sàng cho một kịch bản xấu xảy đến. Qua khảo sát của PV Báo GĐ&XH, hầu hết các hộ dân sống trên chung cư, nhà tập thể đều trả lời “chạy thôi!” trước câu hỏi “Phản ứng thế nào khi thấy nhà cửa bỗng nhiên rung mạnh?”!
 
Theo TS Lê Huy Minh – Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (BTĐĐ&CBST), phản ứng này là sai lầm. Động đất thường chỉ xảy ra trong vài giây, không thể kịp chạy xuống dưới đất mà lánh nạn, nhất là đối với các tòa nhà cao cả chục tầng.

Về khía cạnh chuyên môn, Trung tâm BTĐĐ&CBST mới được thành lập từ năm 2007 với 5 nhân sự “trực chiến” tại Trung tâm (Giám đốc, Phó Giám đốc, 3 cán bộ hợp đồng trên 12 tháng) và hệ thống 9 trạm địa chấn đo xa ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Phương, Việt Nam hiện mới có 25 kịch bản động đất, sóng thần (liên quan đến đới hút chìm Manila).
 
Khi sự cố xảy ra, các nhà chuyên môn sẽ nhập dữ liệu (cường độ động đất, kinh độ, vĩ độ...), hệ thống máy tính xử lý và đưa ra một kịch bản gần nhất, tính được khả năng xảy ra sóng thần, độ cao của sóng, khu vực bị ảnh hưởng và thời gian sóng thần ập vào bờ. Tuy nhiên, nếu kịch bản càng nhiều thì tính xác thực càng cao.
 
Hơn nữa, quy trình báo tin động đất và cảnh báo sóng thần hiện vẫn chưa được chuẩn hoá theo Quy trình tiêu chuẩn của khu vực và thế giới, chưa tận dụng có hiệu quả nguồn dữ liệu thời gian thực từ các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn của Việt Nam và thế giới.
 
Đối phó thế nào?

Không nên vội vàng chạy khỏi tòa nhà cao tầng, nếu động đất diễn ra nhanh thì chạy cũng không kịp, cần tìm các góc an toàn như ngồi sát dưới chân tường, không nên núp vào gầm giường, gầm bàn không đủ chắc chắn. Khi nằm xuống, nên nằm nghiêng người.
 
TS Lê Huy Minh – Giám đốc Trung tâm BTĐĐ&CBST
Việc giáo dục cho người dân về phản ứng với các sự cố là vô cùng cần thiết, nhất là khi người Việt Nam không chỉ sống ở trong nước mà còn đi đến nhiều vùng có khả năng xảy ra động đất sóng thần.
 
Đó là nhận định của Ths. Bùi Thị Nhung – Trung tâm BTĐĐ&CBST. Được biết, Ths. Nhung cũng là người đầu tiên thực hiện một đề tài về tuyên truyền, giáo dục cộng đồng ứng phó với động đất, sóng thần, hướng dẫn cụ thể ở các thời điểm trước, trong và sau khi xảy ra sự cố. Theo đó, người dân cần giữ bình tĩnh tuân theo những chỉ dẫn sau để có được sự an toàn nhất.

Trước khi xảy ra động đất: Thường xuyên kiểm tra độ bền, chắc của các đồ vật trong nhà như quạt trần, đèn treo, giường tủ; Cất giữ đồ dễ vỡ, độc hại, dễ cháy ở nơi an toàn; Luôn tắt bình gas khi không sử dụng; Học sử dụng thành thạo các thiết bị cấp cứu...

Trong khi xảy ra động đất: Nếu bạn đang ở một tòa nhà có kết cấu vững chắc, hãy ở yên; Đang ở bên ngoài thì chạy ngay tới các vùng đất trống, tránh xa các đường ống ngầm, cột điện, công trình cũ, nhà nhiều cửa kính...; Đang lái xe hãy dừng lại, đừng cố chui hoặc vượt qua những cây cầu; Nếu đang ở trên ngọn núi, tránh xa chỗ dốc vì có thể bị lở; Đang ở bờ biển thì chạy lên chỗ cao hơn.

Sau khi xảy ra động đất: Sau cơn động đất chính thường kèm theo các dư chấn (hiểu nôm na là động đất nhỏ hơn), do đó cần hết sức lưu ý những tư vấn sau: Lập tức rời khỏi các tòa nhà sau khi chấn động chính dừng lại; tuyệt đối không sử dụng thang máy; không vào các tòa nhà bị hư hại; Theo dõi chất lượng nguồn nước, nguồn gas, điện; Mang theo đồ đạc cần thiết đến nơi an toàn và luôn cập nhật thông tin về sự cố trên đài phát thanh, báo chí...

Đây là trích lược các nội dung tư vấn bằng tờ rơi, truyện tranh giúp người dân có thể hiểu dễ dàng nhất về sự nguy hiểm của động đất, sóng thần. Tuy nhiên, những tờ rơi như thế này chưa bao giờ được phổ biến trong dân chúng.
 
Việt Nguyễn
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hé lộ tình tiết mới gây bất ngờ vụ thi thể khô trên sofa ở Hà Nội

Hé lộ tình tiết mới gây bất ngờ vụ thi thể khô trên sofa ở Hà Nội

Pháp luật - 17 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng liên quan đến vụ việc thi thể khô trên sofa khu căn hộ ở Hà Nội.

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Thời sự - 22 phút trước

GĐXH - Từ 1/5, không khí lạnh yếu tràn về, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ, chấm dứt đợt nắng nóng đỉnh điểm những ngày qua.

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Thời sự - 1 giờ trước

Bị tạm giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông liền nhảy lên thùng xe tải của CSGT rồi châm lửa đốt khiến 4 xe máy bị thiêu rụi.

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình. Vậy lý lịch tư pháp là gì? Loại giấy tờ này mang giá trị pháp lý gì?

Hà Nội nắng nóng, đường phố vắng vẻ dịp nghỉ lễ

Hà Nội nắng nóng, đường phố vắng vẻ dịp nghỉ lễ

Thời sự - 2 giờ trước

Tại Hà Nội, ngày hôm nay nắng nóng tiếp tục gay gắt, nhiệt độ ngoài trời dự báo lên đến 40 độ C. Do đó, đường phố Hà Nội trở nên thông thoáng cả vào giờ cao điểm.

6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Hầu hết, người lao động khi đi làm sẽ được tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên sẽ có 6 trường hợp thay vì đóng BHXH, người lao động sẽ được trả một khoản tiền tương ứng.

Công an Đồng Nai kiểm tra  loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Công an Đồng Nai kiểm tra loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Pháp luật - 4 giờ trước

300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Đồng Nai chia làm 9 tổ công tác đồng loạt kiểm tra 9 quán bar, vũ trường, beer club “trá hình”, phát hiện nhiều vi phạm.

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Vụ thi thể nữ “khô” trên ghế sofa, lực lượng chức năng thông tin thêm một số tình tiết quan trọng; Bị “chặt chém” 3 quả dứa 500.000 đồng tại phố cổ Hà Nội, nữ du khách nước ngoài có phản ứng khá gay gắt, bực tức.

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Thời sự - 13 giờ trước

Khói lửa bùng lên tại cửa hàng FPT Shop trên đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp khiến nhiều nhân viên hốt hoảng ôm đồ tháo chạy.

Top