Việt Nam tiếp tục tiêm vaccine COVID-19, "tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy"
GiadinhNet - Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, việc đảm bảo an toàn tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca được Việt Nam thực hiện nghiêm túc.
Chiều 12/3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đề cập về thông tin đã xảy ra một số phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại một số nước châu Âu, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết, lãnh đạo Bộ đã nghe báo cáo và phân tích từ các đơn vị triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, các chuyên gia, nhà khoa học, các thông tin từ Cơ quan Dược châu Âu (EMA) và các quốc gia.
Kết quả cho thấy chưa tìm ra sự liên quan giữa những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm chủng với vaccine AstraZeneca, một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả.
Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm. Nếu có phản ứng, thì được theo dõi tiếp tại phòng bệnh trong 24 giờ. Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong những ngày sau đó và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
"Đây là quy trình được Bộ Y tế chỉ đạo hết sức chặt chẽ. Tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
Vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca của hãng AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng vaccine trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2.
Tại Việt Nam, để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng vaccine có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Sau khi lô vaccine đầu tiên về đến Việt Nam, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca đã được Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế lấy mẫu kiểm định theo quy định và có giấy chứng nhận xuất xưởng ngày 4/3.
Để đảm bảo an toàn trước khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, ngày 6/3 Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về hướng dẫn sử dụng và tổ chức tiêm chủng vaccine COVID-19 bao gồm đối tượng sử dụng, chỉ định, chống chỉ định của vaccine, sử dụng phiếu sàng lọc trước tiêm chủng để thực hiện khám sàng lọc nhằm đảm bảo chỉ định đúng.
Cán bộ y tế các tuyến cũng đã được các chuyên gia đầu ngành hướng dẫn về theo dõi phát hiện sự cố bất lợi sau tiêm chủng và xử trí trường hợp phản vệ. Đồng thời, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã hướng dẫn các tỉnh/thành phố lập kế hoạch chi tiết triển khai và các phương án tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine.

Đã có gần 1.600 người được tiêm vaccine COVID-19 trong 4 ngày qua tại 9 tỉnh, thành phố.
Đến nay, các địa phương đã xây dựng kế hoạch và trình Ủy ban Nhân dân, Sở Y tế ban hành. Quá trình chuẩn bị được thực hiện nghiêm túc. Công tác tổ chức điểm tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng luôn được Chương trình Tiêm chủng mở rộng đặt lên hàng đầu.
Trước khi đưa vaccine vào triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng được Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Đặc biệt trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Trong quá trình triển khai, người đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc trước tiêm chủng và yêu cầu khai báo về tình tạng sức khỏe, bệnh nền và các mũi tiêm chủng trong thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp. Đồng thời người đến tiêm chủng được tư vấn đầy đủ về tác dụng và những sự cố bất lợi có thể xảy ra, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm đều được theo dõi và báo cáo.
Để đảm bảo xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm chủng, các điểm tiêm chủng đều được trang thiết bị phòng chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Các đội cấp cứu lưu động thường xuyên túc trực để hỗ trợ các điểm tiêm trong trường hợp cần thiết.
Qua bốn ngày triển khai từ 8-11/3, trong số 1.585 mũi tiêm đã thực hiện tại 13 cơ sở của 9 tỉnh/TP, các tuyến đã ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm, hầu hết các trường hợp này là phản ứng thông thường như: Sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… và 5 trường hợp phản vệ độ 2 (2 trường hợp đã hồi phục và ra viện, 3 trường hợp đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi), 2 trường hợp tiêu chảy và 1 trường hợp kẹt huyết áp.
Kết quả cho thấy, các cơ sở tiêm chủng đều thực hiện nghiêm túc việc khám sàng lọc, chỉ định, chống chỉ định và giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Việc xử trí đối với các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng đã được các cơ sở tiêm chủng thực hiện tốt và đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêm chủng. Thông tin về kết quả triển khai và tình hình phản ứng sau tiêm chủng được cập nhật và báo cáo hàng ngày.
Như vậy công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các điểm tiêm chủng.
Đây là vaccine mới đưa vào sử dụng, vì vậy các dữ liệu về hiệu quả cũng như tính an toàn trên thế giới vẫn đang được WHO, Bộ Y tế các nước và các nhà sản xuất theo dõi, cập nhật thường xuyên. Bộ Y tế khuyến cáo người dân khai báo đầy đủ cho cán bộ y tế về tiền sử dị ứng và các bệnh cho cán bộ y tế, chủ động theo dõi sức khỏe.
Võ Thu

2 trường hợp Parkinson nặng được phẫu thuật thành công nhờ phẫu thuật kích thích não sâu
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – 2 bệnh nhân mắc Parkinson trên 5 năm, dù đã uống thuốc liều cao nhưng hiệu quả vận động vẫn kém.

Một bé trai ở Bình Định bị thương nặng do nổ pin
Y tế - 6 giờ trướcDo tò mò tháo lắp pin đèn đội đầu đã bị hỏng và đổ keo dán 502 vào nên pin phát nổ, khiến một bé trai 11 tuổi ở Bình Định bị thương nặng.

4 nhân viên bảo hiểm phải nhập viện vì tai nạn bất ngờ
Y tế - 7 giờ trướcTrong lúc hơn 40 nhân viên của một công ty bảo hiểm tại TP.HCM đang làm việc, dàn tủ treo tường bất ngờ đổ sập khiến nhiều trường hợp bị thương, 4 người đi cấp cứu.

Thông tin mới nhất vụ người phụ nữ phát đồ ăn 'lạ' khiến hàng loạt học sinh nhập viện
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Một phụ nữ đến trường cho các em một loại thực phẩm như thạch. Sau khi ăn xong, hơn 40 học sinh có triệu chứng buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi nên được nhà trường và gia đình đưa đi cấp cứu.

Người mẹ từ Hàn Quốc về Việt Nam mang theo hy vọng cứu đứa con trong bụng
Y tế - 3 ngày trướcNgười phụ nữ 23 tuổi từ Hàn Quốc trở về Việt Nam hy vọng bác sĩ ở quê hương có thể cứu đứa con trong bụng mắc loại bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp, nguy cơ tử vong ngay sau khi chào đời.

Cận thị nặng có thể gây mù lòa
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Chị Bùi Hương (Vĩnh Phúc) lần đầu tiên đưa con gái 7 tuổi đi khám mắt thì phát hiện mắt trái bị cận thị -9.00 diop, mắt phải -2.00 diop. Chị cứ nghĩ cận thị thì đeo kính là xong mà không biết rằng cận thị nặng còn có thể dẫn tới mất thị lực, thậm chí mù lòa.

Người mẹ ung thư vú di căn, vỡ oà hạnh phúc nghe 2 con khóc chào đời
Y tế - 5 ngày trướcChiều 5/12, Bệnh viện K thông tin, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp thực hiện mổ lấy thai đôi thành công cho sản phụ hiếm muộn, mắc ung thư vú đã di căn...

Gia đình Úc sang Việt Nam thực hiện phẫu thuật chỉ 2 nước làm được
Y tế - 6 ngày trướcĐáng chú ý, điều trị nang ống mật chủ bằng nội soi một lỗ là kỹ thuật đặc biệt khó, Việt Nam là một trong 2 nước trên thế giới báo cáo ứng dụng kỹ thuật thành công.

Bị rắn cắn, bé trai 8 tuổi ở Nghệ An hoại tử bàn tay
Y tế - 6 ngày trướcKhi đang ngủ ở lán dựng tạm, bé trai 8 tuổi bị rắn cắn dẫn đến hoại tử phần mềm toàn bộ mu bàn tay và mặt cẳng tay trái.

Dịch bệnh lây qua đường hô hấp ở nhiều nước tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng chống
Y tế - 1 tuần trướcThời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1), COVID-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia...

Người mẹ ung thư vú di căn, vỡ oà hạnh phúc nghe 2 con khóc chào đời
Y tếChiều 5/12, Bệnh viện K thông tin, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp thực hiện mổ lấy thai đôi thành công cho sản phụ hiếm muộn, mắc ung thư vú đã di căn...