Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ai cũng biết quy luật của tạo hóa là “nhân sinh tự cổ thùy vô tử” nhưng ai cũng cầu mong kéo dài cuộc sống của Đại tướng với niềm hy vọng thiêng liêng. Chính vì vậy tin Đại tướng ra đi dù như được báo trước vẫn là một tin sét đánh, tin đau thương choáng váng.
Vị tướng độc đáo
Đối với Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa, nhà sử học lớn. Con người, sự nghiệp của ông đã đi vào lịch sử, đã được ghi tạc vào lòng dân muôn thuở không mờ phai.
So với nhiều thống soái trong lịch sử Việt Nam và thế giới, ông có những nét độc đáo.
Trong số các vị tướng lừng danh trên thế giới, ông là người duy nhất đã sống trên trăm tuổi, xuyên suốt gần cả thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21.
Ông là người cùng toàn quân, toàn dân viết lên những trang sử oanh liệt chống ngoại xâm và là người chép lại chính những trang sử đó. Những hồi ký Chiến đấu trong vòng vây, Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ: điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng là những bộ sử sống động của hai cuộc kháng chiến thần kỳ của Việt Nam. Với tầm bao quát của vị thống soái, những trang hồi ký của ông vừa mang tính cụ thể của nhiều tình tiết sinh động, vừa phản ánh toàn cục của cuộc chiến tranh.
Ông là nhà quân sự vào loại rất hiếm hoi không những đã chỉ huy cuộc kháng chiến mà còn tiến hành tổng kết được kinh nghiệm của chiến tranh để lại một số tác phẩm có giá trị như binh thư hiện đại. Đó là tác phẩm Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều lần kháng chiến bảo vệ đất nước và khởi nghĩa giành lại đất nước, để lại một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú, sáng tạo. Nhưng từ kinh nghiệm đó, tổng kết nêu lên thành một hệ thống quan điểm phản ánh tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam thì không mấy nhà quân sự làm được. Trước đây, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là người đầu tiên đã soạn được hai bộ binh thư: Binh gia yếu lược (hay Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, nhưng cả hai đều thất truyền. Hiện chỉ còn Hịch tướng sĩ và Lời di chúc của Trần Hưng Đạo là một phần tổng kết mang tính binh thư.
Thế kỷ 18, nhà quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ viết bộ binh thư thứ ba là Hổ trướng khu cơ còn truyền đến nay. Đào Duy Từ không trực tiếp cầm quân nhưng giữ vai trò như cố vấn của chúa Nguyễn trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
Mãi đến ngày nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị thống soái trực tiếp chỉ huy chiến tranh đã để lại những tổng kết mang tính binh thư hiện đại.
Nhà sử học, nhà văn hóa
Trong nghiên cứu lịch sử và trao đổi với các sử gia trong và ngoài quân đội, Đại tướng đặc biệt lưu ý chúng tôi cần kiểm tra và tìm hiểu sâu sắc những khái niệm mà tổ tiên đã tổng kết như “ngụ binh ư nông” thời Lý; “dân binh”, “dĩ đoạn chế trường” thời Trần; “lập cước chi địa”, “dĩ nhược chế cường, dĩ quả địch chúng” thời khởi nghĩa Lam Sơn để thấy đúng tầm khái quát qua các thời kỳ lịch sử, sự tiến triển của tư tưởng quân sự Việt Nam. Ông có những phân tích và nhận xét sâu sắc về tính sáng tạo đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Ông cho rằng các cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa thắng lợi đều là chiến tranh yêu nước mang tính nhân dân cao. Ông nhấn mạnh nền tảng quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến, quyết định sức sống bền bỉ của dân tộc là nền văn hóa dân tộc. Vì vậy ông rất coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Đại tướng gợi ý: hình như qua lịch sử chống ngoại xâm đã hình thành một số tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật quân sự mang tính độc đáo và sáng tạo của Việt Nam, tồn tại như một trường phái quân sự Việt Nam hay một học thuyết quân sự Việt Nam. Đại tướng không chỉ để lại một số công trình nghiên cứu lịch sử mà còn đề ra một số hướng nghiên cứu phản ánh một tư duy sử học rất sắc sảo.
“Vị tướng tôi đánh giá cao nhất là Tướng Nhân dân” Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Robert McNamara trong cuộc gặp
ngày 23/6/1997.Ảnh: tư liệu tạp chí Xưa và nay
Ngày 23.6.1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có cuộc gặp gỡ với ông Robert McNamara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Đây là hoạt động trong Hội thảo Việt Mỹ được coi là lần đầu tiên giữa các cựu quan chức và học giả hai nước trao đổi về quan hệ hai nước trong quá khứ với mục đích rút ra bài học tương lai. Sau câu hỏi của một vị tướng Mỹ bằng cách nào Việt Nam đối phó được với những vũ khí hiện đại của Mỹ, một câu hỏi được mọi người chú ý đặt ra: vị tướng nào trong chiến tranh được tướng Giáp đánh giá cao nhất? Đại tướng trả lời: “Quân đội nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng đã có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ. Trên bình diện nhiệm vụ thì tôi cũng như người lính là bình đẳng. Cho nên tôi rất tôn trọng người lính”. Nhà sử học Dương Trung Quốc(ghi) |
Năm tháng và cuộc đời
Năm 1925-1926: Tham gia vào phong trào học sinh ở Trường Quốc học Huế. Năm 1929: Vào Đảng Tân Việt cách mạng, cùng một số đồng chí cải tổ Đảng Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (lúc đầu là Việt Nam Cộng sản Liên đoàn). Tham gia viết Báo Tiếng Dân. Năm 1930: Bị bắt trong vụ cứu tế Nghệ An đỏ ở nhà in Báo Tiếng Dân, bị kết án 2 năm tù. Ra tù mất liên lạc với tổ chức; một thời gian sau ra Hà Nội dạy học ở Trường Thăng Long, tuyên truyền và gây cơ sở cách mạng trong thanh niên học sinh, tiếp tục học thêm cho đến đại học. Từ năm 1936: Tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ, ở trong Ban lãnh đạo nửa hợp pháp của Đảng, lãnh đạo phong trào thanh niên, học sinh ở Hà Nội. Thành lập Báo Hồn trẻ, cùng một số đồng chí sáng lập và biên tập các báo Le Travail (Lao động), báo Notre voix (Tiếng nói chúng ta), báo En avant (Tiến lên), báo Rassemblement (Tập hợp), viết báo Đời nay, Tin tức, Thời báo, Cờ giải phóng. Tham gia phong trào Đông Dương Đại hội, được cử làm Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ. Năm 1940: Được Đảng cử ra nước ngoài gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tháng 6.1940: Làm thủ tục kết nạp vào Đảng. Được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu đi Diên An, giữa đường được chỉ thị trở về Quế Lâm hoạt động ở biên giới Trung - Việt. Về nước, cùng ở với Bác Hồ tại Pác Bó. Sau Hội nghị T.Ư lần thứ 8, được giao nhiệm vụ vận động đồng bào ở Hòa An và Nguyên Bình, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, lập ra những xã hoàn toàn, châu hoàn toàn (hoàn toàn tham gia Việt Minh). Năm 1941: Tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và xây dựng căn cứ địa ở Cao-Bắc-Lạng. Năm 1942: Phụ trách Ban Xung phong Nam Tiến, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng về Thái Nguyên. Tháng 12.1944: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 4.1945: Tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, được cử vào Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Tháng 5.1945: Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân. Tháng 6.1945: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng. Tháng 8.1945: Tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư. Sau đó được cử vào Ban Thường vụ Ban Chấp hành T.Ư và Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, khi thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bí thư Đảng - Đoàn Chính phủ. Tháng 1.1946: Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (liên tiếp là đại biểu các khóa II, III, IV, V, VI, VII). Tháng 3.1946: Chủ tịch quân sự ủy viên Hội trong Chính phủ liên hiệp. Khi thành lập Quân ủy T.Ư là Bí thư Quân ủy T.Ư. Tháng 11.1946: Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ mới. Trước ngày toàn quốc kháng chiến, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam. Năm 1948: Được phong quân hàm Đại tướng. Tháng 2.1951: Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư, được T.Ư cử vào Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy T.Ư. Tháng 9.1955: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 9.1960: Tại Đại hội lần thứ III của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư, được cử vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân thăm lại Điện Biên năm 2004 - Ảnh: Việt Dũng
Tháng 4.1976: Là Đại biểu Quốc hội khóa VI nước CHXHCN Việt Nam. Được cử làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bác Hồ đang giao nhiệm vụ cho Đại tướng. Ảnh: TTXVN
Tháng 12.1976: Tại Đại hội lần thứ IV của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư và được T.Ư cử vào Bộ Chính trị. Tiếp tục làm Bí thư Quân ủy T.Ư cho đến năm 1978. Tháng 1.1977: Được phân công làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, phụ trách quốc phòng và khoa học kỹ thuật. Tháng 1.1980: Được phân công làm Phó thủ tướng, tiếp tục phụ trách khoa học và kỹ thuật, tháng 12 năm ấy phụ trách thêm công tác khoa giáo (phụ trách khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội). Tháng 4.1981: Đại biểu Quốc hội khóa VII, được cử lại làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 3.1982: Đại hội lần thứ V của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Là Phó thủ tướng phụ trách công tác khoa học và công tác giáo dục đào tạo và chỉ đạo công tác nghiên cứu dự báo chiến lược khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội. Từ 1992 đến nay: Chủ tịch Danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, kiêm cố vấn chương trình khoa học cấp nhà nước và “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Chủ tịch Danh dự Hội Khuyến học Việt Nam. Chủ tịch Danh dự Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Chủ tịch Danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam. (Theo Tài liệu của Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp) |
TNO
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 30 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 39 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.