Vợ chồng già “nghèo rớt mùng tơi” tình nguyện đón thông gia bại liệt về chăm sóc
GiadinhNet - Gia đình thuộc diện nghèo, hai vợ chồng lại già cả, đau yếu nhưng ông Thành, bà Thịnh vẫn sẵn lòng mở rộng vòng tay cưu mang mẹ con thông gia bị tật nguyền.
Đến khi bà thông gia ra đi, ông bà chu đáo lo hậu sự rồi tiếp tục nuôi dưỡng người còn lại. Gạt sang một bên những nhọc nhằn, hàng ngày với việc bện giành giành, ông bà cố chắt chiu những đồng tiền nhỏ nhất để làm việc thiện.
Tấm lòng thơm thảo
Xã Nam Lộc (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) nằm dưới chân đồi thấp và hẹp, toàn những ngôi nhà tranh, nhà ngói nhỏ thấp lè tè, cũ mốc, phủ đầy rêu... Tại xóm 1, ngôi nhà của vợ chồng ông Nguyễn Văn Thành, bà Nguyễn Thị Thịnh cũng nhỏ nhắn, đơn sơ như bao ngôi nhà khác. Nhưng có điều đặc biệt, ngôi nhà này từng là nơi nuôi dưỡng nhiều mảnh đời bơ vơ, bất hạnh. Vậy nên khi tìm về nơi đây, nhắc đến tên hai vợ chồng này, hầu như ai cũng biết. Họ nói về ông bà bằng sự nể phục, yêu mến chân thành.
Sinh năm 1939, thời thanh niên ông Thành tham gia công tác trong hợp tác xã. Những năm 1969 - 1972, bà Thịnh xung phong chèo đò ngay trên dòng sông Lam để đưa đón bộ đội qua sông. Hòa bình, họ gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng. Lấy nhau về, đôi vợ chồng trẻ quyết định dựng nhà ra ở riêng. Thấy bố mẹ vợ tuổi cao sức yếu, ông Thành bàn với vợ đưa các cụ về để tiện bề chăm sóc. Như hiểu tấm lòng hiếu thảo của người con rể, ông bà vui vẻ nhận lời. Một năm sau, thấy gia đình nhà chồng neo người, đôi vợ chồng này tiếp tục đón bố mẹ chồng về phụng dưỡng.
Trong căn nhà cấp 4, khó khăn trăm bề đè lên đôi vai gầy của đôi vợ chồng nghèo. Thế mà, trong những cơ cực ấy, ông bà luôn biết cách vun vén vẹn toàn để bố mẹ hai bên yên tâm an hưởng tuổi già. Cũng vì vậy, không khí gia đình lúc nào cũng ấm cúng, tươi vui.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mấy đứa con ông bà đã yên bề gia thất, gánh nặng vơi đi phần nào. Nhưng sự việc bất ngờ và cảm động đến với gia đình ông khi đứa con trai đầu Nguyễn Đức Hài (SN 1966) lấy vợ là người cùng xóm. Hoàn cảnh gia đình cô con dâu cả Đậu Thị Hường vốn éo le. Bố Hường mất sớm, hai chị em lần lượt đi lấy chồng để lại anh trai Đậu Văn Kính bị dị tật bẩm sinh cho mẹ già Hà Thị Ân. Năm 2002, sau khi đã vắt kiệt sức lực để chăm sóc đứa con tội nghiệp, bà Ân lâm bệnh nằm liệt giường. Chứng kiến cảnh bà thông gia đau ốm triền miên, vợ chồng ông lại thay phiên nhau sang túc trực, chăm sóc. Sau thời gian cứ chạy đến nhà thông gia rồi lại quay về, vợ chồng ông quyết định đưa bà Ân, anh Kính về chăm sóc tại nhà mình. Ông Thành nhớ lại: “Biết là khó khăn nhưng tui vẫn bàn với vợ, may mắn là bà ấy cũng đồng ý với ý tưởng của tôi. Cả nhà thống nhất đưa hai mẹ con về ở ngay tại nhà mình để tiện bề chăm sóc. Đó là năm 2007”.
Vì hai mẹ con thông gia chỉ nằm một chỗ nên mọi sinh hoạt cá nhân đều do hai ông bà thay nhau chăm sóc, lo từng bữa ăn đến giấc ngủ. Hàng ngày, hình ảnh ông Thành tận tay bón từng thìa cháo, thìa cơm, tắm rửa... cho mẹ con người thông gia đã quen thuộc với bà con nơi đây. Ai cũng bảo hiếm người làm được như thế.

Bà Thịnh đã cùng chồng cưu mang, chăm lo nhiều mảnh đời bất hạnh.
Mái ấm cho những mảnh đời bất hạnh
Sự “khác người” của ông bà không chỉ ở đó. Hoàn cảnh nghèo, một nách cưu mang hai mẹ con bà thông gia, vợ chồng ông Thành còn mở rộng cửa, đón những phận đời cơ nhỡ, đói khổ, không nơi nương tựa. Người đầu tiên là bà cụ Nguyễn Thị Tân, 80 tuổi. Năm 1982, trên đường đi làm về, ông Thành thấy cụ già ngồi thất thểu ở đường làng. Tìm hiểu nguyên do mới biết, bà Tân sống lang thang phiêu dạt bằng nghề ăn xin, không họ hàng anh em thân thích. Xót thương cho hoàn cảnh éo le của người đàn bà góa bụa, ông Thành đón bà Tân về nhà cho ăn uống rồi nhận nuôi. Ông Thành bảo: “Thương bà cụ không biết đi mô về mô, tui huy động xóm làng dựng một túp lều tranh cạnh nhà mình làm nơi nương thân cho bà cụ”. Cũng từ đấy, bà Tân sống trong sự thương yêu đùm bọc của vợ chồng bà Thịnh, ông Thành và xóm làng. Mới đây, do tuổi cao sức yếu, bà Ân và bà Tân đã qua đời.
Nhớ lại những ngày tháng đó, ông Thành bảo: “Ngày lo liệu cho bà ấy mồ yên mả đẹp, tôi thấy mình thảnh thơi trong lòng. Dẫu không có nhiều tiền để cho bà cụ được sung sướng trong những tháng ngày cuối đời nhưng cũng phần nào giúp bà ấy đỡ cô quạnh. Đối với chúng tôi, giúp được ai qua cơn khốn khổ là hạnh phúc lắm rồi”.
Vừa lo hậu sự xong cho bà thông gia được một thời gian thì ông bà lại đón người chị gái mình là bà Nguyễn Thị Đạt (80 tuổi) ở Đắk Lắk về ở cùng. Bà Đạt không có con cái mà chỉ ở với đứa cháu nuôi. Thương bà Đạt, ông Thịnh lại đưa bà về nuôi. Được một năm, bà nhớ cháu nên lại trở về quê nhà. “Ông nhà tôi vốn có tình thương người, thấy ai hoàn cảnh khó khăn là không ngại giúp đỡ. Thấy ông ấy làm những việc có ích nên tôi cũng mừng. Giờ vợ chồng không ai bảo ai, hễ thấy người có hoàn cảnh khó khăn là giúp”, bà Thịnh tâm sự.
Không những lo lắng, chăm sóc cho những người bất hạnh, ông Thành còn là người cán bộ gương mẫu, được bà con quý mến. Hơn 22 năm “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” với chức Trưởng thôn, ông Thành luôn được bà con nơi đây tín nhiệm bởi lòng nhiệt huyết, không vụ lợi cá nhân. Làng trên xóm dưới, hễ ai có chuyện buồn vui thì ở đó có vợ chồng ông Thành chia sẻ, động viên và thăm hỏi. Hiện nay, sau hơn 50 năm “góp gạo thổi cơm chung”, vợ chồng ông Thành đã có 4 người con, 12 cháu và 3 chắt. Căn nhà tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng con trẻ. Những đứa bé ấy chỉ trông tan giờ học trên lớp để chạy sang quấn quýt bên ông bà. Cuộc sống giờ đã bớt vất vả, khó khăn, nhưng hàng ngày, ông bà vẫn cặm cụi cần mẫn ngồi đan cây giành giành làm chổi, không những để tự nuôi mình mà còn giúp phần nào cho con cháu.
Với tâm niệm “giúp người là giúp mình”, đôi vợ chồng nông dân này luôn tận tình với những việc mình đã làm. Những việc làm không giống ai của ông bà đã vượt ra khỏi lũy tre làng, bay sang tận nước ngoài. Nhiều người ở tận Mỹ khi nghe những việc làm của ông bà đã tự gửi thư về thăm hỏi và hổ trợ cho anh Kính tiền cũng như thuốc men.
Tiếp xúc với ông bà, tôi hiểu được rằng để làm được những việc này, ngoài tình thương, sự hi sinh vô vị lợi còn nhờ sự “thuận vợ, thuận chồng” của ông bà. Bởi nếu họ không đồng lòng với nhau, thì những việc đó khó mà thực hiện được. Càng khâm phục đôi vợ chồng này bao nhiêu, tôi càng thầm tôn trọng họ bấy nhiêu. Chính ông bà là tấm gương sáng cho không chỉ người dân xã Nam Lộc mà còn cho nhiều người nơi khác. Ông Nguyễn Văn Đại, trưởng xóm 1, cho biết: “Chuyện vợ chồng ông bà ấy cưu mang những người bất hạnh thì ở đây ai cũng biết cả, vợ chồng ông Thành bà Thịnh quả là hiếm gặp. Ông bà ấy là những người mẫu mực, có tấm lòng nhân ái với mọi người”.
Với những việc làm “không giống ai” của mình, ông Thành đã vinh dự ba lần đi dự hội nghị điển hình tiên tiến người cao tuổi tỉnh Nghệ An và Đại hội thi đua yêu nước “Tuổi cao - gương sáng” toàn quốc. Ông chia sẻ rất thật: “Tôi sức yếu lắm rồi không còn làm được nhiều như xưa nữa, mọi việc đồng áng, lợn gà đều do bà Thịnh làm hết, dù cuộc sống có lúc gặp nhiều khó khăn nhưng vợ chồng già chúng tôi vẫn cảm thấy rất hạnh phúc”.
Ông Nguyễn Văn Đại (Trưởng xóm 1) chia sẻ: “Chứng kiến ông bà Thịnh đón thông gia bại liệt về chăm sóc, rồi sau đó lo lắng hậu sự, dân làng rất cảm động. Biết hoàn cảnh hai người khó khăn, nếp nhà ở cũng xiêu vẹo, dột nát, chính quyền địa phương đã hơn một lần đến giúp đỡ, tu sửa lại khang trang hơn. Chúng tôi cũng vận động bà con mỗi người góp một chút, có khi đồng quà tấm bánh, khi thì bơ gạo mớ rau, để giúp ông bà Thịnh bớt nỗi nhọc nhằn. Tiếc là ở địa phương, điều kiện sống của người dân nói chung cũng không mấy khá giả. Bởi thế, việc ủng hộ gia đình bà Thịnh cũng mới chỉ làm được như vậy. Rất mong khi dư luận biết đến câu chuyện này, sẽ có nhiều nhà hảo tâm vào cuộc giúp đỡ ông bà nhiều hơn”.
Hải Long/Báo Gia đình & Xã hội

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 12 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 13 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 14 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.