'Vỡ kế hoạch' sau sinh vì chủ quan
Con gái đầu lòng tròn 10 tháng, chị Hòa đã thấy bụng lùm lùm. Đi khám, chị giật mình khi biết có bầu 5 tháng.
Mang thai ngoài ý muốn sau sinh khiến nhiều chị em rơi vào cảnh khó xử. |
Chị Hòa (Ứng Hòa, Hà Nội) cho biết, sau khi sinh lần đầu, chị chưa thấy “đèn đỏ” lại nên không dùng biện pháp kế hoạch nào. Không nghén hay mệt mỏi gì, chỉ tới khi thấy bụng ngày càng to, lại cảm nhận rất rõ "cái gì đó" cử động trong cơ thể mình như thai máy, chị mới chột dạ và đi khám thì biết mình đã mang bầu 21 tuần.
“Khi đó vợ chồng mình chẳng còn lựa chọn nào khác là sinh con nhưng thấy thương cả hai đứa quá. Cô chị chưa biết đi đã phải cai sữa, em thì cũng thiệt thòi vì mẹ còn bận chăm chị, chẳng hơi sức đâu mà bồi dưỡng, quan tâm như có thai lần đầu”, chị Hòa kể lại.
Hiện tại, bé lớn nhà chị đã hơn 2 tuổi, gửi ông bà ngoại nuôi giúp, cô em hơn tuổi thì ở nhà với mẹ. “Hai vợ chồng mình lấy nhau xong có của cải gì đâu. Vợ vừa trông con vừa may gia công thêm, chồng ra thành phố làm về lắp đặt điện nước kiếm tiền gửi về nuôi con. Thiệt thòi nhất em lớn, không được mẹ chăm sóc nhiều, nhưng biết làm sao được”, chị thổ lộ.
Bản thân chị Hòa vì vất vả khi sinh liền hai con nên sức khỏe cũng giảm sút. “Lúc sinh con đầu xong mình 69kg, thế mà giờ còn có 45 kg thôi”, bà mẹ 26 tuổi cho biết.
Dù không phải lo lắng về kinh tế nhưng vợ chồng chị Nhu (phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) cũng rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi lỡ dính bầu lúc con đầu lòng chưa đầy một tuổi.
Chị Nhu cho biết, nghe bác sĩ nói vì lần trước chị sinh mổ nên khi có thai quá sớm như thế này, dù giữ hay bỏ thì cũng đều ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con, hai vợ chồng chị lo đứng lo ngồi. “Cũng may là mình bị nghén nặng nên phát hiện có thai sớm. Nhưng tới giờ bọn mình vẫn chưa biết nên quyết định thế nào. Phá thai thì thấy có tội với con, lại sợ ảnh hưởng đến sinh sản sau này, mà để sinh thì cũng nguy hiểm”, chị nói.
Chị cho biết, thấy mẹ kể, hồi trước mãi sau sinh một năm bà mới có kinh lại nên chị cũng đinh ninh mình giống mẹ, chu kỳ trở lại muộn, không lo có thai. “Thật ra, vợ chồng mình cũng cẩn thận đề phòng trước nên dù chưa ‘bị’ lại nhưng vẫn thực hiện xuất tinh ngoài, không ngờ lại thế”, chị than thở.
Theo bác sĩ Bùi Thị Chút, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhiều chị em bị “vỡ kế hoạch” sớm sau khi sinh con, nhất là con đầu lòng, vì chủ quan cho là không thể có thai khi kinh nguyệt chưa xuất hiện trở lại.
Bác sĩ Chút cho biết, thực tế, sau khi sinh, do nội tiết và việc cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ quay trở lại không giống nhau. Có người có thể “bị” ngay sau sinh 3-4 tháng, cũng có người tới một, thậm chí năm rưỡi sau mới thấy “đèn đỏ”. Nhiều chị em cho rằng không cần phải sử dụng biện pháp tránh thai khi chưa có kinh trở lại mà không biết rằng, nếu đã quan hệ vợ chồng, có thể thụ thai ngay lần đầu trứng rụng. Cũng vì điều này nên nhiều phụ nữ không nhận ra dấu hiệu mình có bầu, chỉ phát hiện lúc thai đã rất lớn.
Ngoài lý do trên, theo bác sĩ, nhiều chị em có thai ngoài ý muốn sau khi sinh con vì ngại sử dụng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng các biện pháp không hiệu quả. “Chồng không chịu dùng bao cao su, vợ uống thuốc tránh thai nhưng vì bận công việc, chăm con nhỏ nên hay quên, dùng cách xuất tinh ngoài âm đạo... là những lý do hay gặp trong các trường hợp này”, bà nói.
Vợ chồng chị Thiệu (Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) rơi vào tình huống đó. Sau khi sinh 3 tháng đã có kinh trở lại, chị Thiệu lo lắng tìm cách bảo vệ vì từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp, bạn bè của mình phải phá thai hay đẻ dày vì “vỡ kế hoạch”. Chị thuyết phục chồng dùng bao cao su thì anh nhất định không nghe vì “không quen, chưa dùng bao giờ, khó chịu”. Chị định cấy que thử thai vì muốn 4-5 năm nữa mới sinh tiếp để điều kiện công việc và kinh tế của hai vợ chồng ổn hơn, nhưng cũng không tìm được chỗ nào thực hiện. Cuối cùng, chị chọn cách uống thuốc tránh thai dành cho con bú.
“Không hiểu sao sinh xong mình hay quên, cứ uống được 5 viên thì lại quên một, cuối cùng chu kỳ thì rối loạn, mình cũng chẳng kiên nhẫn mà uống thuốc tiếp, nên bỏ. Mình cũng đã phải dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 2 lần, nhưng cuối cùng vẫn ‘dính' khi em bé đầu được hơn một tuổi”, chị Thiệu kể.
Chị cho biết, dù rất đau lòng và băn khoăn nhiều nhưng vợ chồng chị đã quyết định bỏ thai. “Nếu sinh con ra mà không đủ điều kiện chăm sóc con tốt được thì còn ác hơn không sinh”, chị thổ lộ.
Sau lần này, chị đã đi đặt vòng vì “quá sợ cảm giác lúc nào cũng nơm nớp lo có bầu, và không muốn phải bỏ con thêm bất kỳ lần nào nữa".
Theo bác sĩ Bùi Thị Chút, dù phá thai hay sinh luôn khi “vỡ kế hoạch” sau sinh đều ảnh hưởng khá lớn tới cả tinh thần và thể chất của chị em. Nếu sinh quá dày, sức khỏe người phụ nữ có thể giảm sút, đồng thời với việc họ phải rất vất vả chăm sóc hai con, nhất là khi không được sự trợ giúp nhiều của người thân. Còn việc bỏ thai có thể gây nguy hiểm, bởi sau sinh, tử cung chưa hồi phục hoàn toàn, còn mềm, nên dễ bị thủng khi thực hiện các thủ thuật. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần tìm cách tránh thai an toàn ngay sau sinh.
"Dùng viên thuốc tránh thai dành cho phụ nữ cho con bú, sử dụng bao cao su là những cách hiệu quả, an toàn nhất với chị em. Ngoài ra, các bà mẹ có thể đặt vòng, nhưng phải sau khi sinh 4-6 tháng, khi tử cung đã trở lại bình thường", bác sĩ khuyên.
Theo VnExpress
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?