Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Vọng phu” chờ biển bạc

Thứ sáu, 06:08 30/10/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Trước kia, phụ nữ vùng biển có thói quen “ở nhà nuôi con, chờ chồng về mỗi khi chiều đến”. Đến nay nét đẹp đó vẫn còn, nhưng phụ nữ vùng biển Hậu Lộc, Thanh Hoá không còn thụ động nữa, họ đã biết làm chủ cuộc sống, chung vai gánh vác việc nhà cùng chồng, không còn chỉ biết ngóng chờ vào nguồn sống từ biển...

Từ mô hình ít con

Bà Đinh Thị Xuyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Minh Lộc, Hậu Lộc tự hào: “Năm 2008, Đảng ủy xã Minh Lộc đã có Nghị quyết riêng về “Nâng cao chất lượng sống cho phụ nữ”. Còn mô hình “Phụ nữ ít con làm kinh tế giỏi” thì nhiều lắm!...”.

Chị Hảo tại xưởng gỗ.

Bà hồ hởi đưa chúng tôi đi thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Vũ Thị Hảo, thôn Minh Hưng. Chị Hảo (30 tuổi) người nhỏ nhắn đang tất bật với việc nhà. “Hôm nay em bận hơn mọi ngày vì anh ấy xuống Ngư Lộc ghép cửa cho khách hàng, vậy là quản lý xưởng gỗ cũng em, kiểm tra trang trại, rồi... cho lợn ăn, vệ sinh trại lợn cũng em”. Năm 2001 chị Hảo về nhà chồng, một năm sau thì sinh con. 5 năm sau chị sinh thêm một cháu nữa và anh chị quyết định KHHGĐ để  có điều kiện làm kinh tế với mục đích “Chuẩn bị tiền của cho hai con ăn học chu đáo”.
 
Chị Hảo tâm sự: “Phụ nữ vùng biển quê em vất vả lắm! Đất thì nhiễm mặn, trồng cấy cũng chả năng suất nên chị em xoay xở đủ việc. Người thì đi làm công cho một số cơ sở mắm muối hải sản được 300.000 – 400.000 đồng/tháng. Người lăn lộn như đàn ông, khoảng 3 giờ sáng đã gồng lưng thồ hàng tạ muối trên xe đạp, mang lên thành phố bán...”.
 
May mắn vì có chút kiến thức về y tế, chị Hảo được giao “chăm sóc sức khoẻ” cho nhân dân trong thôn với gần 200 hộ. Từ năm 2004 đến nay, chị được bầu làm Hội trưởng Hội phụ nữ thôn và cộng tác viên dân số. Chị tranh thủ công việc “vác tù và hàng tổng” mọi lúc mọi nơi, ngoài ra còn giúp chồng quản lý xưởng gỗ với 5 lao động thường xuyên. Từ khi UBND xã có chủ trương hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, cuối năm 2007, chị bàn với chồng chuyển đổi ruộng đất để xây dựng mô hình: “Cá lúa trại chăn nuôi lợn”. Được hỗ trợ của gia đình chồng, mô hình kinh tế của chị đã ra đời với hơn 2 sào lúa, 1 sào ao cá và trại lợn nhỏ. Sau hơn một năm đàn lợn nhà chị đã có 4 đợt xuất chuồng, mỗi đợt từ 60-70 con lợn thịt (45- 50 tấn/đợt); Ngoài ra còn có thêm 3 lợn nái. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm vợ chồng chị để ra trên 60 triệu đồng.
 

Không chỉ tháo vát việc nhà, chị còn rất sốt sắng trong việc tuyên truyền dân số. Thôn Minh Hưng có khoảng trên 200 chị em đang độ tuổi sinh đẻ. Do kinh doanh gần đường giao thông xã, nên chị có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều chị em. Bất kể lúc nào, chị đều  tranh thủ tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch,  hướng dẫn cách tránh thai an toàn cho chị em...Nhìn gương gia đình ít con, kinh tế ổn định của  chị, không ít chị em đã hiểu ra lợi ích của việc sinh ít...

Đến mong mỏi có việc làm ổn định cho chị em

Hậu Lộc có 6 xã vùng biển, được chia làm ba nhóm: Nhóm 1, 100% nhờ vào khai thác, chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề biển (Ngư Lộc). Nhóm 2, khai thác và chế biến hải sản, làm muối, làm ruộng và nuôi trồng thuỷ sản (Hải Lộc, Hoa Lộc, Đa Lộc). Nhóm 3, đất rộng, làm nông nghiệp, khai thác và chế biến hải sản và phát triển trang trại (Minh Lộc, Hoà Lộc). Riêng xã Ngư Lộc có trên 17.000 người/0,47ha (trên 3m2/người),  có khoảng 53% là nữ giới. Tháng 8/1996, bão biển đã cướp đi sinh mạng của gần sáu chục người đàn ông và hơn 20 phương tiện đi biển. Cơn bão tàn khốc này qua đi đã để lại nỗi đau khôn cùng cho không ít gia đình. Người trụ cột không còn, chị em gặp vô vàn khó khăn về kinh tế, rồi còn chuyện chăm sóc con trẻ và tìm kế mưu sinh... Tất cả dồn lên đôi vai họ.

Chị Thủy có chồng đi xuất khẩu lao động.

Được sự quan tâm  giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể các cấp...  hiện Ngư Lộc không còn  hộ đói, chỉ còn 23% hộ nghèo. Tại một con hẻm nhỏ, chị Bùi Thị Thuỷ- xóm Cúc đưa bàn máy khâu ra tận đường để làm nghề. Trước quầy còn bày bán ngao, rau, trứng...

Bên cạnh nghề đi biển, nhiều người ở Ngư Lộc đã chuyển sang làm nghề khác. Chồng chị Thuỷ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, để ra mỗi tháng được 2-3 triệu đồng.  Còn chị cũng thu nhập được khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/tháng từ nghề may và bán hàng vặt. Chị Thuỷ chia sẻ: Số phụ nữ ở Ngư Lộc thất nghiệp hoặc công việc không ổn định chiếm con số khá cao. Nhiều người đi làm giúp việc nhưng rồi lại phải về nhà vì “không có người chăm sóc chồng con”.

Để tạo công ăn việc làm ổn định cho chị em, chính quyền đã vào cuộc như tạo mặt bằng sản xuất tập trung, tổ chức xưởng may công nghiệp, thêu ren, đan mây...

Xã Hải Lộc có 4/8 thôn làm muối. Tại đồng muối của thôn Y Vích, chị Hồng sau 5 năm cùng 4 con đi làm ăn trong Nam, nay về quê duy trì nghề truyền thống. Chị cho biết: “Làm muối thu nhập chỉ 200.000 đồng/tháng là giỏi, muốn giá trị lao động cao hơn thì gia đình đó phải có người (đàn ông) chở sản phẩm lên các vùng cao đổi, bán”.

Chị Hồng thắc mắc: Tất cả các loại cây trồng, vật nuôi đều có công nghệ nâng cao chất lượng, sản lượng, còn nghề muối thì bao năm nay chẳng hề thay đổi. Do thu nhập thấp, vốn đầu tư cho một sào muối vào mùa khoảng 5 triệu đồng. Nhiều hộ không có khả năng đầu tư nên năng suất lao động thấp. Bà con rất mong Nhà nước hỗ trợ “thay cát và kiên cố kênh mương đồng muối” để năng suất tăng cao hơn! Làm muối vất vả, ở Hải Lộc  có một số chị em đã bỏ muối, làm ruộng chuyển  sang nghề cào, vác, khiêng ngao từ các đồng ngao với tiền công từ 50.000 - 60.000 đồng/ngày. Họ vẫn mong muốn có công việc ổn định để đỡ đần chồng con...

Lời kết

Phụ nữ vùng biển xứ Thanh hiện rất cần việc làm, nhiều người đã xác định được vai trò làm chủ gia đình. Không ít chị em phụ nữ đã có ý thức trong việc KHHGĐ để lo cho con em học hành. Tuy nhiên, muốn có công ăn việc làm ổn định lại phụ thuộc rất nhiều vào đồng vốn, khả năng tiếp cận thị trường. Chính quyền địa phương cần thực sự vào cuộc để giúp chị em trong việc tiếp cận với nghề mới... Vấn đề tạo vốn, tạo việc làm để nâng cao chất lượng sống của chị em phụ nữ vùng biển cần được cộng đồng quan tâm hỗ trợ.

Phạm Ngọc

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top