Vụ án tại Công ty Vận tải Biển Đông: Nhiều vi phạm tố tụng ở cấp sơ thẩm?
GiadinhNet - Việc các bị cáo đồng loạt kiến nghị trong phiên tòa phúc thẩm đã khiến cho HĐXX phải xem xét lại những tình tiết buộc tội các bị cáo ở bản án sơ thẩm số 79/HSST ngày 28/2/104 với nhiều lý do.
Trong đó, đáng lưu ý là việc không có thiệt hại, không có nguyên đơn, không có hợp đồng khống, không phải chứng từ giả và số tiền mà người nhà các bị cáo nộp theo yêu cầu của Cơ quan điều tra cũng không phải vật chứng của vụ án…
Cụ thể, bản án phúc thẩm số 336/2014/HSPT ngày 17/11/2014 xét xử vụ án “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Vận tải Biển Đông và Công ty Công nghiệp tàu thủy (VFC), đã chỉ rõ nhiều thiếu sót trong việc đưa ra chứng cứ buộc tội các bị cáo, việc đánh giá chủ thể bị thiệt hại chưa đúng… . Và như chúng tôi đã thông tin trong bài viết trước, trong quá trình xử lý vụ việc, Cơ quan điều tra, truy tố không tiến hành lấy lời khai của người đại diện hợp pháp của Công ty Biển Đông và Công ty VFC theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để xác minh làm rõ số tiền thiệt hại là thiếu sót nghiêm trọng.
Vụ án xảy ra tại Công ty Vận tải Biển Đông còn nhiều ẩn khuất?
Tại Công văn số 588/BĐ ngày 28/11/2013 của Công ty Biển Đông và Công văn số 1072/TCTT-VP ngày 29/11/2013 của Công ty VFC gửi Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đều cho rằng mình không hề bị thiệt hại trong vụ án. Không những vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không thực hiện lấy lời khai của hai công ty này theo quy định của pháp luật. Trong vụ án này, căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinashin thì Vinashin là chủ sở hữu hai công ty Biển Đông và VFC. Như vậy, cần thiết phải đưa Vinashin vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩ vụ liên quan trong vụ án. Việc không xác định Vinashin là người tham gia tố tụng trong vụ án ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn, toàn diện vụ án và ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn Vinashin theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/N Đ-CP ngày 05/5/2000; Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18/5/2006 và Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng thì lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) là một phần bắt buộc của dự án mua tàu. Việc Công ty Biển Đông đã có các tờ trình Vinashin mua các tàu Energy, Victory, Melody, tàu Vạn Hưng và tàu Biển Đông Star đã được Vinashin phê duyệt; chi phí lập các BCNCKT này đều nằm trong giới hạn pháp luật qui định..
Theo phân tích của bản án phúc thẩm, Công ty Biển Đông đã ký 04 hợp đồng tư vấn BCNCKT với Công ty Tân Minh Nguyệt (TMN). Các hợp đồng này đã được phía TMN xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) đầy đủ, các khoản chi phí được công ty hoạch toán vào tổng mức đầu tư hình thành tài sản cố định và cho đến nay không có vướng mắc nào với cơ quan thuế. Cả 04 dự án trong thời gian đầu tư đã được các đoàn kiểm tra như Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ tài chính, Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập và đều không có kết luận nào nêu lên việc có thiệt hại với Công ty. Trên thực tế, cả 05 con tàu đã được Công ty Biển Đông mua đưa vào khai thác có hiệu quả, dự án đầu tiên tàu Energy đã bán lại cho nước ngoài, làm lợi cho công ty hơn 10 triệu USD.
Việc Công ty Biển Đông ký hợp đồng tư vấn BCNCKT với Công ty VFC là đúng thỏa thuận của hai bên. Việc ký kết hợp đồng, sau khi các bên triển khai nội dung công việc (lập BCNCKT) không phải là hành vi lập khống hợp đồng. Tòa cấp sơ thẩm xác định “Trong năm 2006, 2007, 2008 Bùi Quốc Anh, Đôc Thị Bích Thủy, Ngô Văn Nhuận đã có hành vi bàn bạc thống nhất ký hợp đồng khống giữa Công ty Biển Đông, Công ty TMN, Công ty VFC, BCNCKT năm dự án mua tàu cũ… Để hợp thức hóa chi số tiền 4.782.000.000 đồng” là không phù hợp với diễn biến của vụ án. Ngoài lời khai của Đỗ Thị Bích Thủy, không có tài liệu, chứng cứ nào khác chứng minh Ngô Văn Nhuận và Bùi Quốc Anh có bàn bạc thỏa thuận gì về ký kết hợp đồng giữa Công ty Biển Đông và Công ty TMN về việc lập BCNCKT. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo Nhuận, bị cáo Anh đều khai thống nhất về nội dung này.
Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm xác định “con dấu mang tên Công ty TMN đóng trên hợp đồng; biên bản nghiệm thu thanh quyết toán hợp đồng; giấy đề nghị thanh toán của Công ty TMN; chữ ký mang tên Bùi Tiến Hải – Giám đốc Công ty TMN… các tài liệu trên đều giả do Nguyễn Thúy Hạnh ở số 5, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội thông qua đối tượng là Thành (buôn bán ở khu vực chợ trời) làm giả” đã được cấp phúc thẩm làm rõ. Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng, việc cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào các lời khai của Nguyễn Thúy Hạnh, chưa tiến hành việc trưng cầu giám định đối với chữ ký, con dấu của Công ty TMN trên các tài liệu nêu trên đã xác định các giấy tài liệu này là giả, trong khi lại không khởi tố vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức nhà nước là chưa có căn cứ vững chắc.
Hơn nữa, việc các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm khẳng định các bị cáo đã lập khống hồ sơ thanh toán tiền tiền BCNCKT để rút tiền chi ngoại giao trái pháp luật cho lợi ích cục bộ của Công ty Biển Đông, các nội dung chi tiêu ngoại giao thể hiện đầy đủ trên các hóa đơn, chứng từ có bút phê của lãnh đạo Công ty Biển Đông là từ nguồn nào? Chưa làm rõ xem việc chi ngoại giao, lễ tết có sử dụng từ nguồn quỹ phúc lợi khen thương hay không là chưa đủ căn cứ…
Ngoài ra, việc tòa án cấp sơ thẩm xác định số tiền do các bị cáo, gia đình các bị cáo hoặc người liên quan nộp tại kho bạc để khắc phục hậu quả là vật chứng và áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng đối với các khoản tiền này là không đúng. Bởi lẽ các khoản tiền này không phải là vật chứng theo quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự.
Từ những chứng cứ buộc tội của cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm nêu trên đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm ngày 11/7/2014 quyết định hủy bản án sơ thẩm số 79/HSST ngày 28-4-2014 của TAND thành phố Hà Nội.
Phùng Bình/ Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 16 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 18 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 19 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Trốn thuế, một giám đốc công ty bị khởi tố
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH – Công an tỉnh Lâm Đồng bước đầu xác định, trong quá trình kinh doanh, công ty do Lê Công Tuấn làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế...
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.