Vụ bé gái 3 tuổi bị bạn của bố bắt cóc đòi 2 tỉ tiền chuộc: Chuyên gia phân tích giải pháp để bảo vệ trẻ em?
GĐXH - Sau khi bắt cóc bé gái 3 tuổi ở Long An, đối tượng đưa nạn nhân đến một khách sạn ở TPHCM thuê phòng. Sau đó, nghi phạm để lại cháu bé tại khách sạn, đón xe khách lên Lâm Đồng nhằm lẩn trốn thì bị bắt giữ.
Công an tỉnh Long An đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an lấy lời khai Nguyễn Thanh Sơn (34 tuổi, quê Long An) để điều tra về hành vi bắt cóc trẻ em. Sơn là nghi phạm bắt cóc bé gái L.M.C. (3 tuổi, ngụ ở phường 2, TP Tân An) rồi yêu cầu gia đình nạn nhân chuộc với số tiền 2 tỷ đồng.
Khi bị bắt, Sơn bước đầu khai nhận do chơi cờ bạc nên nợ tiền của nhiều người, bị các chủ nợ thúc ép nên đã thực hiện hành vi trên. Chiều 2/10, nghi phạm đến trường mầm non đón con và đón luôn bé C.
Sau khi gửi con về nhà nội, Sơn thuê ô tô đưa bé C. bỏ chạy về hướng TPHCM. Quá trình di chuyển, người này liên tục nhắn tin đe dọa, yêu cầu gia đình bé C. chuyển 2 tỷ đồng tiền chuộc, nếu không tính mạng bé gái khó giữ.
Sau khi tới TPHCM, Sơn gửi cháu bé tại một khách sạn tại phường An Phú (TP Thủ Đức). Tiếp đó, người này đi xe khách để bỏ trốn lên tỉnh Lâm Đồng.
Nhận tin báo từ gia đình nạn nhân, Công an tỉnh Long An phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, Công an tỉnh Đồng Nai và Công an TPHCM vào cuộc điều tra. Cảnh sát chia làm nhiều mũi, lần theo dấu vết nghi phạm cũng như chốt chặn kiểm tra các phương tiện trên tuyến đường kẻ bắt cóc di chuyển.
Tối 2/10, trinh sát nhận thông tin nghi phạm đang trên xe khách, di chuyển trên quốc lộ 20 theo hướng Đồng Nai - Lâm Đồng nên tổ chức chốt chặn, bắt giữ Sơn. Cảnh sát sau đó đến khách sạn giải cứu cháu bé an toàn và bàn giao cho gia đình.
Bước đầu, nghi phạm khai chỉ có ý định bắt có bé gái để đòi tiền chuộc chứ không có ý định làm hại nạn nhân.

Đối tượng Sơn bị các trinh sát bắt giữ (ảnh TL)
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, thời gian qua liên tục xảy ra những vụ bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản cho thấy nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em luôn hiện hữu. Phần lớn các đối tượng bị bắt đều khai nhận do khó khăn về tiền bạc nên túng quẫn, làm liều. Đây chỉ là những lời nói ngụy biện, bởi trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn nhưng giải quyết nó như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hoàn cảnh sống, kinh nghiệm, kỹ năng sống, trình độ nhận thức và quan trọng là vấn đề đạo đức.
Với những người gặp khó khăn mà có đạo đức, có giáo dục, có ý thức chấp hành pháp luật thì họ sẽ lựa chọn những hành vi phù hợp với pháp luật, với chuẩn mực đạo đức xã hội để giải quyết. Ngược lại, với những người khó khăn, túng quẫn mà thiếu đạo đức thì tính ích kỷ trong con người sẽ trỗi dậy. Khi đó, để giải quyết khó khăn của bản thân, đối tượng sẵn sàng xem nhẹ luân thường đạo lý, coi thường pháp luật để thực hiện hành vi vi nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân.
Khi giáo dục đạo đức nhân cách có hiệu quả, ý thức tôn trọng người khác, tôn trọng pháp luật của đại đa số người dân được nâng cao thì những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và tài sản của công dân sẽ giảm đi. Với những con người có đạo đức, có giáo dục sẽ không vì quyền lợi cá nhân, sự ích kỷ cá nhân mà xâm phạm trái pháp luật đến quyền lợi của người khác. Bởi vậy, lý do một số bị can trong vụ bắt cóc m chiếm đoạt tài sản đưa ra là do nợ nần, túng quẫn mà làm liều là không thuyết phục, không phải là lời bào chữa có thể được ghi nhận.
Những vụ bắt cóc trẻ em để tống tiền diễn ra ngày càng nhiều trong thời gian qua cho thấy sự suy thoái đạo đức xã hội đang diễn ra với một bộ phận giới trẻ. Không ít đối tượng chỉ vì nợ nần, túng quẫn mà nảy sinh ý định thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù các đối tượng thực hiện hành vi này đều bị bắt, bị phát hiện xử lý nhanh chóng nhưng những vụ việc bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có lẽ vẫn không dừng lại...

Tiến sĩ Đặng Văn Cường nhận định, qua vụ việc trên cho thấy vấn đề nâng cao cảnh giác của các bậc phụ huynh trong việc giao con mình cho người khác đưa đón
Trong vụ án này, đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc bé gái lại là bạn thân của cha cháu bé, đối tượng cũng đã nhiều lần được gia đình nhờ đón cháu từ trường học về. Chính vì sơ hở này, thêm vào đó là do nợ nần túng quẫn, thiếu đạo đức, ý thức coi thường pháp luật nên đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội.
Qua vụ việc trên cũng cho thấy, vấn đề nâng cao cảnh giác của các bậc phụ huynh, các cơ sở giáo dục trong việc giao con mình cho người khác đưa đón, quản lý, đặc biệt là những người có lối sống thiếu lành mạnh, đang lâm vào tình trạng nợ nần túng quẫn hoặc có biểu hiện tâm lý bất ổn.
"Để giảm thiểu những vụ án bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản cần phải thực hiện đồng bộ đầy đủ rất nhiều các giải pháp, trong đó có giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; giải pháp về phát hiện đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Về lâu dài cần tăng cường các giải pháp về giáo dục, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân, loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện phạm tội trong đó có những hành vi đánh bạc trái phép, đòi nợ thuê, thúc ép, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội", Tiến sĩ Cường chia sẻ.
Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
....
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 9 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 10 giờ trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Nam Định: Bắt hai đối tượng trộm xe đạp điện của người dân đi làm ruộng
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định chi biết, Công an xã Mỹ Hà, TP Nam Định đang điều tra làm rõ vụ trộm cắp trên địa bàn, bảo vệ an toàn tài sản của nhân dân

Quảng Bình: Phá chuyên án mua bán hơn 30.000 viên ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Tiến hành "đánh án", lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp. 3 đối tượng liên quan đến vụ án bị bắt giữ.

Triệt phá đường dây cung cấp xyanua, thuốc nổ cho vàng tặc
Pháp luật - 15 giờ trướcNgày 2/4, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn.

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 22 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luậtGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.