Vừa chữa bệnh vừa nơm nớp lo bị hành hung
GiadinhNet - Thống kê sơ bộ từ năm 2013 đến nay đã có 14 vụ hành hung nhân viên y tế tại các bệnh viện trong cả nước. Theo các chuyên gia, số vụ hành hung có xu hướng ngày càng gia tăng. Để giảm thiểu vấn đề này, sáng 9/12, Bộ Y tế đã cùng Báo Lao động tổ chức diễn đàn bảo vệ người lao động ngành Y chống bạo hành trong bệnh viện với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, đại diện Công an Thành phố Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Thanh Nhàn...
An ninh bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức
Tại cuộc tọa đàm, ThS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Tình trạng hành hung bác sĩ đang gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Từ năm 2013 đến nay, chỉ thống kê sơ bộ đã có khoảng 14 vụ việc lớn, trong đó đã có những bác sĩ bị chấn thương nặng, thậm chí có bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung đến tử vong.
Theo ThS Nguyễn Trọng Khoa, sở dĩ có nhiều vụ hành hung nhân viên y tế là do sự manh động của một số đối tượng, cấu trúc hạ tầng an ninh bệnh viện chưa bảo đảm. Ngoài ra, khung pháp lý chưa đủ sức răn đe các hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần thầy thuốc. Vấn đề an ninh bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức. Phối hợp trong phòng ngừa, xử lý mất an ninh, an toàn bệnh viện; tình trạng thiếu chuyên nghiệp của một số thầy thuốc; một số vấn đề trong cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa thật tốt...
ThS Nguyễn Trọng Khoa cho rằng, các thầy thuốc, y bác sĩ phải nâng cao tính chuyên nghiệp, phải coi người bệnh là trung tâm. Bên cạnh đó, thầy thuốc giỏi chuyên môn chưa đủ, phải có kiến thức, kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý người bệnh, gia đình người bệnh, cộng đồng để ứng xử phù hợp.
Các bệnh viện cần cải tạo cơ sở hạ tầng an ninh như hệ thống camera, hệ thống cửa từ, cửa sổ, chuông báo động, kiểm soát ra-vào… Bệnh viện cần đào tạo nhân viên kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý người bệnh, người nhà đồng thời tổ chức tốt bộ máy bảo vệ, an ninh. Các bệnh viện cũng nên hợp tác chặt chẽ với các cơ quan an ninh trên địa bàn để xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Đề xuất 6 nhóm giải pháp
Theo GS Trần Quỵ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nghề Y là một nghề đặc biệt, chịu sức ép của dự luận xã hội. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về bảo vệ an toàn và bảo hiểm nghề nghiệp cũng như chế độ chính sách đãi ngộ thích hợp cho cán bộ công chức ngành Y. Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận sai sót và tai biến luôn thường trực xảy ra. Tai biến y khoa, rủi ro nghề nghiệp với ngành Y khó tránh khỏi. Đây là vấn đề quan tâm toàn cầu, có thể xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, không thể tránh khỏi. Các khu vực hay xảy ra sai sót là Khoa Ngoại, Khoa Cấp cứu, Hậu phẫu.
“Ngay ở Mỹ, thống kê cho thấy mỗi năm có đến 120.000 người chết do các sai sót trong y khoa, trong đó 30% do lỗi của cá nhân, y bác sĩ và 70% do lỗi hệ thống. Nếu chúng ta không có cái nhìn khách quan, quy chụp cho cá nhân là điều không đúng. Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê đầy đủ nào về sai sót trong y khoa song thực tế đã có không ít bài học đắt giá về vấn đề này”, GS Trần Quỵ nói.
TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng: “Khi người bệnh tấn công nhân viên y tế thì không chỉ gây tổn thương nhân viên y tế đơn thuần mà còn khiến người bệnh khác thấy lo sợ hoang mang. Đồng thời làm gián đoạn quy trình khám chữa bệnh, gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh”.
ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đưa ra đề xuất các nhóm giải pháp ở 6 góc độ: Thầy thuốc, bệnh viện, ngành Y tế, các ngành liên quan, cơ quan truyền thông, cộng đồng.
“Tiên trách kỷ hậu trách nhân, trước hết người thầy thuốc cũng phải xem lại bản thân mình. Chúng ta chăm sóc, điều trị người người bệnh chứ không phải chỉ điều trị bệnh. Quan điểm ban ơn, làm ơn vẫn còn có; điều này cần phải thay đổi quán triệt, phải coi người bệnh là trung tâm, là khách hàng”, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.
Theo ThS Nguyễn Trọng Khoa, người thầy thuốc chỉ giỏi chuyên môn chưa đủ. Bác sĩ cứ mải mê xem nguyên nhân bệnh, chẩn đoán bệnh mà không để ý đến tâm lý người bệnh, người nhà. Nhiều khi người nhà rất hoang mang, cứ đưa bệnh nhân đến khám mà bác sĩ không cung cấp thông tin, không biết bệnh tình người nhà mình ra sao... Bác sĩ cũng cần kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý của người bệnh, từ đó giảm bức xúc.
“Các y, bác sĩ luôn làm việc với tâm huyết và mong muốn hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ đang làm việc trong điều kiện khó khăn về phương tiện, nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật…Bạo hành ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần các cán bộ y tế”.
TS Nguyễn Văn Chi
(Phó Trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai)
“Tình hình an ninh trật tự các bệnh viện diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh. Bệnh viện đã lắp 63 camera để theo dõi nên đã phát hiện những đối tượng có hành vi vi phạm. Bản thân chúng tôi cũng tu dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ, hướng tới làm quy trình tốt nhất để giảm thiểu tai biến cho người bệnh”.
TS Hoàng Minh Đỗ
(Bệnh viện Thanh Nhàn)
“Bộ luật hình sự đã quy định cụ thể cho những hành vi gây rối, hành hung bác sĩ tại bệnh viện. Các hành vi bạo hành tại các bệnh viện đủ để cấu thành tội gây rối trật tự công cộng hoặc cố ý gây thương tích. Các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền các vụ việc nhưng không có ai vào cuộc, do đó cần có sự vào cuộc của luật sư. Các bệnh việncần tìm cho mình một luật sư có nhân cách, có trình độ. Bộ Y tế cũng cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để luật sư có thể hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của các y, bác sĩ”.
Luật sư Trần Quang Mỹ
(Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hợp danh Hùng Vương)
Hoài Nam

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 13 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 1 tuần trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.