WHO cảnh báo về thuốc giả trị đái tháo đường và giảm cân
ổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo về thuốc semaglutide giả, loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì…
Cảnh báo này đề cập đến 3 lô sản phẩm thuốc giả thuộc nhóm semaglutide (thuộc nhãn hiệu ozempic) đã được phát hiện tại Brazil vào tháng 10/2023; Vương quốc Anh, Bắc Ireland vào tháng 10/2023 và Hoa Kỳ vào tháng 12/2023.
Hệ thống giám sát và theo dõi toàn cầu (GSMS) của WHO đã ghi nhận sự gia tăng các báo cáo về các sản phẩm semaglutide giả , ở tất cả các khu vực địa lý kể từ năm 2022. Đây là thông báo chính thức đầu tiên do WHO ban hành sau khi xác nhận một số báo cáo về thuốc giả này.
TS. Yukiko Nakatani, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO cho biết: "WHO khuyên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, cơ quan quản lý và công chúng nên biết về những lô thuốc giả này. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ngừng sử dụng các loại thuốc đáng ngờ và báo cáo cho các cơ quan hữu quan".

WHO cảnh báo về thuốc giả trị đái tháo đường và giảm cân.
Thiếu nguồn cung và gia tăng hàng giả
Theo đó, semaglutides bao gồm cả sản phẩm, nhãn hiệu cụ thể đã bị làm giả, được kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 để giảm lượng đường trong máu. Semaglutides cũng làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch . Hầu hết các sản phẩm semaglutide phải được tiêm dưới da hàng tuần, nhưng thuốc cũng có sẵn dưới dạng viên uống hàng ngày.
Những loại thuốc này được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự thèm ăn và làm giảm lượng đường trong máu, do đó ngày càng được kê đơn để giảm cân ở một số quốc gia.
Theo quan sát của WHO cho thấy, nhu cầu dùng các thuốc này ngày càng tăng và cũng tăng các báo cáo về thuốc giả. Những sản phẩm giả mạo này có thể gây hại cho sức khỏe con người. Cụ thể:
- Nếu sản phẩm không có các thành phần cần thiết, thuốc giả có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe do lượng đường trong máu tăng cao hoặc cân nặng không được kiểm soát.
- Nếu sản phẩm có thành phần (hoạt chất) ẩn, không được khai báo có thể được chứa trong thiết bị tiêm, ví dụ như insulin, dẫn đến nhiều rủi ro hoặc biến chứng sức khỏe không thể đoán trước.
Hiện semaglutide không nằm trong danh sách các phương pháp điều trị được WHO khuyến nghị để kiểm soát bệnh đái tháo đường do chi phí hiện tại cao, không phù hợp với dân số đông. Bên cạnh đó, có nhiều thuốc điều trị bệnh đái tháo đường giá cả phải chăng hơn, có tác dụng tương tự như semaglutide đối với lượng đường trong máu và nguy cơ tim mạch.
Làm gì để bảo vệ bản thân khỏi thuốc giả?
Để bảo vệ bản thân khỏi thuốc giả và tác hại của chúng, WHO khuyến cáo:
- Bệnh nhân chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh mua thuốc từ các nguồn không quen thuộc hoặc chưa được xác minh, chẳng hạn như trên mạng internet.
- Luôn kiểm tra bao bì và ngày hết hạn của thuốc, khi mua và sử dụng sản phẩm theo chỉ định. Trong trường hợp thuốc tiêm semaglutide, bệnh nhân nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.