Hà Nội
23°C / 22-25°C

WHO: Không phải COVID-19, đây mới là sát thủ hàng đầu giết 41 triệu người/năm

Thứ ba, 15:31 20/09/2022 | Y tế

Báo cáo mới từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy một nhóm bệnh đã trở thành nỗi lo hàng đầu của ngành y tế khi gây tử vong cho nhiều người hơn cả COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cộng lại.

Mặc dù các đại dịch và các đợt bùng phát do nhóm bệnh truyền nhiễm gây ra thường gây nên những "cơn địa chấn", nhưng theo báo cáo sơ bộ mà WHO vừa gửi cho các cơ quan thông tấn báo chí, dữ liệu mới nhất của họ cho thấy các bệnh không lây (NCDs) đang gây chết người nhiều hơn bệnh truyền nhiễm.

NCDs mà WHO đề cập bao gồm nhóm bệnh tim và đột quỵ, ung thư, tiểu đường, bệnh hô hấp mạn tính, các vấn đề sức khỏe tâm thần...

WHO: Không phải COVID-19, đây mới là sát thủ hàng đầu giết 41 triệu người/năm - Ảnh 1.

Báo cáo mới nhất của WHO cho thấy các bệnh không lây mới là sát thủ lớn nhất mà nhân loại cần đối phó (Ảnh minh họa từ Internet)

Theo WHO, NCDs là một trong những thách thức lớn nhất về sức khỏe và sự phát triển của thế kỷ này mà các bệnh kể trên đứng đầu trong số đó. Chỉ riêng nhóm bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, hô hấp, tâm thần cộng lại đã gây ra gần 3/4 số ca tử vong toàn cầu, tương đương 41 triệu người mỗi năm.

Báo cáo mới của WHO như lời nhắc nhở về quy mô thực sự từ mối đe dọa của các NCDs và các yếu tố nguy cơ của chúng. Nó cũng cho thấy các biện pháp can thiệp hiệu quả về chi phí và có thể áp dụng trên toàn cầu nhằm thay đổi đại cục, cứu sống rất nhiều người.

Báo cáo cụ thể hơn mang tên "Con số vô hình: Mức độ thực sự của các bệnh không lây và những việc cần làm đối với chúng" sẽ được WHO công bố chính thức vào ngày 21-9 sắp tới tại một sự kiện do Bloomberg Philanthropies đồng tổ chức trong kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

WHO cũng xây dựng một cổng thông tin dữ liệu NCDs với dữ liệu mới nhất từ từng quốc gia cụ thể, các yếu tố rủi ro và việc thực hiện chính sách cho 194 quốc gia thành viên đã cung cấp dữ liệu.

Cổng này cũng cho phép khám phá dữ liệu về 4 nhóm NCDs hàng đầu (bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và các bệnh hô hấp mãn tính) và các yếu tố nguy cơ chính của chúng (sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu có hại và thiếu hoạt động thể chất), cũng như giúp so sánh dữ liệu từ các quốc gia.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 2 ngày trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 2 ngày trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Top