Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh

Thứ ba, 08:29 17/07/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Huy động được các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, các cơ sở y tế và các tổ chức phi chính phủ tham gia cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS&SS) thông qua các hỗ trợ mở rộng thị trường; tạo cơ hội thuận lợi cho người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ SLTS&SS có chất lượng… là những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo Xây dựng đề cương Đề án Xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật TS&SS vừa được Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức ngày 16/7 tại Hà Nội.


Xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật TS&SS là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.     Ảnh: N.Mai

Xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật TS&SS là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: N.Mai

Sự cần thiết của việc xã hội hóa dịch vụ SLTS&SS

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, tình trạng tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh ở nước ta bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Sai lệch di truyền (bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn gene, rối loạn chuyển hóa); trong quá trình mang thai, bà mẹ tiếp xúc với môi trường độc hại (hóa chất, không khí, đất, nước); mẹ uống thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ; mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai như giang mai, rubella, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng sinh dục. Những đứa trẻ sinh ra không may bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Tại Hội thảo, ông Võ Thành Đông, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Từ năm 2007, Việt Nam đã triển khai Đề án SLTT&SS trên 20 tỉnh, thành phố. Đến nay, Đề án đã được triển khai ở 63 tỉnh, thành trên cả nước, đem lại hiệu quả to lớn, giúp giảm thiểu số trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tuy nhiên hiện nay, việc tổ chức thực hiện các dịch vụ SLTS&SS vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, các dịch vụ, SLTS&SS dù đã được phân tuyến cho các cơ sở cung cấp dịch vụ, song thực trạng việc cung cấp các dịch vụ ở các tuyến còn nhiều hạn chế về khoảng cách, khả năng lựa chọn và chất lượng dịch vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng về SLTS&SS của người dân.

Bên cạnh đó, trước đây chi phí dịch vụ SLTS&SS chủ yếu được ngân sách Nhà nước chi trả. Tuy nhiên, từ sau năm 2017, ngân sách Trung ương giảm, ngân sách một số địa phương tăng nhưng không đủ bù đắp phần thiếu hụt. Nhiều địa phương không đầu tư ngân sách cho việc cung cấp miễn phí dịch vụ SLTS&SS.

Mặt khác, tâm lý “bao cấp”, “ỷ lại” vào Nhà nước trong việc cung cấp miễn phí dịch vụ SLTS&SS còn khá nặng nề trong một bộ phận người dân. Do đó, họ chưa sẵn sàng tự chi trả chi phí dịch vụ SLTS&SS hoặc chưa chấp nhận làm dịch vụ SLTS&SS tại các cơ sở y tế ngoài công lập.

Ngoài ra, các chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động y tế đã được ban hành nhưng những rào cản về mức độ miễn phí lớn, về tâm lý chưa chấp nhận sử dụng, về hiệu quả đầu tư… nên sự phát triển, mở rộng các cơ sở cung cấp dịch vụ SLTS&SS còn chậm và không đạt được yêu cầu trong việc giảm nhanh tỷ lệ cung cấp miễn phí dịch vụ SLTS&SS trong thời gian sắp tới. Do đó, theo ông Võ Thành Đông, việc xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật TS&SS trong bối cảnh hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, xã hội hóa những dịch vụ gì và cách thức xã hội hóa như thế nào là những vấn đề cần tiếp tục bàn thảo để đem lại những bước đi phù hợp nhất trong việc cung cấp các dịch vụ SLTS&SS có chất lượng đối với người dân.

Để có những đứa con khỏe mạnh

Các chuyên gia dân số nhận định, việc thực hiện SLTS&SS không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình nào mà chính là bước đi lâu dài của ngành Dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

Tại Hội thảo, ông Đặng Văn Nghị, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ) đã trình bày phác thảo khung Đề án Xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật TS&SS. Đề án dựa trên Dự án hợp tác xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ SLTS&SS tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2018-2023 giữa Tổng cục DS-KHHGĐ và Công ty Biogeno (Hàn Quốc). Theo đó, Đề án có mục tiêu tổng quát là huy động được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, các cơ sở y tế và các tổ chức phi chính phủ tham gia cung cấp dịch vụ SLTS&SS có chất lượng thông qua các hỗ trợ mở rộng thị trường. Tạo cơ hội thuận lợi cho người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ SLTS&SS có chất lượng.

Đối tượng Đề án hướng tới là các cặp vợ chồng, thanh niên, vị thành niên, những người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ SLTS&SS có chất lượng, phù hợp với tâm lý, khả năng của bản thân và gia đình, đảm bảo sự bình đẳng, sự bền vững trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cũng được chủ động tham gia cung cấp dịch vụ SLTS&SS có chất lượng, tạo cơ hội sớm mở rộng thị trường đầy đủ về cung cấp dịch vụ SLTS&SS.

Do đó, việc thực hiện thành công Đề án sẽ đem lại hiệu quả to lớn, từng bước đưa dịch vụ SLTS&SS có chất lượng đến các đối tượng có nhu cầu, phù hợp khả năng chi trả và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng miền, đáp ứng nhu cầu lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, Đề án cũng huy động sự đóng góp của các nguồn lực xã hội thông qua xã hội hóa, một mặt làm giảm chi phí đầu tư của Nhà nước, mặt khác làm tăng sự quan tâm của quần chúng nhân dân đối với các mục tiêu dân số và phát triển, tăng ý thức xã hội, trách nhiệm của người dân trong việc nâng cao chất lượng dân số.

Ngoài ra, xã hội hóa cũng là hình thức tạo cơ hội cho các cơ sở y tế công lập tham gia thị trường. Sự cạnh tranh trên thị trường là yếu cố, điều kiện quan trọng để cơ sở y tế công lập thúc đẩy đầu tư, nâng cao trình độ kỹ thuật của cán bộ và chất lượng dịch vụ được cung cấp. Đây là bước chuyển vững chắc để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu và sự phát triển bền vững của sự nghiệp dân số trong thời gian tới.

Thời điểm tiến hành SLTS&SS

SLTS: Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào lúc tuổi thai từ 11 - 13 tuần 6 ngày và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ: thực hiện một số xét nghiệm cần thiết vào lúc tuổi thai từ 14 - 21 tuần; siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi vào lúc tuổi thai từ 20 - 24 tuần nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch, ở lồng ngực, dị tật của dạ dày - ruột, sinh dục - tiết niệu, xương…

Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Không có chỉ định sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai cần siêu âm trong thai kỳ này để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi và tiên lượng cho cuộc đẻ.

SLSS: Lấy máu gót chân trẻ 48 giờ sau sinh nhằm phát hiện: Suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác.

Mục tiêu cụ thể của Đề án

Giai đoạn 2018-2019: Hoàn thiện Đề án và triển khai thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ SLTS&SS có chất lượng tại 5 cơ sở y tế có đủ điều kiện của 4 tỉnh và trường ĐH; xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý cơ sở cung cấp dịch vụ SLTS&SS có chất lượng.

Giai đoạn 2019-2021: Đánh giá và triển khai mở rộng mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ SLTS&SS có chất lượng tại các cơ sở y tế đủ điều kiện của các tỉnh. Đảm bảo các cơ sở đáp ứng được nhu cầu khám, sàng lọc của người dân.

Từ sau năm 2021, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ SLTS&SS có chất lượng theo cơ chế thị trường, các chuẩn hóa của hệ thống y tế và sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top