Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988

Thứ ba, 16:57 13/05/2014 | Xã hội

Ngày 29/3/2014 là ngày kỷ niệm 39 năm giải phóng quần đảo Trường Sa. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là trang chói lọi trong lịch sử nước nhà, là tiền đề để ngày hôm nay chúng ta tiếp tục giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tháng 5/1988, Bộ Quốc phòng cùng với Quân chủng Hải quân tổ chức một chuyến ra thăm Trường Sa trên 2 tàu 861, 961, nhân dịp 13 năm giải phóng Trường Sa và ít ngày sau chiến sự Gạc Ma 14/3/1988.

Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 1
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)

Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, khi ấy là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”.

39 năm sau khi giải phóng quần đảo Trường Sa, đời sống của những chiến sĩ nơi đây bớt thiếu thốn, khó khăn hơn. Ngược dòng thời gian 26 năm trước, những bức ảnh của nhà báo Nguyễn Viết Thái đã ghi lại đời sống của những người lính đảo ngày ấy, tháng 5/1988. Xin gửi đến quý độc giả những hình ảnh ấy, để độc giả có thể hình dung được những gian khổ, hiểm nguy, khó khăn của những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ đảo xa nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc thân yêu. Bản quyền toàn bộ hình ảnh thuộc về nhà báo Nguyễn Viết Thái.
 
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 2
 Ngày 4/5/1988,khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 3
Sau hành trình hơn 250 hải lý, đến 8 giờ ngày 6/5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đó là đảo Đá Lát. Tại đây, nhà báo Nguyễn Viết Thái đã chụp được bức ảnh này và đặt tên là “Chiến sĩ trẻ trên đảo Đá Lát”. “Đây là một trong những bức hình tôi tâm đắc nhất chuyến đi, vì nó thể hiện được sự lạc quan của những người lính trẻ trước nắng cháy đảo xa và vô vàn hiểm nguy nơi đầu sóng, ngọn gió” - Nhà báo Nguyễn Viết Thái chia sẻ.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 4
Điểm đến tiếp theo là đảo Trường Sa Lớn (khi ấy còn gọi là đảo Trường Sa).
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 5
Những người lính đào công sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu luôn được đề cao,…
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 6

…điều đó thể hiện ở những bữa cơm vội vã ngay trên mâm pháo như thế này.

Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 7
Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh – hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 8
Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng, bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 9
Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh dùng lưới bắt cá.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 10
Toàn cảnh đảo Thuyền Chài. Từ trái qua là nhà cao chân (cách gọi của lính đảo), làm bằng gỗ với các chân bằng gỗ, rộng chừng 30m2, lợp mái tôn, sàn ghép gỗ. Tiếp theo là nhà lâu bền thế hệ đầu tiên, làm bằng đá chẻ. Cuối cùng là một chiếc xà lan (anh em lính đảo khi ấy thường gọi là pông – tông), được neo chặt xuống rặng san hô bằng nhiều chiếc mỏ neo, mỗi cái nặng 1 tấn. Trên pông-tông có khoang chứa thực phầm, không gian sinh hoạt và nhiều dụng cụ khác.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 11
Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài, được tổ chức trên pông-tông của đảo.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 12
Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 13
Lính đảo giải trí và tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài. Giải trí khi đó chỉ có nghe băng cát-xét, đánh đàn hoặc đọc thư, đọc báo… “Mỗi tờ báo ra đến đảo là anh em chuyền tay nhau đọc đến nát tờ báo vì cả năm mới có vài chuyến tàu ra thăm đảo đem theo thực phẩm, thư từ, sách báo…” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái nhớ lại.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 14
Mỗi chuyến thăm đảo đều có các đội chiếu video đi theo để phục vụ lính đảo. Xem video thời đó là một món giải trí “xa xỉ” của của các chiến sĩ Trường Sa.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 15
Lau chùi, bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt và sóng biển ầm ào của Trường Sa.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 16
Anh em chiến sĩ các đảo chìm khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như thế này. “Chẳng khác gì một chiếc lá mong manh trước bão tố, sóng dữ đại dương” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái miêu tả. Ảnh chụp tại đảo Đá Đông, tháng 5/1988.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 17
Sau nhà cao chân, một số đảo, điểm đảo được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Chính phủ để xây dựng nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ nhất). Trong ảnh: Xây dựng nhà đá chẻ tại đảo Tiên Nữ.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 18
Anh em chiến sĩ công binh tắm rửa sau 1 ngày trần mình dưới nắng cháy và sóng biển. Ở Trường Sa khi ấy, tắm nước ngọt là một điều xa xỉ…
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 19
… và những bữa cơm đạm bạc để chuẩn bị cho một ngày mai căng mình với đá hộc, nắng cháy.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 20
Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài hát “Mưa Trường Sa”) và ca sĩ Thanh Thanh – đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa nghe bên mâm pháo.
Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988 21
Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát, vừa tranh thủ khâu áo cho anh em lính đảo.
Theo Thể thao văn hóa
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Miền Bắc lạnh thấp nhất bao nhiêu độ khi không khí lạnh tràn về?

Miền Bắc lạnh thấp nhất bao nhiêu độ khi không khí lạnh tràn về?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Trước khi đón không khí lạnh vào đầu tháng 10, dự báo từ đêm nay đến hết đêm 30/9, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to.

Cú 'trượt ngã' của hotgirl chơi nhạc với tên trùm ma túy khét tiếng (P1): Kẻ cầm đầu trẻ tuổi

Cú 'trượt ngã' của hotgirl chơi nhạc với tên trùm ma túy khét tiếng (P1): Kẻ cầm đầu trẻ tuổi

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Vốn nổi tiếng với vẻ đẹp 'kiêu kỳ' DJ có biệt danh Bé Vi đã có nhiều năm chơi nhạc tại các quán bar lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Mỗi lần vào xem trang facebook cá nhân của cô gái này, ai cũng sẽ phải trầm trồ trước nhan sắc và cuộc sống sang chảnh, giầu có với đồ hiệu đắt tiền, căn hộ cao cấp và những chuyến nghỉ dưỡng sang trọng. Chỉ đến khi Bé Vi bị bắt, mọi người mới biết những ánh "hào quang" kia được dựng lên từ tiền mua bán ma túy.

4 đối tượng đánh người bán vé số rồi cướp 470 tờ

4 đối tượng đánh người bán vé số rồi cướp 470 tờ

Pháp luật - 8 giờ trước

Nhóm 4 đối tượng giả vờ mua vé số của người đàn ông tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sau đó, chúng tấn công và cướp đi 470 tờ vé số của nạn nhân.

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM 'dỗi' phụ huynh

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM 'dỗi' phụ huynh

Giáo dục - 8 giờ trước

Phòng GD-ĐT quận 1, TPHCM yêu cầu Trường Tiểu học Chương Dương tạm thời không bố trí đứng lớp đối với cô giáo T.P.H. - người “dỗi” không soạn đề cương ôn tập cho học sinh vì không được phụ huynh đồng ý mua laptop.

Mất 50 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo quà tặng miễn phí ngày 20/10

Mất 50 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo quà tặng miễn phí ngày 20/10

Pháp luật - 8 giờ trước

Sau đọc được nội dung quảng cáo tặng quà miễn phí nhân dịp 20/10 trên Facebook, bà C. trú tại Hà Nội đã liên hệ với tài khoản mạng xã hội này và bị lừa làm nhiệm vụ, chiếm đoạt số tiền 50 triệu đồng.

'Điểm mặt' 3 con giáp hay có mới nới cũ

'Điểm mặt' 3 con giáp hay có mới nới cũ

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ, họ cho rằng dù bản thân đã sở hữu những điều tốt đẹp thì cũng chẳng thể nào so được với những thứ mới hơn đó.

Hà Nội: Người đàn ông ở Quảng Ninh bị công an truy tìm do chiếm đoạt tài sản gần 1 tỷ đồng

Hà Nội: Người đàn ông ở Quảng Ninh bị công an truy tìm do chiếm đoạt tài sản gần 1 tỷ đồng

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Được uỷ quyền thu hồi nợ, người đàn ông quê TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh chiếm đoạt của một phụ nữ ở Long Biên, Hà Nội 900 triệu đồng.

Nam sinh lớp 10 điều khiển xe máy tốc độ cao tông cô giáo mầm non tử vong

Nam sinh lớp 10 điều khiển xe máy tốc độ cao tông cô giáo mầm non tử vong

Pháp luật - 10 giờ trước

Hai nam sinh ở Hà Tĩnh chở nhau bằng xe máy chạy tốc độ cao tông trúng cô giáo mầm non đang sang đường, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Hà Nội: Cháy xưởng tái chế nhựa lúc rạng sáng 1 người tử vong

Hà Nội: Cháy xưởng tái chế nhựa lúc rạng sáng 1 người tử vong

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Cháy xưởng tái chế nhựa, có quy mô 1 tầng, kết cấu khung thép mái tôn với diện tích khoảng 500m2 ở huyện Hoài Đức, Hà Nội khiến 1 người tử vong.

Cháy xưởng tái chế nhựa ở Hà Nội, một người tử vong

Cháy xưởng tái chế nhựa ở Hà Nội, một người tử vong

Đời sống - 11 giờ trước

Sau nhiều giờ nỗ lực dập lửa tại xưởng tái chế nhựa ở Hà Nội, lực lượng chức năng phát hiện 1 người tử vong bên trong.

Top