Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xã, huyện nợ dân như chúa chổm

Thứ tư, 16:35 14/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Có những xã nợ dân, nợ huyện tới hơn 10 tỷ đồng. Có những huyện, lãnh đạo huyện cũng phải lắc đầu, bó tay trước tình cảnh nợ nần như chúa chổm của chính quyền cấp dưới. Sau 10 năm triển khai, ước mơ đổi đời từ những cánh đồng tôm Thanh Hóa chỉ là… cái “bánh vẽ”.

Xã, huyện nợ dân như chúa chổm 1

Đồng tôm héo hắt bỏ hoang tại xã Thanh Thuỷ (Tĩnh Gia). Ảnh: NH

Nợ “xuyên nhiệm kỳ” với dự án tôm

Năm 2002, UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt dự án nuôi tôm công nghiệp tại 5 xã của 5 huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Nông Cống, Quảng Xương. Ngay sau phê duyệt, các địa phương đã gấp rút sàng lọc những diện tích cấy lúa kém năng suất để chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm công nghiệp.

Tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH cho thấy, tại xã Trường Giang (huyện Nông Cống), thời điểm đó có khoảng 60 ha đất lúa bị nhiễm chua mặn, năng suất thấp, tập trung ở làng Tuy Hòa. Địa phương đang “bí” cứ như bắt được vàng khi có dự án tôm với kỳ vọng màu hồng. Các cuộc họp vận động bà con chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi tôm được triệu tập. Huyện, xã nhanh chóng kêu gọi các nhà thầu vào làm cơ sở hạ tầng đường, kênh mương, điện… Do chủ trương quy hoạch, nhiều hộ với diện tích tản mác, không đủ để nuôi tôm, cuối cùng thống nhất giao hết cho các công ty, các ông chủ ở nơi khác vào đấu thầu. Mỗi năm, các đơn vị này trả 300kg thóc/1 sào cho người dân.

Thế nhưng, niềm vui chóng tàn. Chỉ được vụ đầu (năm 2004) tôm cho thu hoạch, sau đó liên tiếp những mùa sau đều thất thu do dịch bệnh, nguồn nước ô nhiễm… Thất thu và thua lỗ khiến niềm tin về nuôi tôm công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao dần dần trở thành cơn ác mộng. Không có nguồn thu dẫn đến các chủ đồng tôm không thanh toán tiền thầu cho địa phương mà phải nợ lại. Đồng tôm héo hắt được chuyển đổi sang nuôi cá, thả cua, thậm chí… nuôi vịt.

Bà Ngô Thị Thu, Chủ tịch UBND xã Trường Giang nói: “Theo hợp đồng ban đầu, mỗi năm xã phải trả 924 triệu đồng cho 300 hộ dân, nhưng tổng thu được từ số diện tích cho thầu nuôi tôm chỉ được 380 triệu đồng, xã phải bỏ thêm 544 triệu đồng trả cho bà con. Từ khi triển khai dự án (năm 2003) đến nay, xã đã nợ hơn 10 tỷ đồng. Người nuôi tôm, nuôi cá thất thu không có tiền phải nợ chính quyền, còn chính quyền phải nợ lại người dân. Thi thoảng các hộ dân lại kéo lên trụ sở đòi nợ, nhưng lương cán bộ còn chưa có thì lấy gì mà trả cho dân”.

Xã khốn cùng, huyện cũng… bó tay

Bảng công nợ của UBND xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia) với số tiền 6,5 tỷ đồng có nhiều khoản khó có khả năng chi trả: Nợ đường giao thông 812 triệu đồng, nợ ngân hàng 340 triệu đồng, nợ quỹ hỗ trợ tỉnh 3.750 triệu đồng, nợ ngân sách huyện Tĩnh Gia 650 triệu đồng, nợ dân 645,5 triệu đồng...

Xã Quảng Trung (huyện Quảng Xương) cũng là một trong những xã được thụ hưởng từ dự án nuôi tôm, nay tình hình rất bi đát. Năm 2002, xã quy hoạch nuôi tôm sú với 30 ha, tuy nhiên khi đi vào hoạt động thì tôm bị chết nhiều, do ô nhiễm và do con giống không đảm bảo… sau đó giao khoán cho dân thầu thì không ai nhận vì mô hình nuôi tôm công nghiệp rất tốn kém. Dự án nuôi tôm với nguồn kinh phí lên đến 6 tỷ đồng cũng vì thế mà chết dần. Anh Lê Văn Huy (49 tuổi, ở thôn Ngọc Trà 1, xã Quảng Trung) cho biết: “Gia đình có 5 người, nhưng chỉ có 4 người là có ruộng với 2 sào, trước đây khi chưa có dự án, trung bình cũng được 4 tạ lúa. Từ ngày đất nằm trong vùng dự án, cả nhà cũng chỉ được phát 600.000 đồng/sào/năm. Thế nhưng cũng chỉ được có vài lần tiền rồi lại bị… nợ. Không có nghề phụ, xã lại thường xuyên nợ như hiện nay không biết gia đình tôi lấy gì để sống”.

Tại xã Thanh Thủy (huyện Tĩnh Gia), năm 2003 thì dự án tôm hoàn thành quyết toán đưa vào sử dụng với số vốn đầu tư là 8,562 tỷ đồng. Dự án lấy diện tích đất xã Thanh Thủy là 94,5 ha. Số đất trên là tư liệu sản xuất của 996 hộ dân. Ban đầu nhiều người đã hoài nghi về tính khả thi của dự án nên không đồng ý. Nhưng về sau được sự vận động một cách quyết liệt của lãnh đạo địa phương, người dân ào ào làm theo phong trào. Sau khi nhận ao, các tổ chức, cá nhân đã vào nuôi tôm công nghiệp, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, trả tiền thuê đất theo mùa vụ cho người nông dân với mức 500 nghìn/sào/năm. Cuối năm 2003, tôm chết hàng loạt, thua lỗ nặng nên các công ty lần lượt rút vốn hoặc bị phá sản. Số tiền thu được từ dự án nuôi tôm không đủ chi trả cho người nông dân, địa phương bắt đầu phải… nhận nợ. Người nông dân đã không còn bình tĩnh thi thoảng lại “quây” UBND xã để đòi nợ.

Ông Nguyễn Quốc Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống bất lực: “Cách đây 5 - 6 năm huyện đã báo cáo, tỉnh đã về kiểm tra, số nợ của xã Trường Giang hiện nằm ngoài khả năng của huyện. Chính vì đầu tư không đồng bộ, trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên dự án nuôi tôm không khả thi. Huyện cũng đã đầu tư xây dựng đường giao thông, đường điện tiêu tốn 1,7 tỷ đồng để phục vụ chương trình này... Khả năng của huyện cũng không giải quyết được, các ban, ngành của tỉnh phải vào cuộc thì mới có cơ tháo gỡ cho dân, cho xã”.

Xã, huyện nợ dân như chúa chổm 2Mất khả năng trả nợ

“Trước tình hình “ngồi trên đống lửa” chúng tôi đã báo cáo, cầu cứu rất nhiều lần với huyện, tỉnh. Năm 2007, UBND tỉnh Thanh Hóa có đến thăm, giao cho các sở, ban, ngành tìm cách tháo gỡ khó khăn, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có động tĩnh gì. Hiện tại chúng tôi không có khả năng trả nợ. Những khoản nợ Nhà nước đề nghị được xóa, những khoản nợ doanh nghiệp với người dân, chúng tôi thiết tha mong muốn các ban, ngành huyện, tỉnh hỗ trợ”.

Bà Ngô Thị Thu
Chủ tịch UBND xã Trường Giang

Ngọc Hưng

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 10 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 10 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 11 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Top