Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng môi trường, hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi

Thứ hai, 16:13 23/09/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để xây dựng môi trường và hệ thống chăm sóc y tế thân thiện cho người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam, hội thảo đã thu hút được hầu hết các thành viên là cán bộ hoạt động trong ngành y tế, dân số phía Bắc.

Sáng nay (23/9), tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội thảo tập huấn về xây dựng môi trường và hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi. Hội thảo được thực hiện bởi sự phối hợp giữa Tổng Cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế) và Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO).

Xây dựng môi trường, hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo tập huấn sáng 23/9 tại Quảng Ninh

Dự Hội nghị, về phía Việt Nam có Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ; bác sỹ Nguyễn Xuân Trường - Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Tổng Cục Dân số và bệnh viện Lão khoa trung ương; Về phía Tổ chức Y tế Thế giới, có bác sỹ Takeuchi Momoe - Điều phối nhóm Phát triển hệ thống y tế WHO tại Việt Nam; Ông Hiromasa - trưởng nhóm phụ trách vấn đề già hóa sức khỏe; Bác sỹ Vânia de la Fuente; bà Nguyễn Kim Phương - cán bộ kỹ thuật hệ thống y tế; bác sỹ Kathleen Brasher đến từ Úc cùng một số tổ chức y tế trong và ngoài nước.

Xây dựng môi trường, hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi - Ảnh 2.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số KHHGĐ- Nguyễn Thị Ngọc Lan khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số KHHGĐ- Nguyễn Thị Ngọc Lan nhấn mạnh: "Từ năm 2011, tỉ trọng dân số ở Việt Nam trên 60 tuổi chiếm 9,9% và Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Chỉ sau 7 năm, đến 2018, số người cao tuổi (hơn 60 tuổi) chiếm xấp xỉ 12% dân số. Theo dự báo, nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, chỉ mất 15-20 năm chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già.

Xây dựng môi trường, hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi - Ảnh 3.

Vấn đề đặt ra, nếu tốc độ già hóa xảy ra quá nhanh, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, sẽ tạo ra thách thức về sự thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí và đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bên cạnh việc tăng cường, đầu tư cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, lồng ghép chăm sóc y tế với chăm sóc xã hội cho người cao tuổi, môi trường thân thiện cho người cao tuổi cũng rất quan trọng, để đảm bảo toàn diện thể chất sức khỏe và tinh thần".

Xây dựng môi trường, hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi - Ảnh 4.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường chia sẻ thực trạng chăm sóc SK NCT tại Việt Nam

Trình bày về thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Xuân Trường – Vụ trưởng Vụ cơ cấu và chất lượng dân số, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: "Người già ở Việt Nam thường sống cô đơn, đặc biệt là phụ nữ. Tuy tuổi thọ trung bình cao 73,3 tuổi nhưng số năm sống khỏe mạnh của người VN khoảng 64 tuổi (nam giới có 8 năm và nữ giới có 11 năm sống chung với bệnh tật). Gánh nặng bệnh tật kép, trung bình 1 NCT tại VN mắc 3 bệnh và có nguy cơ dẫn đến tàn phế do quá trình lão hóa".

Bác sĩ Trường cũng chia sẻ: "Ở Việt Nam, việc ý thức chăm sóc sức khỏe NCT vốn có từ rất lâu và nó được thể hiện trong văn hóa sống người Việt "kính lão đắc thọ".

Xây dựng môi trường, hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi - Ảnh 5.

Bà Vannia de la Uente – chuyên gia y tế công cộng chia sẻ tại hội thảo

Tại buổi hội thảo, bà Vannia de la Uente – chuyên gia y tế công cộng cũng chia sẻ, để lão hóa lành mạnh thì NCT cần có môi trường sống thân thiện, tích cực, có sức khỏe tốt sẽ thêm năm tháng đáng sống. 

Bác sĩ Vannia nhấn mạnh cụm từ "Lão hóa lành mạnh" ở người cao tuổi là quá trình phát triển và duy trì năng lực chức năng để giữ được sức khỏe khi về già. Thập kỷ này sẽ xây dựng sự kết nối và hợp tác từ vấn đề trung tâm cho đến từng bước đi, có sự gắn kết chặt chẽ với chính người cao tuổi.

Xây dựng môi trường, hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Kim Phương - cán bộ kỹ thuật hệ thống y tế WHO tại Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa của buổi hội thảo với các thành viên tham dự

Bà Nguyễn Kim Phương cán bộ kỹ thuật hệ thống y tế WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: "Với sự tham gia chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước, các tổ chức quốc tế, Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 23 & 24/9 được kỳ vọng tìm ra các giải pháp tối ưu, phù hợp để xây dựng môi trường, cung ứng hệ thống chăm sóc y tế thân thiện với người cao tuổi tại Việt Nam; giúp người cao tuổi cải thiện và duy trì chức năng sống và năng lực mà họ có thể có để sống ý nghĩa, khỏe mạnh hơn".


M.Lý - Đ. Huyền

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Top