Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xóa tan 5 hiểu lầm hay gặp nhất về sức khỏe

Thứ ba, 11:42 14/06/2016 | Sống khỏe

Qua nhiều năm, con người đã xây dựng một kho những câu trả lời cho những thắc mắc về sức khỏe đã bén rễ sâu trong tâm lý chung của chúng ta đến mức giờ đây chúng được coi là sự thật.

Đánh thức người mộng du là nguy hiểm

Mộng du có thể là một sự kiện đáng sợ cho người bị mộng du và bất cứ ai chứng kiến. Mộng du hay somnambulism, xảy ra ở giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, thường là một vài giờ sau khi giấc ngủ bắt đầu. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 1-15% dân số, mộng du hay gặp một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt là ở trẻ em.

Kiến thức phổ biến cho rằng đánh thức người mộng du có thể khiến họ bị đau tim hoặc hôn mê. Tuy nhiên, theo Quỹ giấc ngủ quốc gia Mỹ thì điều ngược lại mới đúng, sự thật là sẽ nguy hiểm nếu không đánh thức người mộng du.


Không nên uống bia rượu trước khi bơi.

Không nên uống bia rượu trước khi bơi.

Việc đánh thức người mộng du có thể khiến họ bối rối, nhưng không đánh thức có thể khiến họ bị ngã xuống cầu thang, đánh vỡ cốc hoặc ngồi vào trong xe và lái đi (kéo theo những hệ lụy khác). Tuy nhiên, người ta cũng nói rằng việc đánh thức người mộng du đôi khi có thể gây nguy hiểm cho người đánh thức - vì người mộng du dễ có hành động bạo lực.

Nên dùng âm thanh lớn và sắc từ một khoảng cách an toàn để đánh thức người mộng du. Điều này rất có thể sẽ khiến người mộng du giật mình nhưng nó tốt hơn nhiều so với việc lắc người trong phạm vi gần, vì có thể khiến người mộng du cảm thấy bị tấn công khiến họ chống trả và làm bạn bị thương. Cũng cần nhớ rằng người bệnh có thể "nhầm lẫn, mất phương hướng và sợ hãi", vì vậy, tốt nhất là hãy giải thích nhẹ nhàng rằng họ đã bị mộng du.

Ăn trước khi bơi dẫn đến chuột rút và chết đuối

Không bao giờ được bơi ngay sau khi ăn no, phải chờ ít nhất 1 giờ nếu không bạn sẽ bị chuột rút và có thể chết đuối. Câu nói này được lặp đi lặp lại thường xuyên đến nỗi ai cũng tin là đúng.

Cơ sở của hiểu lầm này là sau khi ăn, máu chảy đến dạ dày để tiêu hóa thức ăn, làm giảm lượng máu ở cơ bắp sử dụng cho bơi lội, khiến cơ dễ bị chuột rút.

Khi được hỏi liệu có sự thật nào trong lời khuyên này, TS. Roshini Rajapaksa - bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trường Đại học Y New York giải thích rằng, nếu một người bơi quá tích cực, chuột rút nhẹ có thể xảy ra. Tuy nhiên, đối với những tay bơi đúng chuẩn thì không có gì đáng lo ngại và đuối nước do chuột rút thậm chí còn khó xảy ra hơn.

Một báo cáo được thực hiện bởi Hội đồng tư vấn khoa học của Hội Chữ thập đỏ Mỹ đã xem xét nhiều nghiên cứu liên quan và hỏi ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực này, họ cho biết "Không có sự tương quan giữa ăn uống và đuối nước hoặc những tai nạn suýt đuối nước khác".

Một lưu ý quan trọng: nếu có bia rượu trong bữa ăn trước khi bơi, khả năng đuối nước chắc chắn sẽ tăng lên.

Máu có màu xanh?

Nếu bạn từng ngắm những tĩnh mạch mỏng manh ở cổ tay, bạn có thể nghĩ rằng chúng chứa máu màu xanh. Từ nhỏ chúng ta được dạy rằng máu đã khử ôxy có màu xanh và sẽ chuyển thành màu đỏ sau khi nhận ôxy từ phổi.

Tuy nhiên, khi ta bị đứt tay, máu luôn có màu đỏ. Và ta được dạy rằng đó là vì máu được ôxy hóa ngay sau khi ra ngoài không khí.

Cho dù theo cách nào đi nữa thì không có điều nào ở trên là đúng sự thật. Máu không bao giờ có màu xanh. Khi mất ôxy, máu có màu đỏ sẫm và khi được ôxy hóa, máu có màu đỏ tươi của quả anh đào.

Vậy tại sao các tĩnh mạch nhìn có màu xanh? Đây thực sự là một câu trả lời khá phức tạp có liên quan đến ít nhất 4 yếu tố:

- Cách thức da tán xạ và hấp thu ánh sáng rất phức tạp. Vì da được cấu tạo bằng nhiều hợp chất với một loạt các đặc tính quang học nên rất khó dự đoán cách ánh sáng chiếu qua da hoặc phản xạ lại từ bề mặt da.

- Trạng thái ôxy hóa máu ảnh hưởng đến cách mà ánh sáng được hấp thụ. Khi máu khử ôxy, hệ số hấp thụ ánh sáng của nó bị thay đổi.

- Độ sâu và đường kính của các mạch máu có tác động. Ví dụ, những mạch máu nhỏ hơn gần bề mặt có màu đỏ, trong khi những mạch máu lớn hơn, ở cùng độ sâu, trông sẽ xanh hơn.

- Cách con người cảm nhận màu sắc.

Vì vậy, tại sao tĩnh mạch có màu xanh là một câu hỏi rất đơn giản với một câu trả lời rất phức tạp.

Một hiểu lầm khác về máu là sắt trong hemoglobin làm cho máu có màu đỏ. Trong thực tế, chính sự tương tác của hemoglobin với các phân tử khác, chẳng hạn như porphyrin, tạo ra màu đỏ của máu.

Lưỡi chỉ nếm được 4 vị?

Hầu hết mọi người sẽ quen thuộc với "bản đồ lưỡi" cổ điển, trên đó các phần của lưỡi chịu trách nhiệm phát hiện vị ngọt, chua, đắng và mặn được mô tả. Lý thuyết này được giảng dạy rộng rãi tại các trường học và được hầu hết mọi người coi là đúng. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta nếm những vị khác nhau bằng những nụ vị giác phân bố ở tất cả các phần của lưỡi.

Một số vùng của lưỡi nhạy cảm hơn với một số vị nhất định - ví dụ, ngọt hoặc chua - nhưng sự khác biệt rất nhỏ, khác nhau giữa các cá nhân.

Ngoài ra, nhiều người trong chúng ta đã được dạy rằng chỉ có bốn vị chính: đắng, chua, mặn, ngọt. Trong thực tế, còn có một vị thứ năm - umami - vị của thịt và cũng là vị của mì chính (MSG).

Đường gây tăng động ở trẻ em

Nếu bọn trẻ dự một bữa tiệc sinh nhật và chén đẫy các loại bánh kẹo cùng nước ngọt thì năng lượng của chúng sẽ tăng vọt và chúng sẽ không đếm xỉa gì đến những lời dặn dò của bố mẹ. Tuy nhiên, trái với niềm tin phổ biến này, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đường làm tăng mức năng lượng ở trẻ em.

Theo Sức khỏe&đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 12 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Top