Xôn xao hình ảnh hàng loạt học sinh làm bài tập trong bệnh viện
Các bệnh viện Trung Quốc thành lập những 'lớp học di động' trong phòng bệnh để trẻ bị bệnh học tập trong thời điểm dịch bệnh hô hấp bùng phát. Học sinh đang làm bài tập về nhà một cách ‘nhỏ giọt’ như cách các em đang truyền nước.
“Không khí học tập ở bệnh viện rất tốt nên tôi cũng bắt con làm bài tập về nhà”
Khi Trung Quốc bước vào đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm đường hô hấp theo mùa, hình ảnh các khu vực làm bài tập về nhà “đặc biệt” trong các bệnh viện dành cho học sinh tiểu học và trung học đã trở thành chủ đề tranh luận của cư dân mạng nước này.
Cụ thể, Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc CCTV đưa tin những bức ảnh gần đây chụp các em học sinh nhỏ tuổi đang làm bài tập về nhà trong bệnh viện đã lan truyền trên mạng xã hội đại lục.

Dịch cúm bùng phát tại Trung Quốc khiến các bệnh viện nhi quá tải nhanh chóng, biến bệnh viện thành “nơi làm bài tập về nhà”.
Theo đó, ở một số khu vực, bao gồm các tỉnh miền đông Giang Tô, An Huy và trung tâm tỉnh Hồ Bắc, các bệnh nhân trẻ tuổi được bệnh viện cung cấp bàn, ghế và khung truyền dịch cao để các em có thể vừa học vừa truyền dịch tĩnh mạch. CCTV cho biết phụ huynh ngồi bên con cái và giúp đỡ các con học tập.
Cách đây vài năm, khi dịch bệnh bùng phát, một số trung tâm y tế ở Trung Quốc đã được ca ngợi vì đã thành lập những khu vực học tập đặc biệt như vậy.
Đoạn video gây tranh luận mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc về việc liệu sức khỏe con cái hay bài tập ở trường quan trọng hơn.
Nhiều bệnh viện khác đã làm tương tự thời điểm này trong bối cảnh số lượng học sinh tiểu học và trung học mắc các bệnh về đường hô hấp, như cúm, tăng đột biến khi chuyển mùa.
Các bậc cha mẹ thường đưa con đến bệnh viện khi chúng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến cúm với niềm tin rằng việc truyền dịch sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và các con sẽ quay lại trường học.
“Tôi không có ý định cho con tôi làm bài tập ở đây. Nhưng thấy không khí học tập ở bệnh viện rất tốt nên tôi cũng bắt con làm bài tập về nhà”, một phụ huynh nói.

Lo lắng con sẽ quá tải bài vở sau khi xuất viện, phụ huynh khuyến khích con làm bài tập về nhà tại giường bệnh.
Một người cha khác cho biết: “Con tôi phải làm bài tập theo kiểu này vì nếu không làm xong sẽ phải làm nhiều việc hơn khi trở lại trường sau khi bình phục”.
“Đây là một vấn đề xã hội. Chúng tôi, những gia đình bình thường, không thể thay đổi quy tắc bất thành văn rằng dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng phải hoàn thành bài tập về nhà”, ông nói thêm.
Phụ huynh lo lắng bài vở hơn quan tâm đến bệnh của con
Tình huống này đã gây ra một cuộc tranh luận trên mạng xã hội đại lục.
“Những đứa trẻ này có thể bị bệnh về thể chất, nhưng những người lớn này lại bị bệnh về tinh thần”, một cư dân trực tuyến cho biết trên nền tảng Tiktok của Trung Quốc mang tên Douyin.
“Các bậc phụ huynh có vẻ nhẹ nhõm và hài lòng khi thấy con mình làm bài tập về nhà. Có vẻ như điều này khiến họ lo lắng hơn là căn bệnh thực tế”, một người khác bình luận.


Làm bài tập trong bệnh viện chỉ là một trong những biểu hiện “tưởng lạ mà hóa quen” của thực trạng áp lực học tập ngày càng tăng của học sinh Trung Quốc ngày nay.
“Mở khu vực bài tập về nhà ở bệnh viện là một ý tưởng vô nhân đạo”, một người khác bình luận.
“Tôi cảm thấy đau lòng cho những học sinh phải học dù thể chất không được khỏe. Điểm học tập của học sinh quan trọng hơn sức khỏe của các con à?”.
CCTV đã xuất bản một bài xã luận sau đó, lập luận rằng mặc dù việc sắp xếp khu vực làm bài tập về nhà là có thể hiểu được nhưng nó không nên được ủng hộ.
“Từ góc độ phụ huynh, điều này có thể hiểu được. Môi trường giáo dục ngày nay quá phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mỗi đứa trẻ sinh ra đều là kỳ vọng của cả gia đình", CCTV cho biết.
“Việc ép buộc hoặc xúi giục con cái đi học tại bệnh viện là nhằm mục đích xóa đi nỗi lo lắng của phụ huynh về việc con cái họ không được đi học. Thậm chí, các em còn bận rộn hơn cả lịch trình của những người nổi tiếng”.
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc có tính cạnh tranh khốc liệt nhất trên thế giới. Nhiều sinh viên mong muốn được vào đại học phải dành nhiều giờ học thêm sau giờ học để theo kịp các bạn cùng trang lứa.
“Tuy nhiên, trẻ em không nên trở thành nạn nhân của thói quen làm bài tập về nhà vô lý này ở bệnh viện. Lịch trình của các em không nên được lấp đầy không có chỗ trống như vậy. Cho phép các con nghỉ ngơi khi ốm, khóc khi buồn, hoặc không làm gì trong một thời gian cũng quan trọng như việc vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học”, bài xã luận nói thêm.
Vào ngày 25/11, cơ quan giáo dục thành phố Bắc Kinh cho biết các trường học nên thông báo rõ ràng không bắt buộc học sinh phải làm bài tập về nhà khi bị ốm.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự bùng phát bệnh hô hấp lớn bất thường là do "khoảng cách miễn dịch" được tạo ra bởi cuộc chiến kéo dài nhiều năm của nước này chống lại Covid-19, với các biện pháp nghiêm ngặt nhất chỉ được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái.
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp lan tràn, nhiều trường học buộc phải tạm dừng lớp học và yêu cầu học sinh trở lại trường hai ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

Loại rau giúp mát gan, hỗ trợ giảm cân, giá lại rất rẻ, bán đầy chợ Việt

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 giờ trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 6 giờ trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 17 giờ trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Loài cây quái dị bậc nhất thế giới: Có thể "sinh con" như động vật, tại Việt Nam cũng xuất hiện
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcĐây được coi là loài cây điển hình cho sự kỳ lạ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Hơn 1.700 người thiệt mạng vì động đất, Myanmar tuyên bố quốc tang 1 tuần
Tiêu điểm - 1 ngày trướcChính quyền quân sự Myanmar hôm 31/3 thông báo tổ chức quốc tang một tuần, sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ Richter cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người.

Loài cá mập lớn nhất thế giới 'gầy' hơn tưởng tượng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy loài cá mập vốn có kích thước lớn nhất thế giới sở hữu thân hình vừa dài lại khá thon gọn.

Tiết lộ mới gây sốc về hình dáng và kích thước thực sự của cá mập Megalodon
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcCác nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu đột phá, hé lộ kích thước đáng kinh ngạc và hình dạng thực sự của loài cá mập tiền sử khổng lồ Megalodon.

Bé gái mắc kẹt trong khách sạn đổ sập ở Myanmar sống sót thần kỳ sau 50 tiếng nhờ 1 thứ trong phòng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcBé gái đã kiên trì chờ đợi 50 tiếng trong hoảng sợ và cuối cùng đã được giải cứu.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.